Bản tin An Viên 24H 11.08.2023

12/08/2023 10:19:41 835 lượt xem

Bản tin An Viên 24H 11.08.2023 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Đức Pháp chủ thăm trường hạ tỉnh Thái Nguyên, Bắc Ninh, TƯGH phổ biến hiến chương GHPGVN sửa đổi lần thứ VII tại Hải Phòng, Đưa biểu tượng Phật giáo vào các sản phẩm làng nghề.

Đức Pháp chủ thăm trường hạ tỉnh Thái Nguyên, Bắc Ninh

Ngày 11/8, trong chuyến thăm một số trường hạ phía Bắc, Đức pháp chủ GHPGVN – Trưởng lão HT Thích Trí Quảng đã quang lâm đến thăm, sách tấn chư Tăng Ni, Phật tử tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Bắc Ninh.

Tại trường hạ chùa Phù Liễn, Thượng tọa Thích Nguyên Thành, UVTT HDTS, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Thái Nguyên báo cáo các hoạt động Phật sự của tỉnh. Hiện toàn tỉnh có gần 200 cơ sở tự viện, chư Tăng ni luôn đoàn kết góp sức tích cực vào sự phát triển của tỉnh nhà. Dịp này, bà Nguyễn Thanh Hải – Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên cũng thông tin một số kết quả kinh tế xã hội nổi bật của tỉnh và cảm ơn có sự đóng góp rất lớn của Phật giáo địa phương.

Ban lời pháp nhũ, Đức Pháp chủ đánh giá cao sự phát triển kinh tế, xã hội cũng như Phật giáo tỉnh Thái Nguyên. Dịp này, Ngài cũng nêu ý nghĩa mùa an cư và biểu dương Ban Hoằng pháp và Ban KTTC TƯGH để quan sát và động viên chư Tăng Ni tấn tu học, xây dựng ngôi nhà chung GHPGVN ngày càng vững mạnh.

* Trong khi đó, cung đón Đức pháp chủ tại chùa Đại Thành (TP. Bắc Ninh) có Trưởng lão Hòa thượng. Thích Thanh Dũng – Phó pháp chủ, Chánh thư ký HĐCM, Đường chủ hạ trường chùa Đại Thành và chư tôn đức BTS GHPGVN tỉnh.

Tại đây, chư tôn đức BTS báo cáo sơ lược hoạt động Phật sự và việc tổ chức tu học 3 tháng an cư tại địa phương trình lên Đức Pháp chủ. Theo đó, Phật giáo tỉnh Bắc Ninh có 278 hành giả an cư tại trường hạ chùa Đại Thành.

Ban lời sách tấn, Trưởng lão Hòa thượng. Thích Trí Quảng nhắc nhớ về những đóng góp của cố Trưởng lão Hòa thượng. Thích Thanh Sam cho Phật giáo xứ Kinh Bắc, mong chư Tăng Ni, Phật tử toàn tỉnh tiếp nối, đóng góp nhiều hơn nữa cho đạo cho đời.

Dịp này, Ban Hoằng pháp, Ban Kinh tế tài chính TƯGH đã cúng dường các trường hạ, động viên chư hành giả tu học trong 3 tháng. 

Hải Phòng: TƯGH phổ biến Hiến chương GHPGVN sửa đổi lần VII

Thực hiện kế hoạch An cư kiết hạ PL.2567 – DL.2023, sáng hôm nay ngày 11/8, tại chùa Nam Hải, trụ sở BTS GHPGVN TP. Hải Phòng; TT.Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký HĐTS đã phổ biến những nội dung của Hiến chương GHPGVN sửa đổi lần VII cùng Thông tư 04 của Bộ tài Chính về quản lý thu chi tiền công đức tới hơn 300 hành giả an cư.

Thượng tọa. Thích Đức Thiện đã khái quát về Hiến chương GHPGVN sửa đổi lần VII gồm 14 chương 87 điều, nhiều hơn 1 chương và 16 điều và nhấn mạnh những nội dung chính được TƯGH quan tâm, sửa đổi đáp ứng yêu cầu thực tiễn như: kiện toàn tổ chức và cụ thể hóa vai trò lãnh đạo tối cao của Hội đồng Chứng minh, quy định rõ trách nhiệm của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc; đặc biệt nhấn mạnh về vai trò của cấp hành chính thứ 4, cấp cơ sở:  Ban Quản trị tự viện.

Cùng với đó, nhiều nội dung quan trọng của Thông tư 04 của Bộ Tài chính về quản lý thu chi tiền công đức cũng được trình bày, giúp Chư Tăng Ni thực hiện đúng và nghiêm túc Thông tư. TƯGH đã có văn bản gửi về BTS GHPGVN các tỉnh thành phố, yêu cầu các tự viên chủ động tìm hiểu, nắm rõ các nội dung của Hiến chương sửa đổi, Thông tư 04 Bộ tài chính cùng các nội dung của Luật tín ngưỡng tôn giáo.

Kết thúc chương trình, Chư hành giả đã được giải đáp thắc mắc về những điều chưa nắm rõ, những khó khăn trong việc áp dụng thông tư 04 Bộ Tài chính cũng như quá trình thành lập Ban quản trị tự viện tại địa phương.

Lâm Đồng: Ban Hoằng pháp, Ban KTTC TƯGH thăm trường hạ

Tại đây, đoàn đánh giá cao những hoạt động Phật sự tốt đạo đẹp đời của Phật giáo tỉnh, và cho biết việc tới thăm trường hạ nhằm gắn kết tinh thần pháp lữ, thể hiện sự quan tâm tới chư Tăng Ni tại địa phương. Năm nay, Phật giáo Lâm Đồng có trên 1000 hành giả, chia thành các khu vực khác nhau; chư Tăng Ni an cư luôn tinh tấn củng cố nội lực, tăng trưởng đạo hạnh, và thực hiện nghiêm các quy định của hạ trường.

BRVT: Chung kết hội thi thuyết giảng mùa An cư

Cũng trong ngày 11/8 tại chùa Từ Quang, đã diễn ra vòng chung kết Hội thi diễn giảng cho chư Hành giả an cư tại các trường hạ tỉnh BRVT. Các thí sinh chọn một trong số các đề tài để thi tài mang tính ứng dụng Phật pháp vào đời sống xã hội hiện đại để thể hiện phần thi. Sau một ngày diễn ra, Hội thi đã thành tựu viên mãn, giúp phát hiện, bồi dưỡng cho các Tăng Ni có năng khiếu thuyết giảng, góp phần phát triển công tác Hoằng dương tại địa phương.

TP.HCM: Học viện Phật giáo thảo luận về công tác đào tạo

Trước đó, chiều ngày 10-8, Hội đồng Điều hành Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM đã họp, nghe báo cáo hoạt động của Phòng Sau đại học, kết quả tuyển sinh hệ cử nhân Phật học khóa XVIII, thống nhất lễ Tự tứ của nội viện diễn ra ngày 25-8; Tăng, Ni sinh sẽ nhập học nội trú vào ngày 18-9; dự kiến lễ tổng khai giảng các khóa đang đào tạo vào ngày 8-10 và lễ tốt nghiệp diễn ra thượng tuần tháng 12-2023.

Bên cạnh đó, chư tôn đức cũng thảo luận một số công việc liên quan đến công tác đào tạo, quản lý nội viện; cần bằng thời khóa tu tập, lao tác của Tăng ni sinh phù hợp với hoàn cảnh thực tế tại học viện.

Áo lam Xứ Huế với công tác thiện nguyện

Tổ chức GĐPT Việt Nam chính thức được thành lập vào năm 1951, trải qua 72 năm hình thành và phát triển dưới nhiều tên gọi, Gia đình Phật tử Việt Nam đã hoàn thiện nội quy, chương trình tu học và đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực. Bên cạnh việc đào tạo các thế hệ đoàn sinh có tri thức thì công tác từ thiện xã hội cũng luôn được tổ chức đặt lên hàng đầu.

Trong chặng đường hơn 70 năm hình thành và phát triển, trải qua bao thăng trầm, công tác Từ thiện xã hội của tổ chức GĐPT tỉnh TT-Huế dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng luôn được phát huy mạnh mẽ và song hành cùng Đoàn sinh, góp phần chung tay xoa dịu khó khăn trong xã hội. Vấn đề này đã được minh chứng rất rõ nét thông qua các hoạt động từ thiện xã hội trong các thập kỷ trước và những năm gần đây như: Mô hình Đội tình nguyện viên hiến máu sống, tham gia làm sạch vệ sinh môi trường biển và nơi công cộng và chăm lo cho người có hoàn cảnh khó khăn.

Để có được những hoạt động thiện nguyện ý nghĩa như thế này, cũng phải kể đến công tác đào tạo thế hệ đoàn sinh trẻ. Trải qua các trại huấn luận, thế hệ Huynh trưởng đàn anh đi trước đã truyền trao tinh thần đưa đạo vào đời và tấm lòng từ bi của Đức Phật đến đoàn sinh trẻ.

Giáo dục trong GĐPT chú trọng thân giáo, huân tập bằng hành động, xây dựng nếp sống thiện lành, tu tập tự thân. Hoạt động từ thiện xã hội đòi hỏi người Huynh trưởng hy sinh nhiều công sức, sự nhiệt tình, nhẫn nại và có khoa học để từ đó giúp đem lại kết quả, tạo sự ổn định phát triển trong sinh hoạt GĐPT cùng những hạnh nguyện của người Huynh trưởng áo Lam, đã chọn lý tưởng để dấn thân và phụng sự.

“Người cha” của những đôi chân yêu thương

Gần 20 năm đi vào hoạt động, tiếp nhận hơn 1.000 lượt bệnh nhân, hàng nghìn chiếc tay, chân giả miễn phí được lắp cho người khuyết tật. Đó là những con số biết nói để kể về câu chuyện của người bác sĩ cũng là người thương binh luôn đau đáu với những số phận kém may mắn, những mảnh đời bất hạnh trong cuộc sống.

Sinh ra tại vùng quê nghèo của tỉnh Thanh Hóa, khi đang học lớp 9, chàng trai Lê Thành Đô đã viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Ông vào Sư đoàn 304 và trực tiếp làm nhiệm vụ rà phá bom mìn. Trong khi cùng đồng đội làm nhiệm vụ, không may ông bị thương ở mặt và phần cánh tay.

Khi xuất ngũ và về nghỉ hưu, bác sĩ Lê Thành Đô ấp ủ giúp đỡ cộng đồng đặc biệt là những người khuyết tật. Vì thế ông đã lên ý tưởng thành lập “Trung tâm Tư vấn trợ giúp dụng cụ chỉnh hình cho người khuyết tật” nho nhỏ ngay tại nhà riêng để tiếp sức người kém may mắn vào năm 2004.        

Tiếng lành đồn xa, suốt 19 năm qua dù là mùa hè nóng bức hay mùa đông lạnh giá, căn nhà nhỏ của bác sĩ Lê Thành Đô lúc nào cũng đông người khuyết tật. Ngày nào vị bác sĩ ngấp nghé 80 tuổi này cũng căng mình làm việc từ 9h sáng với lượng bệnh nhân không hề nhỏ. Ông vẫn nhẹ nhàng, chu đáo thăm khám, động viên từng người. Chính điều này giúp cho bệnh nhân vơi bớt e ngại, mặc cảm và thêm vững tin vào tâm – đức của vị bác sĩ già.        

Nhờ sự tích cực của bác sĩ Đô, thời gian qua nhiều người khuyết tật đã được thăm khám và lắp tay chân giả với chi phí hỗ trợ hay hoàn toàn miễn phí. Để cảm ơn ông, nhiều người gửi về những thước phim tự quay ghi lại niềm hân hoan khi bước đi vững chãi, lao động như một người bình thường. Bởi với họ, đó không chỉ là đôi chân, đôi tay mà chính là tấm vé của niềm tin và hy vọng đưa người kém may mắn hòa nhập với cuộc sống đời thường.             

Đưa biểu tượng Phật giáo vào các sản phẩm làng nghề

Những thập kỷ gần đây, các biểu tượng Phật giáo Việt Nam đang dần vắng bóng hoặc rất ít xuất hiện trên các sản phẩm làng nghề truyền thống. Trong khi đó, việc sử dụng biểu tượng có nguồn nước ngoài lại dần chiếm ưu thế. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc bảo tồn, gìn giữ bản sắc văn hóa Phật giáo Việt Nam cũng như làm giảm sức hút của các sản phẩm. Vậy tại sao lại có điều này? Và giải pháp gì để tháo gỡ nút thắt trên là gì? Đây sẽ là chủ đề chính của mục Tiêu điểm ngày hôm nay.

Tính đến thời điểm hiện tại, cả nước hiện có hơn 5.400 làng nghề và làng có nghề, thu hút hơn 13 triệu lao động, mang lại giá trị xuất khẩu hơn 1,7 tỷ USD/năm, góp phần không nhỏ vào an sinh xã hội và nâng cao đời sống cho người dân. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đa số mẫu mã lại đang sử dụng các biểu tượng ngoại lai, chủ yếu đến từ khu vực Đông Á.

Mẫu mã học của nước ngoài thì lẽ dĩ nhiên các sản phẩm tâm linh mang chủ đề Phật giáo cũng không thể tránh khỏi câu chuyện trên. Bởi thế mà các biểu tượng Phật giáo truyền thống của Việt Nam đang dần vắng bóng trong các sản phẩm làng nghề, nhất là lĩnh vực sản xuất vật liệu, trang trí kiến trúc.

Để có thể đưa các biểu tượng Phật giáo truyền thống Việt Nam vào các làng nghề, trước hết phải hiểu và biết đó gồm những biểu tượng gì. Chính bởi vậy, nhiều triển lãm đã được tổ chức nhằm phát huy tinh thần và biểu tượng Phật giáo trong đời sống xã hội qua các làng nghề truyền thống ở Việt Nam; trong đó có những chương trình do Ban Văn hóa TƯGH thực hiện nhằm góp phần đa dạng, phong phú, gia tăng giá trị cho các sản phẩm thủ công truyền thống thông qua ứng dụng các biểu tượng Phật giáo, thúc đẩy sự phát triển của các làng nghề truyền thống.

Thống nhất bộ nhận diện biểu tượng Phật giáo Việt Nam, đó là vấn đề cấp thiết để đáp ứng nhu cầu của người dân và xã hội. Đây cũng là lời giải cho bài toán đưa biểu tượng Phật giáo Việt Nam vào các làng nghề. Qua đó góp phần lan tỏa di sản của dân tộc ra thế giới thông qua các sản phẩm truyền thống.

Gìn giữ biểu tượng Phật giáo tại các làng nghề

Như phóng sự ở trên thì có thể thấy việc đưa các biểu tượng Phật giáo truyền thống vào các làng nghề đang gặp nhiều khó khăn. Từ nhận thức của cộng đồng cho đến việc thiếu các tài liệu, bộ nhận diện thống nhất. Tuy nhiên, không vì khó khăn mà thiếu đi những con người tâm huyết, dành thời gian, công sức đưa các biểu tượng Phật giáo Việt Nam vào các sản phẩm truyền thống.

Đó là trăn trở không chỉ của nghệ nhân Nguyễn Đức Hiệp, mà còn là ưu tư chung của những người đau đáu gìn giữ nét hoa văn, chạm khắc thuần Việt. Sinh ra tại miền quê Sơn Đồng, từ nhỏ đã quen với tiếng đục đẽo, với mùi sơn ta truyền thống; người nghệ nhân luôn đau đáu làm sao có thể thổi hồn cốt dân tộc vào từng tượng Phật. Chính vì vậy anh đã tham gia đề án “Bảo tồn và lan tỏa nghệ thuật tạo tác tượng Phật thuần Việt qua các thời kỳ” của Ban Văn hóa TƯGH với nhiều chuyến điền dã trên khắp mọi miền đất nước.

Trong phong cách tạo tác thời xưa, các pho tượng cổ vốn chứa đựng nhiều biểu tượng ước lệ, phản ánh tư tưởng, triết lý Phật giáo nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung. Cũng bởi thế, không phải ai cũng đủ tinh tế để phục dựng các họa tiết, hoa văn này. Vì vậy, sau mỗi chuyến điền dã, các hình ảnh sẽ được chụp lại chi tiết, sử dụng công nghệ 3D để quét biên dạng giống y như thật, từ đó được lưu trữ làm bản gốc để chế tác. Điều này giúp anh và ê kíp có thể phỏng dựng đúng nguyên gốc của các pho tượng.

Để đạt được mục tiêu bảo tồn và lan tỏa biểu tượng văn hóa Phật giáo Việt Nam, rất cần sự chung tay của các nghệ nhân, các làng nghề tạo tác sản phẩm Phật giáo trên khắp cả nước. Từ đó, để mỗi sản phẩm, biểu tượng, trang trí, mỹ thuật, hoa văn họa tiết tại các ngôi chùa đều được thống nhất, nhằm thực hiện bảo tồn, phát huy di sản văn hóa Phật giáo một cách thiết thực, hiệu quả hơn.

Thời gian tới, các nghệ nhân sẽ tích cực tham gia các triển lãm Phật giáo trong và ngoài nước, phối hợp chặt chẽ với Chư tôn đức, các cơ quan bảo tồn văn hóa, Viện nghiên cứu, thực hiện tốt việc phát huy giá trị di sản Phật giáo. Từ đó góp phần bảo tồn, bản sắc văn hóa dân tộc nói chung, tạo nguồn sức mạnh nội sinh, yếu tố quan trọng hàng đầu của đất nước thời kỳ hội nhập, phát triển.

Chung tay bảo vệ di sản Phật giáo

Ngôi chùa không chỉ là nơi thực hành hoạt động tín ngưỡng, mà còn là nơi lưu giữ lịch sử, văn hoá, di sản của dân tộc. Vì vậy nhiều năm qua, các cấp Giáo hội cùng cơ quan nhà nước đã phối hợp, cùng nhau tăng cường hoạt động giám sát, an ninh để bảo vệ những hiện vật quý giá tại các tự viện.

Hệ thống an ninh gắn liền với cửa kho mộc bản. Khi cửa di chuyển vì bất cứ lý do gì thì hệ thống này sẽ báo động. Đồng thời, tại trụ sở an ninh cũng như trên thiết bị điện thoại di động của các chiến sĩ an ninh huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang cũng sẽ nhận được cảnh báo xâm nhập. Đây chính là cách chư Tăng chùa Bổ Đà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang cùng Ban quản lý di tích và chính quyền địa phương thực hiện để bảo vệ kho mộc bản quý giá này.

Bên cạnh các trang thiết bị được bố trí, lắp đặt tại chùa thì ban quản lý và chính quyền địa phương cũng có kế hoạch kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ. Như tại buổi giao ban này, những sự vụ đêm hôm trước do công an huyện trực gác từ 19h tối đến 5h30 sáng hôm sau sẽ được bàn giao tới Thượng toạ trụ trì, Ban quản lý và đại diện an ninh xã.

Chính sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa chư Tăng và chính quyền các cấp đã góp phần bảo vệ kho mộc bản kinh Phật chùa Bổ Đà suốt thời gian qua. Đây cũng là một trong những cách địa phương khác có thể tham khảo và thực hiện vì mục tiêu chung gìn giữ, bảo vệ di sản, văn hoá Việt.

Chùa Bổ Đà thuộc địa phận xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, là chốn tổ của Thiền phái Lâm Tế thời Lê Trung Hưng. Chùa đang lưu trữ gần 2.000 tấm Mộc bản kinh Phật cổ nhất hiện nay về thiền phái Lâm Tế. Năm 2017, Mộc bản Chùa Bổ Đà được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia.

Mời Quý vị và các bạn theo dõi toàn bộ bản tin An Viên 24H ngày 11.08.2023:

Đón xem các thông tin, chương trình hấp dẫn khác của Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên trên kênh YouTube.

25 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024

Bản tin 24h 05/09/2024 10:47:37

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024

Bản tin 24h 05-09-2024 10:47:37

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Tầm quan trọng của giới luật với Tăng Ni trẻ; Nét đẹp ẩm thực chay nơi tự viện; Huy động nguồn lực nhân dân trong trùng tu di tích.
2538 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024

Bản tin 24h 04/09/2024 09:03:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024

Bản tin 24h 04-09-2024 09:03:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Lan tỏa pháp phục Phật giáo Việt Nam; Đẩy mạnh lưu trữ và nghiên cứu Phật giáo; Chắp cánh ước mơ.
1477 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024

Bản tin 24h 03/09/2024 09:00:30

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024

Bản tin 24h 03-09-2024 09:00:30

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Rực rỡ sắc màu Quốc khánh; Câu chuyện về tình yêu đất nước; CH Séc: TƯGH thăm hỏi Phật tử Việt Nam tại Teplice và Chomutov.
3671 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024

Bản tin 24h 02/09/2024 09:23:16

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024

Bản tin 24h 02-09-2024 09:23:16

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: TT-Huế: Trang nghiêm tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông; Thăm mái già lam “Che chở hồn dân tộc”; Gieo duyên Phật pháp đến bà con vùng cao.
2605 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024

Bản tin 24h 31/08/2024 11:01:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024

Bản tin 24h 31-08-2024 11:01:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày:  TT- Huế: Khai kinh cầu siêu nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông 2024; BTS GHPGVN Tỉnh Đồng Nai khánh tuế Đức Pháp chủ GHPGVN; Phật giáo chung tay hỗ trợ người dân sau lũ.
4589 lượt xem 0 Bình luận