Bản tin Bchannel – An Viên 24H 05.07.2024

06/07/2024 08:46:44 3356 lượt xem

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 05.07.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Lớp học yêu thương nơi cửa chùa; Niềm vui tuổi xế chiều trong ngôi nhà mới; Chú trọng giới luật và kiến thức ngoại điển cho chư hành giả An cư.

Lớp học yêu thương nơi cửa chùa

Ngôi chùa không chỉ là nơi sinh hoạt tâm linh, tu tập, mà còn là nơi rèn luyện đạo đức và dạy điều thiện lành. Với mong muốn gieo mầm yêu thương, nhằm bổ sung kiến thức đồng thời xóa nạn mù chữ cho các em nhỏ không đủ điều kiện đến trường, chư ni chùa Thanh Tâm, quận Bình Thạnh, TP.HCM đã mở lớp học yêu thương dịp hè.

Đây là hình ảnh không còn xa lạ với bất cứ ai khi đến với chùa Thanh Tâm những ngày này. Các em học sinh với độ tuổi từ 5-10, ngày nào cũng vui vẻ, thích thú khi đến chùa học chữ, gặp chúng gặp bạn. Hàng tuần, từ thứ 2 đến thứ 7, các em được học đa dạng các môn như: Đạo đức, Tiếng Việt, Toán và tiếng Anh. Lớp học này đặc biệt hơn với 30 em học sinh này khi người đứng lớp trực tiếp là chư ni tại chùa.

Trên mỗi gương mặt rạng ngời, hiện rõ niềm khao khát được biết đến con chữ, bởi phần lớn các em không có điều kiện đến trường. Tuy khác nhau về lứa tuổi, hoàn cảnh và trình độ, nhưng các em có điểm chung là đều rất ham học. Vậy nên bất kể là ngày nắng hay ngày mưa, chưa buổi học nào các em vắng mặt. Đó cũng là niềm vui, động lực để chư ni cống hiến, kiên trì, nhẫn nại dạy từng con chữ, đánh vần từng câu, nắn nót từng dòng. Chư ni hằng ngày chỉ lo tu học nay trở thành những nhà giáo tâm huyết.

Các em khi đến chùa còn được chư ni dạy về sự yêu thương, tử tế, về đạo đức làm người qua các bài Kinh Phước Đức, Kinh Phổ Môn, ngồi im lặng, vui chơi giải trí. Từ đó, giúp nảy mầm hạt giống bồ đề, tưới tẩm sự thiện lương. Một ngày mới bắt đầu ở ngôi chùa Thanh Tâm không chỉ có tiếng tụng kinh, mà còn có tiếng trẻ đọc bài. Giữa chốn thiền môn vang lên tiếng đọc bài của các em nhỏ, như xóa tan không gian tịch tĩnh. Đó âm thanh gần gũi, quen thuộc mỗi buổi chiều hè.

Niềm vui tuổi xế chiều trong ngôi nhà mới

Xã Lìa, huyện Hướng Hoá là nơi mà phần đông là người dân tộc Paco và Vân Kiều nên vì thế, đây cũng là một trong những địa phương còn nhiều khó khăn của tỉnh Quảng Trị. Những năm qua, nhờ các hoạt động của Phân ban Phật tử miền núi, đời sống bà con đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Có sức khoẻ…và chăm chỉ làm lụng nhưng chẳng hiểu sao suốt mấy chục năm qua, cái nghèo vẫn cứ đeo bám cụ ông 93 tuổi này. Lẽ thường, ở cái tuổi xưa nay hiếm như ông…người ta vui thú điền viên, chăm lo sức khoẻ để quây quần cùng con cháu…thì ông…vẫn phải cố gắng từng ngày để có mái nhà che nắng, che mưa.

Dẫu vậy… cả đời người phấn đấu, làm đến đôi bàn tay chẳng còn chỗ nào chai sạn…nhưng mái nhà thì chẳng thấy đâu.

Gắng mãi không xong nhưng may mắn là ông Trị vẫn có được căn nhà mình mơ ước, bởi chư tôn đức và Mạnh thường quân đã chung tay xây dựng cho ông một căn nhà mới. Dù bên trong chẳng có mấy đồ đạc ngoại trừ ban thờ Phật, nhưng ít nhất, căn nhà khang trang và chắc chắn. Giúp ông yên tâm nghỉ ngơi mỗi mùa bão về.

Có nhà mới, ông Trị trở nên vui vẻ hẳn ra. Tiếng nói của ông cứ sang sảng khi trò chuyện… Rồi còn luôn miệng khoe rằng năm nay con cháu đi làm nơi xa về sẽ có chỗ để quây quần, không còn phải cảnh ở dưới mái tranh dột nát.

Giờ với ông, khi tâm nguyện đã thành… chỉ mong sao mình có thật nhiều sức khoẻ để còn mãi bên con cháu.

Căn nhà được tạo nên không chỉ để hoàn thành tâm nguyện cho cụ ông 93 tuổi…mà đó còn là để xây dựng lòng tin và tình cảm của Phật giáo với đồng bào các dân tộc. Nhờ đó các mối quan hệ hài hòa, là động lực mạnh mẽ cho việc tập hợp, đoàn kết dân tộc, tôn giáo trong công cuộc phát triển đất nước.

Chú trọng giới luật và kiến thức ngoại điển cho chư hành giả An cư

Theo quan sát, trong mùa an cư năm nay, các trường hạ đều có kế hoạch giảng dạy chú trọng về giới luật, tăng cường kiến thức ngoại điển cho chư hành giả, góp phần giữ gìn trang nghiêm Giáo hội, lợi lạc tự thân và xã hội.

Bám sát theo Thông bạch số 089 của HĐTS về việc hướng dẫn tổ chức An cư kiết hạ Phật lịch 2568, BTS GHPGVN tỉnh Hưng Yên lên chương trình, nội dung sinh hoạt khá chi tiết cho các hạ trường trên địa bàn tỉnh. Trong thời gian an cư, ngoài thực hiện đầy đủ các thời khoá  tụng niệm, tọa thiền, niệm Phật, kinh hành… giữ gìn uy nghi tế hạnh trong tu tập, sinh hoạt hàng ngày thì chư hành giả sẽ được chú trọng học, bổ túc các kiến thức nội điển, ngoại điển và đặc biệt là giới luật.

Trong Phật giáo, Giới là nền tảng căn bản để xây dựng, hình thành phẩm chất của một vị tu sĩ Phật giáo. Chính vì vậy mà trong thiền môn có nói: Giới là nền tảng, là sự quyết định với người xuất gia. Trong tam vô lậu học thì giới đứng đầu (Giới-Định-Tuệ). Theo đó thì mỗi người xuất gia luôn phải lấy Giới luật làm đầu trong mọi sinh hoạt, hoạt động Phật sự…Đây cũng là lý do mà các hạ trường hàng năm luôn chú trọng giảng dạy nội dung này tới chư hành giả.

Giới luật đóng vai trò rất quan trọng đối với Tăng đoàn. Các đệ tử Phật phải luôn giữ gìn, tôn trọng giới luật như vị Thầy của mình trên bước đường tu tập. Với các vị tu sĩ trẻ trong thời đại ngày nay thì việc giữ giới luật lại càng có ý nghĩa quan trọng, chính vì lẽ đó mà việc tu rèn giới luật trong mỗi mùa hạ là nội dung rất được quan tâm.

Tuân thủ giới luật khiến hành giả thận trọng hơn trong hành vi, lời nói và suy nghĩ. Sống trong sạch, phẩm hạnh tốt, phòng hộ các căn, chánh niệm tỉnh giác, đạt được sự thanh tịnh về thân, khẩu, ý. Từ đó làm chỗ dựa tinh thần xứng đáng cho tín đồ, làm gương sáng cho đời và làm lợi ích cho xã hội hiện tại cũng như tương lai.

Hiện nay, ngoài kiến thức truyền thống về giới luật, kinh, luận thì các vị xuất gia, đặc biệt là các vị trụ trì còn phải am hiểu, nắm vững những kiến thức ngoại điển, các quy định pháp luật của xã hội. Đây là một đòi hỏi tất yếu để mỗi Tăng Ni có thể làm đúng, làm tốt hơn trong vai trò Hoằng pháp lợi sinh, quản trị tự viện, hoạt động Phật sự hay đồng hành cùng địa phương trong các vấn đề an sinh xã hội.

Cũng được phổ biến những nội dung, kiến thức chung trong quản lý nhà nước về Tôn giáo, tín ngưỡng nhưng chư hành giả an cư tại hạ trường chùa Hưng Khánh ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội còn được đại diện Ban Tôn giáo TP chia sẻ, trao đổi về những khó khăn, vướng mắc trong tiến độ cấp giấy chứng nhận sử dụng đất tôn giáo ở địa phương.

Cũng nhờ những buổi tập huấn như vậy mà chư hành giả Tăng Ni tại Đạo tràng An cư này được nâng cao các kỹ năng tham gia giao thông cũng như cập nhật kiến thức pháp luật mới nhất về ATGT năm 2024. Một ví dụ như việc người dân có thể xuất trình giấy phép lái xe hay bị thu giữ bằng lái xe trên VneID nếu vi phạm luật GT.

Sinh hoạt Phật giáo ngày nay mang tinh thần nhập thế cao độ. Theo đó, bằng Tứ nhiếp pháp, Phật giáo đã đi vào đời để hóa độ, khiến đạo đời chan hòa. Chính vì vậy mà bên cạnh chú trọng tu rèn Giới-Định-Tuệ thì việc trang bị những kiến thức về ngoại điển cho chư tăng ni có ý nghĩa quan trọng, giúp tạo nên các phương tiện hoằng pháp hiệu quả, thích hợp đối với nhiều tầng lớp trong xã hội.

Tạo cơ chế đãi ngộ cho nghệ nhân gìn giữ di sản

Trong những ngày qua, những điểm nhấn của Dự án Luật Di sản Văn hóa sửa đổi đã được Bản tin An Viên 24h liên tục đề cập. Trong đó, 1 nội dung hết sức quan trọng đang được cơ quan soạn thảo xây dựng là tạo cơ chế đãi ngộ cho các nghệ nhân đang gìn giữ Di sản phi vật thể. Vậy điều này sẽ tạo thuận lợi như thế nào trong bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hóa ngàn đời của ông cha?

Ở tuổi thất thập, bà Phan Thị Kim Dung đã dành cả cuộc đời để theo đuổi nghệ thuật hát xẩm, 1 trong những Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia được ghi danh từ năm 2022. Tuy nhiên, trong quá trình làm nghề, ngoài danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú, rất hiếm khi bà nhận được hỗ trợ về tài chính nhằm động viên, san sẻ bớt khó khăn để bảo tồn, truyền dạy bộ môn hát xẩm.

Nếu nói Nhà nước không có cơ chế, chính sách hỗ trợ các Nghệ nhân nắm giữ Di sản phi vật thể thì cũng không phải bởi từ năm 2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định 109 về việc Hỗ trợ Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú có thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, qua nhiều năm triển khai, số cá nhân có thể tiếp cận chính sách trên mới khoảng vài trăm người. Điều này chẳng là gì so với hàng nghìn nghệ nhân đã được phong danh hiệu.

Để tháo gỡ khó khăn trên, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã bổ sung nội dung về chế độ đãi ngộ cho các nghệ nhân trong Dự thảo Luật Di sản Văn hóa sửa đổi. Theo đó, việc hỗ trợ tài chính, vật chất, không gian thực hành là điều khoản quan trọng, tạo cơ sở cho việc định hình chính sách trong tương lai.

Văn hóa phi vật thể sống trong cộng đồng, do các nghệ nhân nắm giữ và lưu truyền. Chừng nào còn người thực hành thì di sản phi vật thể còn sống mãi. Bởi thế, tạo cơ chế đãi ngộ phù hợp, giúp nghệ nhân sống được bằng nghề sẽ giúp bảo tồn và phát huy các giá trị nghìn đời của ông cha.

An yên chiều Ngọa Vân

Chùa am Ngọa Vân là một di tích quan trọng nằm trong vùng địa linh của Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử. Trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt, chùa – am Ngọa Vân có vị trí đặc biệt quan trọng. Bởi nơi đây chính là điểm dừng chân cuối cùng trong cuộc đời tu hành của Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Ngoạ Vân tự là nơi lưu giữ nhiều thánh tích của Phật giáo Trúc Lâm. Khác với vẻ đông đúc mỗi độ xuân về, đến với Ngoạ Vân những ngày này vắng lặng, an yên.

Không chỉ lưu giữ những dấu tích thiêng liêng về Đức vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông, khu di tích Ngọa Vân còn là một nơi có cảnh quan thiên nhiên nguyên sơ hùng vĩ. Đến đây mỗi buổi chiều tà mới cảm nhận rõ cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, mê đắm lòng người. “cổ tích danh lam núi cao sừng sững, ngàn dặm dăng dăng, thăm thẳm điệp trùng”.

Về thăm Ngọa Vân theo bước chân Phật Hoàng ngày xưa, thấy tâm trí bình an, mọi thứ phiền não như tan đi theo gió mùa xuân mới. Chỉ có cỏ cây, hoa lá, núi non, suối nước thanh rửa tâm hồn theo tiếng chuông vọng ngân nga.

Mời quý vị theo dõi chi tiết bản tin Bchannel – An Viên 24H ngày 05.07.2024:

 

Đón xem các thông tin, chương trình hấp dẫn khác của Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên trên kênh YouTube.

9 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024

Bản tin 24h 05/09/2024 10:47:37

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024

Bản tin 24h 05-09-2024 10:47:37

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Tầm quan trọng của giới luật với Tăng Ni trẻ; Nét đẹp ẩm thực chay nơi tự viện; Huy động nguồn lực nhân dân trong trùng tu di tích.
2592 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024

Bản tin 24h 04/09/2024 09:03:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024

Bản tin 24h 04-09-2024 09:03:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Lan tỏa pháp phục Phật giáo Việt Nam; Đẩy mạnh lưu trữ và nghiên cứu Phật giáo; Chắp cánh ước mơ.
1576 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024

Bản tin 24h 03/09/2024 09:00:30

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024

Bản tin 24h 03-09-2024 09:00:30

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Rực rỡ sắc màu Quốc khánh; Câu chuyện về tình yêu đất nước; CH Séc: TƯGH thăm hỏi Phật tử Việt Nam tại Teplice và Chomutov.
3706 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024

Bản tin 24h 02/09/2024 09:23:16

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024

Bản tin 24h 02-09-2024 09:23:16

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: TT-Huế: Trang nghiêm tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông; Thăm mái già lam “Che chở hồn dân tộc”; Gieo duyên Phật pháp đến bà con vùng cao.
2666 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024

Bản tin 24h 31/08/2024 11:01:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024

Bản tin 24h 31-08-2024 11:01:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày:  TT- Huế: Khai kinh cầu siêu nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông 2024; BTS GHPGVN Tỉnh Đồng Nai khánh tuế Đức Pháp chủ GHPGVN; Phật giáo chung tay hỗ trợ người dân sau lũ.
4617 lượt xem 0 Bình luận