Bản tin Bchannel – An Viên 24H 13.06.2024

14/06/2024 10:03:49 1454 lượt xem

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 13.06.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Đoàn các tôn giáo chúc mừng Chủ tịch nước; Hà Nội: Tăng Ni Phật tử tìm hiểu luật an toàn giao thông; Con đường trung đạo của người Phật tử.

Đoàn các tôn giáo chúc mừng Chủ tịch nước

Chiều 13/6 tại Hà Nội, đoàn chức sắc, chức việc các tổ chức tôn giáo đã tới Phủ chủ tịch thăm, chúc mừng nhân dịp Chủ tịch nước Tô Lâm được Quốc hội khóa XV bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch Hội đồng Trị sự dẫn đầu đoàn GHPGVN chúc mừng.

Đây là lần đầu tiên tại Phủ chủ tịch, quý chức sắc 45 tổ chức tôn giáo thuộc 16 tôn giáo cùng có mặt, bày tỏ niềm vinh dự và hoan hỷ chúc mừng Đại tướng Tô Lâm được Quốc hội tín nhiệm cao, bầu giữ chức Chủ tịch nước. Đồng thời gửi gắm hy vọng Đại tướng sẽ hoàn thành tốt trọng trách được giao trên cương vị mới.

Chủ tịch nước Tô Lâm đánh giá cao những kết quả đạt được của các tôn giáo, bày tỏ tin tưởng và mong muốn các quý chức sắc, chức việc các tôn giáo tiếp tục thể hiện vai trò, uy tín trong việc tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết các tôn giáo; phát huy sức mạnh của tôn giáo, của tín ngưỡng, của văn hóa để phát triển đất nước. Đồng thời khẳng định, Đảng, Nhà nước ta luôn thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân.

Thay mặt GHPGVN, Trưởng lão hoà thượng Thích Thiện Nhơn cho biết, sau 40 năm thành lập, kế thừa tinh hoa 2.000 năm của Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc, GHPGVN đã phát triển về mọi mặt. Hoạt động phật sự được tăng cường, tăng ni, phật tử luôn đoàn kết, hòa hợp xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, công tác từ thiện xã hội là một trong những trọng tâm với hàng nghìn tỷ đồng được huy động.

Ngay sau đó, đoàn đã đến thăm và chúc mừng thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên BCH Trung ương Đảng giữ chức Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công An. Nhân Dịp này, các tôn giáo đã chia sẻ một số thành tựu đạt được thời gian qua đồng thời khẳng định sẽ tích cực nâng cao nhận thức, tinh thần cảnh giác của người dân, đấu tranh bảo vệ và xây dựng tổ quốc.

Đáp lời, thượng tướng Lương Tam Quang khẳng định Bộ công an sẽ luôn dành sự quan tâm, đảm bảo an ninh, an toàn và tạo không gian phát triển tốt nhất cho các tôn giáo.

Hà Nội: Tăng Ni Phật tử tìm hiểu luật an toàn giao thông

Nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật về ATGT của chư Tăng, Ni, Phật tử, Phòng CSGT – Công an TP. Hà Nội phối hợp với GHPGVN TP phổ biến pháp luật ATGT cho Tăng Ni, Phật tử tại chùa Bồ Đề, quận Long Biên. Cùng với đó, BTS cũng lồng ghép các nội dung đã được phổ biến vào trong các bài thuyết giảng Phật pháp thời gian tới.

Tại buổi tuyên truyền, các chiến sĩ Phòng CSGT đã thông tin về tình hình trật tự ATGT trên địa bàn TP nói riêng và cả nước nói chung thời gian qua. Đồng thời, phổ biến một số nội dung liên quan đến các quy định của Luật Giao thông đường bộ và hướng dẫn kỹ năng tham gia giao thông an toàn.

Nội dung kiến thức về luật ATGT được các chiến sĩ tuyên truyền lồng ghép sinh động dưới hình thức trình chiếu các video, clip. Bên cạnh đó, giảng viên còn kết hợp hỏi – đáp, trả lời thắc mắc để chư Tăng Ni, Phật tử dễ dàng hiểu và ghi nhớ.

Thông qua buổi tuyên truyền, chư Tăng Ni, Phật tử nắm thêm nhiều kiến thức về Luật Giao thông đường bộ, góp phần lan toả đến đông đảo nhân dân, giúp phòng ngừa và làm giảm các vụ tai nạn giao thông đáng tiếc xảy ra. Đây cũng là giao thông văn minh, an toàn trong cộng đồng Phật giáo được xây dựng nhân mùa an cư.

Bóng áo nâu của những người nghèo

Nằm trong con hẻm nq tại phường Trảng Dài, TP. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai, Niệm Phật đường Pháp Tuyền không chỉ là nơi để người dân trong vùng tu tập, gửi gắm niềm tin tâm linh mà ở nơi đó còn là mái nhà chung của những trẻ mồ côi không nơi nương tựa, san sẻ khó khăn với người nghèo. Trụ trì Niệm Phật đường giàu lòng nhân ái này đó chính là Đại đức Thích An Thuận, người được người dân và chính quyền yêu quý gọi với các tên bóng áo nâu của những người nghèo.

Sinh ra trong gia đình cách mạng, hầu hết thân nhân đều là liệt sĩ, nên ngay từ nhỏ đại đức Thích An Thuận đã cảm nhận được nỗi đau của chiến tranh, của sự bất hạnh, nghèo khó. Sau hơn 10 năm làm cán bộ nhà nước, Đại đức đã quyết định xuất gia, khoác lên mình tấm áo nâu với mong muốn dành thời gian để tu tập, làm việc thiện.

Cùng với việc hướng con người đến việc thiện, thông qua những trang kinh, bài pháp, đại đức Thích An Thuận còn là cầu nối đứng ra tổ chức các hoạt động để các nhà hảo tâm gặp gỡ, chia sẻ khó khăn với người nghèo bằng những việc làm cụ thể như: giúp đỡ người mù, chăm sóc người lao động, người nhiễm HIV, nấu ăn cho người lang thang không nơi nương tựa.

Tâm niệm lời Phật dạy người có lòng lương thiện yêu thương mọi người, luôn giúp đỡ người khác mà không mưu cầu hồi báo thì chính là người đã tích được công đức lớn. Đại đức Thích An Thuận đang là cầu nối giữa đạo và đời bằng con đường thiện nguyện như thế.

Con đường trung đạo của người Phật tử

Chuyên mục tiêu điểm ngày hôm qua đã giúp quý vị tìm hiểu về thuyết “Trung đạo” – Từ lịch sử đến hiện đại, để mỗi người nhận thức đúng đắn về con đường này, hướng tới đời sống giác ngộ giải thoát. Giữa cuộc sống xã hội hiện đại ngày nay, nghệ thuật sống vui an lạc, lối sống thong dong, trung đạo là điều mà nhiều Phật tử lựa chọn, sống với Duyên khởi, Bát chánh đạo, nhằm cân bằng cuộc sống, tạo niềm an lạc và hạnh phúc từng phút giây.

Gác lại những xô bồ của cuộc sống, Phật tử Diệu Liên rất hoan hỷ khi tham gia khóa huân tu 7 ngày nhân mùa An cư kiết hạ. Tụng kinh, niệm Phật, thiền hành, bao sái, dọn dẹp tự viện… Tất cả thời khóa chốn thiền môn giúp người Phật tử nhận ra con đường đi đến giác ngộ giải thoát không gì khác ngoài con đường trung đạo. Thực tập các thời khóa, chẳng hà khắc khổ sở, ngược lại an lạc trong đời sống thiền môn.

Thông qua lời giảng dạy của Chư tôn đức, các Phật tử này phần nào hiểu thêm về ý nghĩa triết lý trung đạo cũng như các thực tập từ những điều nhỏ nhất trong đời sống hàng ngày. Hưởng thụ hay khổ hạnh cực đoan cũng đều không đem lại an lạc, quan trọng là tìm được niềm cân bằng trong cuộc sống. Trong khổ có sướng, trong sướng có khổ, nhìn nhận mọi thứ nhẹ nhàng thì lòng sẽ thanh thản, an nhiên.

Chính Đức Phật đã trải qua hai lối sống cực đoan này và kinh nghiệm rằng cả hai đều không dẫn đến mục tiêu cứu cánh. Rồi Ngài chỉ ra con đường mà chính Ngài đã khám phá, vô cùng thực tiễn và hữu ích. Đây là con đường duy nhất dẫn đến tình trạng trong sạch hoàn toàn và tuyệt đối giải thoát. Đó chính là con đường Trung đạo, được trải ra bằng Bát chánh đạo. Chính vì vậy, việc trau dồi cho bản thân có được Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định là vô cùng quan trọng.

Mọi suy nghĩ, lời nói đều sẽ dẫn đến hành động, vì vậy, Đức Phật đã mở ra con đường Bát chánh đạo giúp chuyển hóa những điều tối tăm, si mê của Phật tử thành từ bi, thông tuệ và nuôi dưỡng tâm hồn dựa trên nền tảng đạo đức. Chính vì thế, để xây dựng cuộc sống lục hòa, thì ngay từ gia đình, tế bào của xã hội, bát chánh đạo cũng cần được nuôi dưỡng trong mỗi thành viên, để suối nguồn lương thiện chảy qua từng thế hệ.

Có thể thấy rằng, đời sống vật chất của con người ngày càng trở nên phong phú, dồi dào, thế nhưng kéo theo đó là rất nhiều điều phức tạp, phiền não. Cuộc sống vật chất càng đủ đầy thì con người càng dễ bị ràng buộc. Trong Kinh Di giáo Đức Phật dạy, người biết đủ thì tuy nghèo mà giàu, người không biết đủ tuy giàu mà nghèo. Chính vì thế Người Phật tử tại gia nên tập tu hạnh thiểu dục tri túc.

Con đường “Trung đạo” rất giản dị, dễ hiểu, dễ làm, ai cũng thực hiện được. Tuy nhiên, Đức Phật đã dạy rằng, sau khi nghe bất cứ giáo lý nào của Ngài, hãy dùng trí tuệ suy xét thật kỹ trước khi thực hiện (văn, tư, tu), bởi mỗi chúng sinh tùy căn cơ sẽ có những pháp môn và cách tu tập khác nhau. Điều này không chỉ đúng với hàng xuất gia mà cả hàng Phật tử tại gia.

Việc thực hành trung đạo trong đời sống không gì ngoài việc giúp người Phật tử tại gia thoát khỏi chìm đắm trong bất cứ cực đoan nào, luôn tìm được sự cân bằng, thảnh thơi và an lạc. Trung đạo không chỉ đơn giản dừng lại ở một lối sống mà còn là pháp thực hành để đạt đến giải thoát thực sự trong cuộc sống hiện tại, đem lại niềm an vui cho bản thân và những người xung quanh.

Nghệ thuật ướp trà sen nơ ngôi chùa cổ

Những ngày này, đầm sen chùa Đậu tại huyện Thường Tín, Hà Nội đang nở rộ, mang lại vẻ đẹp thanh tao, dịu nhẹ cho ngôi chùa hàng ngàn năm tuổi này. Để lưu giữ hương thơm tinh khiết của loài hoa quý này, chư tăng, phật tử đã lựa chọn những bông sen đúng độ nhất để ướp trà. Theo thời gian, trà sen chùa Đậu trở thành món quà quý cho những ai ghé thăm ngôi cổ tự này.

Ngày nào cũng vậy, từ khi mặt trời còn chưa ló rạng, ông Ca và anh Nghị đều đi hết đầm để hái những bông sen đúng độ nhất về làm trà. Đây là thời điểm đẹp nhất để thu hái sen, khi bông chưa nở hẳn, giữ trọn vẹn mùi hương. Loại sen bách Diệp trăm cánh vì thơm nên được chọn làm nguyên liệu chính dùng để làm trà sen.

Vào độ tháng 6 khi những búp sen bắt đầu nở rộ cũng là thời điểm chư tăng, phật tử chùa Đậu lại tất bật ướp trà. Hoa sen sau khi hái xong được ướp trà ngay để đảm bảo hương hoa được đượm nhất có thể. Các búp trà sẽ được ướp xổi, ủ từ 17 đến 24 tiếng.

Pha trà sen cũng cần phải đúng kỹ thuật để đảm bảo có được hương vị ngon nhất, màu sắc đẹp nhất của trà sen. Mỗi chén trà là tinh túy mà đất trời mang lại. Thưởng trà để cảm nhận nét văn hóa, tinh tế của người Hà thành.

Theo thời gian, nghệ thuật ướp trà sen đã trở thành đặc sản của ngôi chùa hàng ngàn năm tuổi. Trà sen chùa Đậu không chỉ là món quà quý cho những ai đi xa, nhớ về ngôi chùa cổ này mà giữ gìn nét tinh túy, truyền thống của người Hà Thành.

Mời quý vị theo dõi chi tiết bản tin Bchannel – An Viên 24H ngày 13.06.2024:

 

Đón xem các thông tin, chương trình hấp dẫn khác của Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên trên kênh YouTube.

22 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024

Bản tin 24h 05/09/2024 10:47:37

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024

Bản tin 24h 05-09-2024 10:47:37

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Tầm quan trọng của giới luật với Tăng Ni trẻ; Nét đẹp ẩm thực chay nơi tự viện; Huy động nguồn lực nhân dân trong trùng tu di tích.
2653 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024

Bản tin 24h 04/09/2024 09:03:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024

Bản tin 24h 04-09-2024 09:03:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Lan tỏa pháp phục Phật giáo Việt Nam; Đẩy mạnh lưu trữ và nghiên cứu Phật giáo; Chắp cánh ước mơ.
1734 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024

Bản tin 24h 03/09/2024 09:00:30

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024

Bản tin 24h 03-09-2024 09:00:30

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Rực rỡ sắc màu Quốc khánh; Câu chuyện về tình yêu đất nước; CH Séc: TƯGH thăm hỏi Phật tử Việt Nam tại Teplice và Chomutov.
3762 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024

Bản tin 24h 02/09/2024 09:23:16

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024

Bản tin 24h 02-09-2024 09:23:16

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: TT-Huế: Trang nghiêm tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông; Thăm mái già lam “Che chở hồn dân tộc”; Gieo duyên Phật pháp đến bà con vùng cao.
2738 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024

Bản tin 24h 31/08/2024 11:01:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024

Bản tin 24h 31-08-2024 11:01:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày:  TT- Huế: Khai kinh cầu siêu nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông 2024; BTS GHPGVN Tỉnh Đồng Nai khánh tuế Đức Pháp chủ GHPGVN; Phật giáo chung tay hỗ trợ người dân sau lũ.
4664 lượt xem 0 Bình luận