Bản tin Bchannel – An Viên 24H 15.06.2024

17/06/2024 08:31:43 1586 lượt xem

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 15.06.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Chủ tịch nước gặp người có uy tín trong đồng bào dân tộc; Thái Bình: Nhiều Chư Tôn Đức được bầu vào Uỷ ban MTTQVN tỉnh khóa XIX; Phật giáo qua nghệ thuật.

Chủ tịch nước gặp mặt người có uy tín trong đồng bào dân tộc

Chiều ngày 14/6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gặp mặt hơn 100 người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc ở khu vực biên giới, biển, đảo đang tham dự chương trình “Điểm tựa của bản làng” lần thứ hai do Tạp chí Cộng sản, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tổ chức tại Hà Nội.

Chủ tịch nước Tô Lâm trân trọng gửi tới các đại biểu già làng, trưởng bản, người có uy tín tiêu biểu, cũng như đồng bào các dân tộc biên giới, biển, đảo lời thăm hỏi ân cần, những tình cảm thân thiết và lời chúc mừng tốt đẹp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chủ tịch nước cho biết, sau 40 năm đổi mới đất nước, diện mạo vùng đồng bào dân tộc, vùng biên giới, biển, đảo, vùng căn cứ địa cách mạng đã có thay đổi rõ rệt; đời sống của đồng bào dân tộc được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh qua từng năm.

Chủ tịch nước bày tỏ mong muốn người có uy tín trong đồng bào dân tộc tiếp tục phát huy vai trò, là nhà ngoại giao nhân dân, sứ giả hòa bình, vận động quần chúng nhân dân thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, pháp luật; xây dựng đời sống văn hóa, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Nhân dịp này, Chủ tịch nước đã tặng quà đến các đại biểu.

Thái Bình: Nhiều chư tôn đức được bầu vào Ủy ban MTTQVN tỉnh khóa XIX

Ngày 14/6, Đại hội đại biểu MTTQ tỉnh Thái Bình lần thứ 19, nhiệm kỳ 2024 – 2029 đã diễn ra. Tại đây, Phật giáo địa phương đã có nhiều Đại biểu được tín nhiệm bầu vào Ủy ban MTTQVN tỉnh khóa mới.

Phát biểu tại Đại hội, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến đề nghị Mặt trận tỉnh Thái Bình nâng cao chất lượng, hiệu quả toàn diện các cuộc vận động, phong trào, với phương châm: nghĩ thật, nói thật, làm thật, kết quả thật và nhân dân được hưởng lợi thật. Trong 5 năm, địa phương đã vận động trên 45,7 tỷ đồng vào quỹ “Vì người nghèo”, trên 100 tỷ đồng thông qua các chương trình an sinh xã hội; xây dựng 8 mô hình điểm tại các cơ sở tôn giáo, 3 mô hình điểm tại các hạ trường Phật giáo tham gia bảo vệ môi trường; trên 2.700 lượt tự viện được công nhận “Chùa cảnh 4 gương mẫu”.

Đại hội hiệp thương cử 73 vị tham gia Ủy ban MTTQ tỉnh khóa 19, trong đó, Thượng tọa Thích Thanh Hòa, Ủy viên HĐTS, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh cùng 3 chư tôn đức được hiệp thương bầu vào Ủy ban nhiệm kỳ mới.

Triển khai nhiều quy chế hoạt động trong mùa An cư

Nhận thức rõ được tầm quan trọng về quy chế hoạt động, thông tư mới TƯGH, trong mùa an cư này, các tỉnh thành đã tập huấn, hướng dẫn chi tiết về điểm mới, để chư hành giả nắm bắt, thực hiện.

Hơn 100 hành giả tại chùa Bầu, tỉnh Vĩnh Phúc được phổ biến về lợi ích, tầm quan trọng, việc lập hồ sơ thành lập Ban Quản trị cơ sở tự viện, các lưu ý về việc lựa chọn nhân sự phải đảm bảo nhiều tiêu chí như: uy tín, năng lực, đạo hạnh để hoàn thành tốt các công tác Phật sự được giao.

Vĩnh Phúc là một trong các địa phương đầu tiên tiến hành thành lập Ban quản trị tự viện. Trong đó, có 5 Ban quản trị cơ sở tự viện của chùa Thiên Ân, chùa Phù Nghì, Đại bảo tháp Mandala Tây Thiên, chùa Tây Thiên Thiền Tự, chùa Pháp Long Uyển Tự. Việc kiện toàn, thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc tạo thuận lợi cho các hoạt động Phật sự.

Việc thành lập Ban Quản trị cơ sở tự viện cho thấy tính cần thiết, sự phù hợp với Luật Tín ngưỡng Tôn giáo, Luật Đất đai, Luật Dân sự. Với 5 Ban Quản trị đã thành lập, là tiền đề để Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục triển khai, kiện toàn cấp hành chính thứ 4 của Giáo hội.

Nhiều điểm mới trong đề án về kiến trúc Phật giáo Việt Nam

Xuất phát từ nhu cầu trùng tu, tôn tạo, phục chế và xây dựng công trình kiến trúc mới Phật giáo ở Việt Nam và các quy định, nghị định của các ban ngành, Ban Văn hóa TƯGH vừa tổ chức thẩm định đề cương Kiến  trúc Phật giáo Việt Nam – thống nhất trong đa dạng. Buổi thẩm định nhận được sự tham gia tích cực của nhân sĩ trí thức, cơ quan chức năng và chư tôn đức tăng ni, phật tử.

Các thành viên Hội đồng xét duyệt đề cương đưa ra ý kiến thiết thực cho đề án Định hướng Kiến trúc Phật giáo Việt nam – Thống nhất trong đa dạng. Trong đó, một số ý kiến đóng góp tiêu biểu như: “Một cách làm khác là mạnh dạn đề xuất “kế thừa kiến trúc truyền thống”; Bố cục mặt bằng tổng thể của ngôi chùa Phật Giáo Việt Nam theo từng Hệ pháI; Phát huy sự sáng tạo của các Kiến trúc sư để có sự đa dạng…

Bên cạnh đó, chư tôn đức, các nhà khoa học cũng đóng góp ý kiến về cấu phần chi tiết hình thành ngôi chùa Phật giáo Việt Nam để từ đó hình thành nét đặc trưng bản; Bố cục mặt bằng tổng thể theo từng Hệ phái, theo địa hình vùng miền; Phát huy sự sáng tạo để có sự đa dạng.

Ban thực hiện Đề án đã lắng nghe ý kiến đóng góp từ Hội đồng xét duyệt đề cương, thực hiện chỉnh sửa và từng bước thực hiện đề án, hoàn thành nhiệm vụ mà HĐTS giao phó.

Phật giáo qua nghệ thuật

Nghệ thuật Phật giáo là sự phản ánh các khái niệm trong đạo Phật dưới các hình thức nghệ thuật khác nhau. Trải qua hàng thế kỷ, góc nhìn nghệ thuật có thể thay đổi nhưng tinh thần Phật giáo vẫn giữ nguyên như vậy. Mới đây, Ban Văn hoá TƯGH đã phối hợp với BTS GHPGVN tỉnh Quảng Ninh tổ chức trại sáng tác: Nhận thức văn hóa Phật giáo qua nghệ thuật: Âm nhạc, Biểu tượng, Thơ đối. Lần đầu tiên diễn ra nhưng chương trình thu hút được đông đảo các văn nghệ sĩ, nghệ nhân, kiến trúc sư, nhân sĩ trí thức tham gia.

Làm thế nào để lan tỏa Phật giáo đến đông đảo nhân dân Phật tử, nhưng phải vừa dễ nhớ, dễ học – Đó là điều luôn trăn trở của HT Thích Từ Nghiêm – UV HĐTS, Trưởng BTS GHPGVN TP. Đà Nẵng. Và rồi 1 thập kỷ qua, những bài hát về giáo lý Phật đà mượn giai điệu quen thuộc như lý, hò, dân ca,… cứ thế ra đời.

Nếu để ý kĩ hơn một chút, thì thực tế, trong chính những bài kinh tụng hằng ngày của Phật giáo đã mang âm hưởng dân ca. Từ một bài kinh, mỗi miền Bắc, Trung, Nam, mỗi vùng khác nhau, lại có cách tụng khác nhau, đó thực sự là điều thú vị. Và với nhóm Âm nhạc tại Trại sáng tác “Nhận thức Phật giáo qua nghệ thuật: Âm nhạc, Biểu tượng, Thơ đối” tại Quảng Ninh vừa qua; chư tôn đức, văn nghệ sĩ đã và đang ấp ủ nhiều ý tưởng đột phá. Bởi viết về Phật, không hẳn là dùng những từ ngữ Phật giáo, hay nhắc đến Phật – Đạo; mà làm thế nào chuyển tải được tinh thần Phật giáo – Đó mới là điều quan trọng nhất.

Trại sáng tác lần này cũng như các đề án văn hóa Phật giáo Việt Nam nói chung là tâm huyết, là nỗi niềm của Hòa thượng Thích Thọ Lạc – UVTT HĐTS, Trưởng Ban Văn hóa TƯGH trong cả chục năm qua. Với Hòa thượng, văn hóa như là hơi thở, là sứ mệnh. Quả thực, niềm đam mê đến vô ngần ấy chẳng biết kể bao nhiêu cho đủ.

Với cương vị Trưởng ban chỉ đạo, Hòa thượng luôn sát sao với các nhóm tham gia trại sáng tác, và cũng cho ra đời nhiều bài thơ, thơ đối. Nơi non thiêng Yên Tử, chư tôn đức hòa cùng đất trời trở thành thi sĩ. Thiên thời, địa lợi, nhân hòa – vùng đất cội nguồn tâm linh, gắn liền với dấu ấn Phật hoàng Trần Nhân Tông, thực sự khơi nguồn cảm hứng mãnh liệt cho các thành viên nhóm Thơ đối. Bên cạnh đó, Nhóm cũng đặt ra mục tiêu sáng tác các hoành phi câu đối, cuốn thư với ngôn từ, nội dung trong sáng, thuần Việt, phù hợp với vị trí thờ của từng vị trong chùa cũng như tại tư gia.

Không chỉ âm nhạc, thơ ca; tinh thần Phật giáo còn đang lan tỏa ngày càng rộng rãi qua các hình ảnh, biểu tượng. Để sáng tạo được một biểu tượng, đó quả thực là quá trình thai nghén khá dài. Bén duyên với cây cọ, giấy, màu 12 năm nay; Sư cô Thích Nữ Từ Nghiêm cũng đang cùng nhóm Biểu tượng nghiền ngẫm, tìm cảm hứng từ những nét đặc sắc mỹ thuật Phật giáo Việt Nam.

Để có thể chắt lọc được nét tinh túy, nhóm Biểu tượng tập trung nghiên cứu 3 mảng: biểu tượng hành chính của Phật giáo, biểu tượng tâm linh, biểu tượng Phật giáo đi vào dân gian. Sự chung tay của các nghệ nhân, kiến trúc sư cùng chư tôn đức được hy vọng mang đến “làn gió mới” cho biểu tượng Phật giáo.

Với 3 nhóm Âm nhạc – Thơ đối – Biểu tượng, Trại sáng tác Nhận thức Phật giáo qua nghệ thuật lần này là tiền đề để tiếp tục phát động chư Tăng Ni, Phật tử, các văn nghệ sĩ sáng tác, đóng góp thêm vào kho tàng nghệ thuật Phật giáo Việt Nam. 16 ca khúc âm nhạc; 2 ý tưởng biểu tượng; hơn 40 bài thơ, hơn 40 cặp đối chỉ trong 3 ngày – Đó thực sự là nơi hội tụ tinh hoa của chư tôn đức, các văn nghệ sĩ, nghệ nhân, các nhà học giả trí thức.

Ban Văn hóa TƯGH mong muốn nhận được sự chung tay của tất cả những người yêu mến đạo Phật để có thể chắt lọc được những tác phẩm tinh túy nhất, đặc sắc nhất. Với 3 giai đoạn kể từ nay đến Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ X – năm 2027, Ban Văn hóa TƯGH hi vọng lan tỏa rộng rãi khắp 3 miền và kế hoạch tiếp tục tổ chức Trại sáng tác tại Đà Nẵng, TP.HCM. Kết quả sáng tác giai đoạn 1 sẽ lựa chọn ra các tác phẩm đặc sắc chuẩn bị cho chương trình nghệ thuật và triển lãm, trưng bày Văn hoá Phật giáo Việt Nam chào mừng Đại lễ Vesak 2025.

Mời quý vị theo dõi chi tiết bản tin Bchannel – An Viên 24H ngày 15.06.2024:

 

Đón xem các thông tin, chương trình hấp dẫn khác của Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên trên kênh YouTube.

18 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024

Bản tin 24h 05/09/2024 10:47:37

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024

Bản tin 24h 05-09-2024 10:47:37

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Tầm quan trọng của giới luật với Tăng Ni trẻ; Nét đẹp ẩm thực chay nơi tự viện; Huy động nguồn lực nhân dân trong trùng tu di tích.
2623 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024

Bản tin 24h 04/09/2024 09:03:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024

Bản tin 24h 04-09-2024 09:03:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Lan tỏa pháp phục Phật giáo Việt Nam; Đẩy mạnh lưu trữ và nghiên cứu Phật giáo; Chắp cánh ước mơ.
1641 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024

Bản tin 24h 03/09/2024 09:00:30

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024

Bản tin 24h 03-09-2024 09:00:30

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Rực rỡ sắc màu Quốc khánh; Câu chuyện về tình yêu đất nước; CH Séc: TƯGH thăm hỏi Phật tử Việt Nam tại Teplice và Chomutov.
3731 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024

Bản tin 24h 02/09/2024 09:23:16

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024

Bản tin 24h 02-09-2024 09:23:16

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: TT-Huế: Trang nghiêm tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông; Thăm mái già lam “Che chở hồn dân tộc”; Gieo duyên Phật pháp đến bà con vùng cao.
2697 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024

Bản tin 24h 31/08/2024 11:01:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024

Bản tin 24h 31-08-2024 11:01:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày:  TT- Huế: Khai kinh cầu siêu nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông 2024; BTS GHPGVN Tỉnh Đồng Nai khánh tuế Đức Pháp chủ GHPGVN; Phật giáo chung tay hỗ trợ người dân sau lũ.
4636 lượt xem 0 Bình luận