Bản tin An Viên 24H 13.07.2023

14/07/2023 09:53:19 991 lượt xem

Bản tin An Viên 24H 13.07.2023 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Các địa phương triển khai Phật sự trọng tâm thời gian tới, Thanh thiếu nhi xứ Nghệ lên chùa rèn luyện đạo đức, Tăng trưởng đạo mực mùa An cư.

Các địa phương triển khai Phật sự trọng tâm thời gian tới

Sáng ngày 13/7, tại chùa Bầu, BTS GHPGVN tỉnh Vĩnh Phúc Sơ kết công tác phật sự 6 tháng đầu năm 2023 và trình phương hướng hoạt động 6 tháng cuối năm. Theo đó, nhiều hoạt động nổi bật đã diễn ra như: Đại lễ Phật đản, Lễ trao giáo chỉ Tấn phong, Đại giới đàn, An cư Kiết hạ; Tổ chức thuyết giảng, các khóa tu cho Phật tử; công tác từ thiện và văn hoá… được đẩy mạnh. Trong chương trình hoạt động 6 tháng cuối năm, BTS GHPGVN tỉnh tiếp tục phát huy các hoạt động từ thiện, an sinh xã hội; giám sát khoá an cư kiết hạ, tổ chức Đại lễ Vu lan, Lễ giỗ Vua Phật hoàng Trần Nhân Tông… Dịp này, nhân sự Ban Tăng Sự, Ban Kiểm soát, Ban từ Thiện, Ban nghi lễ, Ban Hoằng Pháp, Ban Phật giáo Quốc tế đã nhận quyết định chuẩn y và ra mắt.

Cùng thời gian này, tại chùa Huệ Chiếu (TP. Kon Tum), Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Kon Tum đã họp phiên thường kỳ tháng 7. Tại đây, chư tôn đức đã thảo luận kế hoạch chương trình đi thăm trường hạ 5 tỉnh Tây Nguyên gồm Kon Tum, Dak Lak, Dak Nông, Gia Lai, Lâm Đồng và kế hoạch sơ kết 6 tháng đầu năm 2023, phương hướng hoạt động 6 tháng cuối năm. Ngoài ra, Ban Hướng dẫn Phân ban GĐPT tỉnh sẽ tổ chức khóa trại Lộc Uyển và Anoma Ni Liên tại chùa Huệ Chiếu từ ngày 4-6/6AL.

Còn tại tỉnh TT-Huế, chiều qua ngày 12/7, chư tôn đức BTS GHPGVN tỉnh đã họp, thảo luận công tác tổ chức lễ hội Quán thế âm sắp diễn ra. Theo đó, lễ hội được tổ chức trong 2 ngày 5-6/8; gồm các nội dung như lễ hưng tác thượng phan, bạch Phật khai kinh, thỉnh Tiêu diện Đại sĩ; Khai mạc trại Hạnh ngành nữ Gia đình Phật tử; Nhiên đăng cúng Phật, phóng sinh, thuyết pháp, tụng kinh Phổ môn; lễ bái ngũ bách danh, đăng đàn chẩn tế và  triển lãm chủ đề hướng về hạnh nguyện Đức Bồ Tát quán thế âm.

* Trong khi đó, vào chiều nay 13/7, hội đồng HVPGVN tại Huế đã họp về kỳ thi tuyển sinh cử nhân Phật học khóa XIV (2023-2027). Phiên họp tập trung thảo luận về số lượng, độ tuổi của thí sinh; công tác tiếp trú, ăn uống, lễ khai mạc kỳ thi. Hiện tại Học viện đã nhận được 114 hồ sơ, trong đó có 81 tăng sinh, 33 ni sinh, đa số đến từ trường TCPH tỉnh TT-Huế, Bình Định, Quảng Nam.

Thanh thiếu nhi xứ Nghệ lên chùa rèn luyện đạo đức

Sau những tháng ngày học tập căng thẳng, mùa hè là dịp để các bạn nhỏ vui chơi, giải trí. Trong nhiều năm qua, các khóa tu mùa hè ở huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) đã trở thành lựa chọn của một số phụ huynh và là niềm mong mỏi của nhiều em học sinh. Lên chùa rèn luyện đạo đức, học lối sống trưởng thành hơn – đó là điều mà các bạn trẻ mong muốn hướng đến.

Thiền hành lúc 5h sáng

Học các kỹ năng mềm

Trang nghiêm tụng kinh, nghe thuyết pháp

Và rất nhiều hoạt động nữa… Đã bao khóa tu mùa hè tại chùa Chí Linh (tỉnh Nghệ An) được tổ chức, với mong muốn tạo nên môi trường bổ ích cho lứa tuổi thanh thiếu niên có điều kiện phát huy và kế thừa truyền thống đạo đức. Hè năm nay chùa Chí Linh mở 3 khóa tu, mỗi khóa từ 400 – 600 khóa sinh, độ tuổi từ 10-16 tuổi. Tham gia khóa tu, xa rời Internet, Smartphone; các em có cơ hội tiếp nhận được giáo lý cơ bản của đạo Phật, biết sống giàu lòng từ bi.

Vượt chặng đường hơn 300 cây số từ thủ đô Hà nội, về tham gia khóa tu, thời tiết nóng bức, khắc nghiệt, lại sống trong môi trường mới xa lạ, ban đầu Thảo Nguyên không khỏi bỡ ngỡ, rụt rè. Nhưng được sự quan tâm, động viên của chư tôn đức, các anh chị tình nguyện viên, Thảo Nguyên đã nhanh chóng hòa nhập và cảm nhận được điều lý thú, bổ ích khi tham gia khóa tu này.

Mỗi khóa tu mùa hè chỉ kéo dài từ 7 – 10 ngày, nhưng đó sẽ là trải nghiệm, kỷ niệm không thể nào quên của các tu sinh. Các em trở về phần nào tự tin, tự lập và trưởng thành hơn trên nền tảng “Hiếu hạnh”. Qua đó, góp phần chuyển biến đáng kể cả về suy nghĩ và nhận thức, để mỗi em có những ứng xử, hành động tốt đẹp hơn trong cuộc sống.

Phòng khám miễn phí cho người nghèo

Với tấm lòng y đức, gần 20 năm qua, vợ chồng ông Phan Thành Lợi và bà Ngô Thị Y , là phật tử ở thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương đã giúp đời bằng hoạt động khám chữa bệnh miễn phí cho hàng nghìn người dân lao động nghèo. Tấm lòng này đã lan tỏa tình yêu thương, thể hiện tinh thần nhân văn của Phật giáo.

Ngôi nhà đơn sơ và nhỏ nhắn của gia đình Phật tử Minh Hải nằm ngay đầu một con hẻm nhỏ của đường Phan Thanh Giản, phường Lái Thiêu, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương. Diện tích căn phòng rộng chừng 40m2, được bố trí làm phòng khám từ thiện với 4 chiếc giường y tế. Ngày nào cũng có nhiều người ghé qua nhà xin thăm khám và chữa trị bệnh.

Phật tử Huệ Hạnh có kinh nghiệm trong thời gian công tác tại Bệnh viện Đa khoa TP.Thuận An. Sau gần 9 năm theo học Đông y, vợ chồng phật tử Huệ Hạnh và Minh Hải mở phòng khám châm cứu từ thiện tại nhà. Trung bình mỗi ngày, phòng khám tiếp trên 10 lượt khách, ngày cao điểm lên đến 20 người. Đa phần họ là những lao động có thu nhập thấp như công nhân, bán vé số, lao công, tạp vụ…

Ngoài việc khám và chữa bệnh tại nhà, vợ chồng ông Lợi, bà Y còn cùng các tổ chức thiện nguyện tại chùa Giác Tâm, chùa Bửu Minh, TP.Thuận An và đi khám chữa bệnh cho bà con vùng sâu vùng xa.

Tăng trưởng đạo mực mùa An cư

Căn cứ Tỳ Ni Luật tạng và truyền thống an cư kết hạ, Tăng Ni hàng năm phải an cư ba tháng (Tiền an cư hoặc Hậu an cư) để thúc liễm thân tâm, giữ gìn quy củ tòng lâm, trang nghiêm Giáo hội, lợi lạc tự thân và lợi ích xã hội. Trong thời gian này, BTS GHPGVN các tỉnh thành đều nghiên cứu, xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng vừa mang lại lợi ích thiết thực cho chư tăng ni, vừa phù hợp với xu thế phát triển của đất nước. Hãy cùng bản tin An Viên đến với một số tỉnh thành, trường hạ để hiểu hơn về những kiến thức nội điển tiêu biểu được triển khai.

Ngoại trừ ngày sóc, vọng, 14 và 30 AL, thì 26 ngày mỗi tháng, 18 trường hạ gồm 17 trường hạ của chư tăng ni toàn thành phố Hà Nội và 01 trường hạ tại trường TCPH, đều tổ chức giảng dạy trong suốt 3 tháng ACKH. Trong đó, sáng từ 7h00-9h30: toàn bộ hạ trường giảng đại trường cho 4 chúng. Chiều dạy bộ luật dành riêng cho chúng xuất gia.

Bên cạnh quy định về thời gian, thì phương pháp, nội dung giảng dạy cũng được quy định thống nhất trong khóa tập huấn bồi dưỡng giảng sư an cư do BTS GHPGVN TP.Hà nội tổ chức từ trước an cư 1 tháng.

Trình độ của các giảng sư không giống nhau, phương pháp nghiên cứu và tiếp cận các bộ kinh luận cũng khác nhau vì vậy việc thống nhất được phương pháp, nội dung giảng dạy đã góp phần nâng cao chất lượng đào tạo mùa an cư.

Thượng tọa Thích Đạo Phong, cũng như nhiều quý giảng sư trường hạ TP. Hà Nội cho rằng, nhờ những khoá bồi dưỡng giảng sư như vậy mà kế hoạch, nội dung giảng dạy được xây dựng dễ dàng hơn. Ngay cả khi có sự luân chuyển giảng sư thì bài giảng vẫn liền mạch, thông suốt. 

Cùng với việc triển khai kinh luận, Nghị quyết Đại hội Phật giáo toàn quốc, các nội dung mới của Hiến chương sửa đổi… như các tỉnh thành thì năm nay, tại tỉnh Long An, BTS GHPGVN tỉnh đã đưa: Công tác chuyển đổi số, Dịch vụ công trực tuyến, kỹ năng lãnh đạo và điều hành Phật sự, cùng Kỹ năng tổ chức sự kiện Phật giáo làm trọng tâm trong khoá bồi dưỡng an cư. Trong đó, những kiến thức về soạn thảo văn bản, lưu giữ, tra cứu, tiếp cận các ứng dụng dịch vụ mới như: Chat GPT, hành chính công…đã giúp hành giả hiểu, thành thạo kỹ năng, sẵn sàng hướng đến mục tiêu số hoá văn bản vào cuối năm 2023.

Trong xu thế phát triển của Phật giáo, các khóa tu, sự kiện trong nước và quốc tế ngày càng đa dạng thì kỹ năng lãnh đạo và điều hành Phật sự, cùng Kỹ năng tổ chức sự kiện vô cùng cần thiết và thức thời. Qua đó, giúp cho công việc hoằng pháp được hiệu quả hơn, góp phần xây dựng hình ảnh, vị thế Phật giáo Việt Nam trong nước và quốc tế.

Trong mùa an cư năm nay, 577 hành giả tại 8 trường hạ của tỉnh Nam Định sẽ tập trung nghiên cứu chuyên sâu nội điển với những nội dung Kinh Luật Luận căn bản và gần gũi với đời sống của mỗi Tăng Ni. Từ đó, các hành giả có cơ hội củng cố kiến thức Phật học, học hỏi kinh nghiệm tu hành và oai nghi tế hạnh từ các bậc trưởng thượng. Lời Phật dạy thông qua sự chỉ dẫn của các bậc tôn túc trở nên sống động và thực tiễn hơn, để chư Tăng Ni áp dụng trên con đường tu học, tăng trưởng Giới-Định-Tuệ.

Các kiến thức nội điển cũng được ban chức sự hạ trường chùa Đại Thành, tỉnh Bắc Ninh xây dựng công phu với các thời giảng kinh Pháp Hoa, Luật tứ phần, Sa di luật nghi yếu lược để chư hành giả hiểu thêm lời Phật dạy. Đặc biệt, để đáp ứng yêu cầu thời đại mới, khóa đào tạo nghiệp vụ trụ trì và hành chính Giáo hội cũng được BTS quan tâm tổ chức phù hợp với tình hình địa phương.

Trong ba tháng an cư, chư Tăng Ni hạn chế mọi tiếp xúc bên ngoài, tinh tấn trong việc học pháp, hành pháp, nghiêm trì giới luật khiến để công đức, giới hạnh, đạo lực tăng trưởng, xứng đáng là nơi nương tựa và phước điền của hàng Phật tử tại gia. Thấu hiểu ý nghĩa đó, Chư tôn đức BTS GHPGVN TP.HCM đã duy trì thời khóa huân tu, với nhiều nội dung ý nghĩa cho chư hành giả. Đặc biệt năm nay, các nội dung thuyết giảng về Nghi lễ Phật giáo được Ban chức sự dành nhiều tâm huyết.

Trong bất cứ hoàn cảnh, môi trường xã hội nào thì việc trau dồi nội điển cũng có ý nghĩa to lớn đối với các hành giả Tăng, Ni để nâng cao phẩm hạnh, khai mở tuệ giác, thẳng tiến đến giác ngộ và giải thoát. Từ đó, đem lại 3 tháng an cư ý nghĩa, tạo nguồn năng lực an lành lớn lao để củng cố tinh thần hòa hợp và thanh tịnh của Tăng-già, đưa đến sự duy trì và phát triển mạng mạch Phật pháp được trường tồn, góp phần làm lợi lạc xã hội.

NHẬT BẢN

Một thiếu niên người Canada đã bị bắt gặp khắc tên mình vào chùa Toshodaiji tức Đường Chiêu Đề tự, ngôi chùa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới ở Nara, Nhật Bản vào thứ Sáu tuần trước. Chàng trai 17 tuổi đã bị cảnh sát thẩm vấn sau khi dùng móng tay viết chữ “Julian” trực tiếp lên cột gỗ. Khách du lịch này vẫn đang được điều tra. Truyền thông Nhật Bản cũng yêu cầu khách du lịch cần tôn trọng các di sản bởi những hành động này có thể bị phạt 300.000 Yên hoặc tối đa 5 năm tù.

CAMPUCHIA

Trong khi đó, theo thông báo ngày 12/7 của bộ thông tin Campuchia, nước này sẽ hợp tác cùng Mỹ để Khai quật Bức tường Phía Tây Nam của Angkor Wat. Các nhà nghiên cứu cho biết, thông qua lần khảo cổ này, họ sẽ có thêm những thông tin liên quan đến việc chuyển đổi từ đạo Bà la môn và Phật giáo Đại thừa sang Phật giáo Nguyên thủy vào cuối thời kỳ Angkor, mà Campuchia vẫn đang thực hành cho đến ngày nay. Hiện khu vực Angkor Wat có hai dấu vết của tịnh xá Phật giáo Nguyên thủy cổ xưa, một ở phía Tây Nam và một ở phía Tây Bắc, nơi vẫn còn ngôi chùa thờ Phật.

Vị xuyên những ngày tháng 7

Tháng 7 là tháng để toàn dân tộc tri ân những người con hy sinh xương máu cho nền độc lập – tự do, cho sự toàn vẹn thiêng liêng của tổ quốc. Những ngày này, từng đoàn xe, từng lớp người không hẹn mà gặp tại Hà Giang. Đã có biết bao liệt sĩ đã anh dũng hy sinh, để lại một phần xương máu nơi biên cương của Tổ quốc.

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc, quân và dân ta đã anh dũng chiến đấu, giữ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc, những chiến công ấy đã ghi vào lịch sử chiến tranh giữ nước vĩ đại của dân tộc. Với tinh thần “sống bám đá đánh giặc, chết hóa đá bất tử”, hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh, hầu hết đều ở độ tuổi thanh xuân. Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên đã quy tụ được gần 1.900 phần mộ các anh hùng liệt sỹ.

Trong kí ức của những người lính năm xưa, mặt trận Vị Xuyên là nơi hứng chịu rất nhiều đạn, pháo, hoả lực mạnh của đối phương, những điểm cao 1509, 1200, 772, 685 ngày trước đạn cày đi xới lại, đất trở thành một màu xám xịt. Điểm cao 685 đá hoá thành vôi.

Có lẽ, nguyện vọng của những người lính tham gia mặt trận Vị Xuyên năm xưa đều mong muốn tìm được và đưa đồng đội của mình trở về với quê hương, về với Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên. Thời gian vừa qua, Nghĩa trang này được tôn tạo, mở rộng để tưởng nhớ và tri ân các anh hùng liệt sĩ ngã xuống cho sự toàn vẹn thiêng liêng của Tổ quốc.

Ngôi chùa xanh giữa vùng đất đỏ Bình Phước

Chùa là nơi người dân đến chiêm bái, lễ phật, thể hiện tín ngưỡng cũng như tu tập. Với không gian trang nghiêm, lối kiến trúc tôn giáo đặc trưng thì hiện nay, nhiều chùa lại tập trung hơn vào việc thiết trí không gian xanh. Trong phóng sự sau đây, mời quý vị đến thăm một ngôi chùa xanh ở huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.

Nằm ở huyện Đồng Phú, Chùa Vạn Quang hay với tên gọi cũ là chùa Thanh Đức xuất phát từ một ngôi đình tứ phủ nhỏ bé, nằm chênh vênh trên sườn của một quả đồi nhỏ, xung quanh chủ yếu là những vườn cao su, là nơi bà con phật tử thường xuyên đến dâng hương, lễ phật.

Là một tỉnh mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa với cái nóng oi ả khắc nghiệt, Đại đức Thích Tâm Đăng đã lên ý tưởng xây dựng nơi đây với môi trường sống và tu tập hòa hợp thiên nhiên. Điều này được áp dụng vào những tiểu cảnh trong khuôn viên chùa, để tạo nên sự an tĩnh, bầu không khí trong lành, thanh tịnh và mát mẻ, giúp thuận duyên cho tu tập…

Để không gian chùa luôn sạch sẽ, gọn gàng, không chỉ chư Tăng mà nhiều phật tử thường xuyên đến, tự tay chăm sóc, dọn dẹp ngôi chùa cũng như cho chính thân tâm của mình.

Với lối kiến trúc thân thiện ấy, nay chùa Vạn Quang đã trở thành điểm dừng chân lí tưởng của bà con phật tử thập phương. Giữa những bộn bề, căng thẳng cuộc sống, chỉ cần ghé đến chùa, ngồi thiền, hay chỉ đơn giản là ngắm nhìn cảnh sắc xung quanh, mỗi người đã có thể tạm quên đi những xô bồ của cuộc sống hối hả hàng ngày.

Đón xem các thông tin, chương trình hấp dẫn khác của Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên trên kênh YouTube anvientvbchannel.

15 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024

Bản tin 24h 05/09/2024 10:47:37

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024

Bản tin 24h 05-09-2024 10:47:37

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Tầm quan trọng của giới luật với Tăng Ni trẻ; Nét đẹp ẩm thực chay nơi tự viện; Huy động nguồn lực nhân dân trong trùng tu di tích.
2585 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024

Bản tin 24h 04/09/2024 09:03:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024

Bản tin 24h 04-09-2024 09:03:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Lan tỏa pháp phục Phật giáo Việt Nam; Đẩy mạnh lưu trữ và nghiên cứu Phật giáo; Chắp cánh ước mơ.
1569 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024

Bản tin 24h 03/09/2024 09:00:30

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024

Bản tin 24h 03-09-2024 09:00:30

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Rực rỡ sắc màu Quốc khánh; Câu chuyện về tình yêu đất nước; CH Séc: TƯGH thăm hỏi Phật tử Việt Nam tại Teplice và Chomutov.
3701 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024

Bản tin 24h 02/09/2024 09:23:16

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024

Bản tin 24h 02-09-2024 09:23:16

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: TT-Huế: Trang nghiêm tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông; Thăm mái già lam “Che chở hồn dân tộc”; Gieo duyên Phật pháp đến bà con vùng cao.
2661 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024

Bản tin 24h 31/08/2024 11:01:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024

Bản tin 24h 31-08-2024 11:01:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày:  TT- Huế: Khai kinh cầu siêu nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông 2024; BTS GHPGVN Tỉnh Đồng Nai khánh tuế Đức Pháp chủ GHPGVN; Phật giáo chung tay hỗ trợ người dân sau lũ.
4613 lượt xem 0 Bình luận