Bản tin An Viên 24H 21.07.2023

22/07/2023 09:42:36 659 lượt xem

Bản tin An Viên 24H 21.07.2023 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Lần đầu bàn giao phần mềm quản lí Tăng Ni, Phật tử tại Hà Nội, Đưa các đề án văn hoá Phật giáo về địa phương, Bảo vệ môi trường bắt đầu từ thế hệ trẻ.

Hà Nội: Lần đầu bàn giao phần mềm quản lý Tăng ni, Phật tử

Ngày 21/7, tại chùa Quán Sứ (Hà Nội), Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) và TƯGH đã lần đầu bàn giao kiểm thử phần mềm ghi danh hệ thống quản lý Tăng Ni, Phật tử.

Tại đây, cán bộ Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội giới thiệu và hướng dẫn cách Phật tử. Phần mềm giúp TƯGH cũng như các cơ quan chức năng nắm bắt rõ hơn số lượng, thông tin Tăng Ni, Phật tử. Tính bảo mật cũng được đề cao khi Tăng Ni, Phật tử đăng ký ghi danh trên phần mềm và app. Chỉ các tài khoản (số định danh cá nhân) được cấp quyền quản lý mới có thể truy cập. Tại buổi họp, chư tôn đức thống nhất tên web quản lý Tăng Ni là tangsu.ghpgvn.org.vn; tên app là vnphattu, và cổng hanhchinh.ghpgvn.org.vn; đồng thời, góp ý về mặt ngôn từ, thiết kế,… để tất cả chư Tăng ni, Phật tử dễ sử dụng.

TT.Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký HĐTS đã giao cho chư tôn đức Văn phòng TƯGH để tiếp tục giám sát, đóng góp ý kiến để hoàn thiện phần mềm và app. Thời gian tới, việc tập huấn sử dụng phần mềm ghi danh, hệ thống quản lý Tăng Ni Phật tử sẽ được triển khai thí điểm tại một số tỉnh thành như Bắc Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Dak Nông,…

TP.HCM: Chư Tăng ni, Phật tử kích hoạt tài khoản định danh điện tử

Hơn 200 Chư Tăng Ni, Phật tử đã được Công an TP.HCM hướng dẫn đăng ký, kích hoạt và sử dụng tài khoản định danh mức 2 Căn cước công dân (VNeID). Cùng với đó, tích hợp thêm các giấy tờ như: Giấy phép lái xe, thẻ bảo hiểm y tế, hộ chiếu… Các bước thực hiện được các cán bộ Công an TP.HCM hướng dẫn thực hiện một cách đơn giản, nhanh chóng.

* Trước đó, tối ngày 20/7 chư tôn đức Ban Giáo dục Phật giáo TP đã họp trực tuyến thảo luận công tác chuyên môn và đào tạo, chuẩn bị bộ đề thi vấn đáp dành cho giới tử nhân Đại giới đàn sắp diễn ra; cho ý kiến xây dựng quy chế hoạt động của Ban, chuẩn bị ra mắt Ban Bảo trợ đợt 3.

Đắk Lắk: Đăng ký, kích hoạt tài khoản định danh điện tử

Cũng với ý nghĩa tương tự, Công an và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp tổ chức đăng ký, kích hoạt và sử dụng tài khoản định danh điện tử VNeID cho hơn 600 chư Tăng Ni và hành giả An cư. Dịp này, BTS tỉnh cũng truyền thông tới đồng bào Phật tử về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc làm này, giúp thuận tiện trong đời sống xã hội hiện nay.

* Cùng ngày tại chùa Phổ Minh, thành phố Buôn Ma Thuột, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đắk Lắk phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Công an Tỉnh tập huấn Phòng cháy chữa cháy và phổ biến An toàn giao thông đến Chư tôn đức và Cư sĩ Phật tử. Ban Tổ chức cũng thông tin về tình hình tai nạn giao thông 6 tháng đầu năm 2023; công tác xử lý vi phạm quy tắc chung khi tham gia giao thông,.

BR-VT: Phối hợp đảm bảo an toàn giao thông và phòng cháy chữa cháy

Tại BRVT, sáng nay ngày 21/7, BTS GHPGVN tỉnh và Công an tỉnh đã ký kết phối hợp đảm bảo Trật tự An toàn giao thông và Phòng cháy chữa cháy giai đoạn 2023 – 2026. Theo đó, chư Tăng Ni, Phật tử trên địa bàn sẽ lan tỏa nếp sống văn minh, văn hóa tham gia giao thông, cũng như an toàn PCCC trong cộng đồng Phật giáo và các tầng lớp nhân dân, góp phần mang lại một xã hội bình yên, hạnh phúc.

Hải Phòng: Sơ kết hoạt động Phật sự 6 tháng đầu năm 2023

Còn tại Hải Phòng, chiều hôm nay ngày 21/7, BTS GHPGVN TP đã tổ chức Hội nghị Sơ kết hoạt động Phật sự 6 tháng đầu năm, triển khai công tác Phật sự 6 tháng cuối năm 2023. Tại đây, Chư tôn đức đã báo cáo kết quả nổi bật của các ban chuyên môn, trong đó đã Tổ chức Diễu hành xe hoa, Lễ Tắm Phật rộn ràng nhân Đại lễ Phật đản, tổ chức An cư kiết hạ tập trung tại trụ sở BTS với hơn 300 hành giả… Đặc biệt công tác từ thiện xã hội là điểm sáng với tổng số tiền 12,5 tỷ đồng. Thời gian tới, BTS sẽ tập trung tổ chức các sự kiện hướng về các ngày Lễ trọng của Phật giáo, nâng cao chất lượng đào tạo Tăng Ni, tăng cường các lớp học giáo lý cho Phật tử.

Phổ biến pháp luật đến đồng bào Phật tử

Bên cạnh việc phối hợp với Công an tỉnh, huyện trong tuyên truyền, phổ biến về trật tự, an toàn giao thông, Phật giáo các địa phương cũng là cầu nối, là những thành viên tích cực trong công tác tuyên truyền phổ biến các chính sách, pháp luật tới với bà con nhân dân và đồng bào Phật tử.

Trong chuỗi hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật do Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang tổ chức tại huyện Rồng Giềng luôn thu hút rất đông chư tôn đức trụ trì các chùa và bà con trên địa bàn huyện. Từ đây, những nội dung trọng tâm của Chính sách, Quyết định mới nhất về các chương trình, mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được chư Tăng lắng nghe kỹ lưỡng, ghi chép cẩn thận…để phổ biến lại cho bà con Phật tử cùng biết.

Dịp này, các đại biểu còn được tiếp thu các nội dung về bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của các dân tộc, gắn với phát triển du lịch cộng đồng, bảo vệ môi trường, nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực của vùng.

Với vai trò và uy tín cá nhân, chư Tăng là cầu nối hiệu quả trong các hoạt động nâng cao nhận thức và ý thức tự giác chấp hành chủ trương, đường lối tới người dân và đồng bào Phật tử, từ đó, góp phần phát triển kinh tế – xã hội bền vững ở địa phương.

Dạy nghề miễn phí – Trao “cần câu” cho người khó khăn

Nhằm tạo điều kiện giúp đỡ cho những mảnh đời khó khăn, bất hạnh vươn lên trong cuộc sống, chùa Kỳ Quang II tại quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh nhiều năm nay đã tổ chức những lớp đào tạo nghề miễn phí. Những lớp học đã đem đến niềm vui, niềm tin yêu trong cuộc sống, từ đó lan tỏa tinh thần từ bi của đạo Phật đến với mọi người.

Một buổi học xoa bóp và ấn huyệt dành cho người khiếm thị tại chùa Kỳ Quang II, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh. Cứ mỗi dịp hè, nhiều người khiếm thị tìm đến đây để được đào tạo nghề miễn phí. Vượt 1 chặng đường từ Đồng Tháp lên TP, anh Phạm Vũ Linh cảm thấy rất mừng, biết ơn vì từ bây giờ anh đã học được 1 nghề và có thể tự nuôi sống bản thân mình.

Không chỉ mở lớp học ấn huyệt, xoa bóp cho các học viên khiếm thị, chùa còn khai giảng lớp điện dân dụng và điện lạnh dân dụng miễn phí cho người có nhu cầu. Đây là nghề rất cần thiết, giúp các học viên dễ dàng tìm kiếm việc làm, từ đó ổn định cuộc sống. Lớp dạy nghề điện dân dụng và điện lạnh dân dụng kéo dài trong 3 tháng do các giáo viên Trường Trung cấp nghề Nhân Đạo (TP.HCM) hướng dẫn.

Nói đến chùa là nói đến mái nhà từ bi. Những lớp học nghề miễn phí được tổ chức tại chùa như thế này đã giúp cho những người khiếm thị khó khăn nhận được sự giảng dạy, nâng đỡ với lòng thương. Khi trao từ bi cho người khác thì sẽ nhận lại từ bi, hạnh phúc trong cuộc đời.

Bảo vệ môi trường bắt đầu từ thế hệ trẻ

 Học sinh là một trong những đối tượng cần phải tích cực tham gia bảo vệ môi trường. Do vậy, việc giáo dục môi trường cho học sinh chính là nền tảng của sự phát triển bền vững, có ý nghĩa quan trọng nhằm thay đổi nhận thức và hành động của thế hệ trẻ. Và mới đây, một lớp dạy như thế tại chùa Linh Bửu, TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã thu hút đông đảo bạn trẻ, nhận được nhiều đánh giá tích cực từ các bậc phụ huynh

Quảng trường công viên thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, tuyến đường Lê Duẩn dài hơn 2Km trước chùa Linh Bửu… Ngay từ sáng sớm đã trở nên tấp nập bởi sự có mặt của hơn 100 bạn trẻ. Em nhặt rác, em phân loại, mỗi người một việc, dù nắng nóng, vất vả nhưng vô cùng hồ hởi, hào hứng. Đó chính là tiết thực thành sau bài học về Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường tại chùa Linh Bửu.

Đặt nhiều tâm huyết vào buổi dạy, đại đức trụ trì Thích Trí Nghiêm còn mới ông Chấn Trường, CEO công ty sản xuất sản phẩm gia dụng bằng giấy đến giảng về thực trạng, tác hại rác thải nhựa. Không chỉ cung cấp các kiến thức, ví dụ thuyết phục, mà nhiều câu hỏi của các em cũng được giải đáp cặn kẽ, từ đó hình thành ý thức nói không với sản phẩm nhựa dùng 1 lần.

Theo số liệu từ FAO, mỗi năm người dân thải ra môi trường 1,8 triệu tấn nhựa. Bình quân hàng tháng mỗi hộ gia đình dùng và thải ra 1kg túi nilon. Đặc biệt mỗi ngày, Hà Nội và TP.HCM thải ra môi trường gần 80 tấn nhựa.

Và khi những vấn đề về môi trường đang trở thành mối quan tâm “nóng” của cộng đồng thì hình ảnh các bạn học sinh hào hứng dọn dẹp đường phố, nhặt rác nơi công cộng chính là hy vọng về tương lai Việt Nam xanh hơn, sạch hơn.

Đưa các đề án văn hóa phật giáo về địa phương

Ban Văn hoá Trung ương GHPGVN đã và đang ký kết với các tỉnh thành địa phương để lan tỏa những kết quả của các đề án: Ngôn ngữ, Pháp phúc, Nghệ thuật và Biểu tượng văn hóa Phật giáo Việt Nam. Giáo hội các cấp tiến hành tuyên truyền, triển khai; tiếp cận từng chùa, Chư tăng ni kêu gọi sự hỗ trợ của các Phật tử, để có nguồn lực giúp xây dựng lộ trình triển khai. Điều này đã góp phần không nhỏ thúc đẩy sự nghiệp phát triển chung của văn hóa Phật giáo Việt Nam.

Theo thống kế, đến thời điểm hiện tại, 11/63 tỉnh thành và 1 phân ban chuyên ngành gồm Bạc Liêu, Long An, Đà Nẵng, Nghệ An, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Huế, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Phân ban Ni giới TƯGH; đã ký kết hợp tác với Ban Văn hóa TƯGH lan tỏa các đề án Pháp phục – Ngôn ngữ – Nghệ thuật và Biểu tượng văn hóa Phật giáo Việt Nam. Hoạt động này đã diễn ra bắt đầu từ tháng 3 năm 2023; để lan tỏa, phát huy kết quả đề án đến tất cả Tăng, Ni, Phật tử Việt Nam ở trong và ngoài nước.

Việc lan tỏa các đề án của Ban Văn hóa TƯGH có ý nghĩa quan trọng, tạo sư trang nghiêm trong nghi lễ Phật giáo đồng thời bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, nâng cao vai trò của văn hóa Phật giáo trong xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Nội dung thỏa thuận ký kết gồm bốn điều khoản cụ thể: Mục tiêu; các lĩnh vực; phương thức hợp tác; bổ sung, sửa đổi bản chính thức. Trong đó, các bên cùng lan tỏa phát huy kết quả Ngôn ngữ, Pháp phục, nghệ thuật và các biểu tượng văn hóa Phật giáo Việt Nam gồm: Nghiên cứu, thuyết trình, tọa đàm, hội nghị, hội thảo… in ấn, xuất bản, sản xuất tác phẩm, sản phẩm văn hóa Phật giáo; tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao nhận thức; triển lãm, thông tin, truyền thông, quảng bá… các giá trị văn hóa Phật giáo thuộc các lĩnh vực trên.

Đặc biệt, Phân ban Pháp phục Phật giáo trực thuộc Ban Văn hóa TƯGH đã tổ chức buổi tập huấn đề án “Pháp phục Phật giáo Việt Nam thống nhất trong đa dạng” cho đại diện của Ban Trị sự một số tỉnh như Long An, Tiền Giang, Trà Vinh, Bạc Liêu, Đồng Tháp. Ban Văn hóa TƯGH đang cố gắng từng bước để các đơn vị cử người về tiếp nhận, hiểu tinh thần đề án và những mẫu pháp phục mới đã được Giáo hội chuẩn y.

Là 1 trong các tỉnh thành tiêu biểu đi đầu trong việc lan tỏa các đề án của Ban văn hóa TƯGH, chư tôn đức Phật giáo Bạc Liêu luôn đề cao các giá trị đã được tạo dựng. Tại buổi lễ ký kết, BTS đã mời chư Tăng Ni đến lắng nghe và hiểu thêm về giá trị của văn hóa Việt Nam, cũng như lên kế hoạch triển khai thực hiện các đề án về ngôn ngữ, pháp phục trong khóa an cư kiết hạ PL.2567. Bên cạnh đó, kiến trúc chùa cũng được chư Tăng Ni quan tâm, làm sao vừa xây dựng được nơi thờ tự trang nghiêm nhưng vẫn mang nét đặc trưng riêng, nổi bật của Phật giáo Việt.

Còn tại Long An, sau khi ký kết lan tỏa 4 đề án Pháp phục – Ngôn ngữ – Nghệ thuật và Biểu tượng Văn hoá Phật giáo với Ban Văn hoá TƯGH, hàng loạt các buổi họp, kế hoạch đã được BTS GHPGVN tỉnh đưa ra.

Trong đó 2 đề án Pháp phục và Ngôn ngữ đã đạt được một số thành tựu bước đầu. Nếu như việc đọc tụng kinh thống nhất đang được các chùa đưa vào thời khoá hàng ngày, thì pháp phục đã được Giáo hội các cấp tỉnh Long An mặc đồng phục trong các cuộc họp định kỳ và sự kiện Phật giáo trọng đại. Có được điều đó chính là nhờ định hướng đúng đắn của BTS tỉnh dù vẫn còn nhiều khó khăn trong việc triển khai.

Với những kiến thức, kỹ năng học được từ buổi tập huấn, hướng dẫn may ý áo của Ban Văn hoá TƯGH, cơ sở may pháp phục tại chùa Long Phước, tỉnh Long An đã được mở ra để đáp ứng nhu cầu chư tăng ni trong tỉnh, cũng như thuận tiện cho việc cúng dường y áo. Tại đây, mỗi thành viên đang ngày đêm nỗ lực, để sớm cung cấp pháp phục đến chư tăng ni toàn tỉnh, góp phần trang nghiêm giáo hội.

Đề án của ban Văn hoá TƯGH được chư tăng ni, Phật tử hưởng ứng đã khẳng định tính đúng đắn, thực tiễn và cần thiết xây dựng bản sắc Phật giáo Việt trong thời hội nhập. Như tại Hội nghị quốc tế Nữ giới Phật giáo tại Hàn Quốc vừa qua, Phái đoàn ni giới Phật giáo Việt Nam với 110 thành viên tham dự. Ngay ngày khai mạc, Đoàn ni giới Việt Nam, trong pháp phục thống nhất trang nghiêm, đã tụng Bát Nhã Tâm Kinh trầm hùng tạo ấn tượng mạnh mẽ với các đại biểu quốc tế hiện diện.

Đề cao tính thống nhất trong Tăng đoàn Phật giáo Việt Nam nói chung và Ni giới Phật giáo Việt Nam nói riêng, ngay sau khi trở về sau sự kiện nhiều ni trưởng, ni sư đã thăm, cúng dường y áo cho nhiều trường hạ tại các tỉnh thành trên cả nước. Mỗi hành giả Ni nhận được 1 bộ y, và chủ động hoàn thiện 2 bộ y còn lại.

Như vậy có thể thấy, chỉ sau một thời gian ngắn, nhiều tỉnh thành trên cả nước đã tiến hành ký kết, triển khai và có những giải pháp riêng để giải quyết bài toán tài chính mà vẫn đáp ứng lộ trình các đề án thống nhất đã đưa ra. Và trên chặng đường đó, chính sự đoàn kết chung tay, trợ duyên của chư tăng ni, Phật tử, những tấm lòng mến mộ đạo Phật sẽ làm nên hương sắc thống nhất của Phật giáo Việt Nam.

Tạp chí Australia ca ngợi 7 điểm đến hàng đầu Việt Nam 2023

Ấn bản mới nhất của Tạp chí du lịch hàng đầu Australia – Escape (Ớt – scep), chuyên trang này đã ca ngợi vẻ đẹp của 7 điểm đến hàng đầu Việt Nam gồm: Sa Pa, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Hội An, TP.HCM và Cần Thơ. Việc được Escape (Ớt – scep) giới thiệu sẽ góp phần quảng bá du lịch nước ta tại Australia nói riêng và Châu Đại Dương nói chung khi tạp chí này có lượng phát hành lớn và uy tín nhất của xứ sở Kangaroo.

Du lịch Việt Nam đang phục hồi nhanh 

Trong khi đó, theo số liệu mới nhất của Cục Du lịch Quốc gia, lượng tìm kiếm về du lịch Việt Nam liên tục tăng và nằm top đầu thế giới, từ vị trí thứ 11 lên vị trí thứ 6, qua đó trở thành điểm đến duy nhất của Đông Nam Á nằm trong nhóm này. Hiện trong 6 tháng đầu năm, nước ta đã đón hơn 5,5 triệu lượt khách quốc tế; phục vụ trên 64 triệu lượt khách nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt hơn 343 nghìn tỷ đồng. Sự tăng trưởng này được dự báo còn tiếp tục trong 6 tháng cuối năm.

“Văn hóa Phật giáo qua tư liệu văn bia”

Sáng nay, ngày 21/7 tại Viện Trần Nhân Tông, Hà Nội đã diễn ra buổi thuyết trình khoa học về “Văn hóa Phật giáo qua tư liệu văn bia” bởi diễn giả GS.TS Cảnh Huệ Linh, đến từ Đại Học Triều Dương, Trung Quốc. Với những nghiên cứu và sử dụng phương pháp so sánh lịch sử văn hóa hơn 30 năm qua, diễn giả rút ra 3 kết luận nghiên cứu quan trọng nhất đó là văn hiến, minh khắc và tư liệu khảo cổ; góp phần hoàn thiện VHPG cũng như con người VN.

Trung Quốc: Di sản Phật giáo bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu

Trong 2 thập kỷ trở lại đây, lượng mưa trung bình tại Tây Bắc Trung Quốc đã tăng cao do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Điều này đã tác động trực tiếp đến các bức bích họa tại Đôn Hoàng thuộc tỉnh Cam Túc vốn có tuổi đời hơn 1.600 năm. Theo các chuyên gia, nước mưa rò rỉ và độ ẩm tăng cao đã khiến nhiều bích họa hư hại, bong tróc. Và dù ngành văn hóa Trung Quốc đang nỗ lực nhưng nếu lượng mưa và độ ẩm tiếp tục tăng, các di sản trên có thể sẽ hư hại hoàn toàn trong tương lai. Được hình thành từ thế kỷ thứ 4, hệ thống hang động và bích họa tại Đôn Hoàng duy trì nhiều thế kỷ nhờ thời tiết khô, ít mưa của khu vực cận sa mạc. Tuy nhiên điều này đang dần thay đổi do biến đổi khí hậu.

Hàn Quốc: Thống kê hệ thống di sản Phật giáo tại Gwangju

Cũng liên quan đến bảo tồn thì chư tôn đức Phật giáo thành phố Gwangju (Quang-chu) của Hàn Quốc đang đề xuất lên ngành văn hóa tiến hành thống kê hệ thống di tích, di sản trên địa bàn. Điều này do 1 số hiện vật lịch sử có giá trị đang bị thất thoát hoặc chuyển nhượng trái phép thời gian qua. Bởi vậy, việc thống kê các di sản, cổ vật Phật giáo tại Gwangju (Quang-chu) là cần thiết nhằm bảo tồn các hiện vật này cho đời sau. Được biết, đây là 1 trong những khu vực có lịch sử phát triển Phật giáo lâu đời nhất tại Hàn Quốc với hệ thống di tích

Mời Quý vị và các bạn theo dõi toàn bộ bản tin An Viên 24H ngày 21.07.2023:

Đón xem các thông tin, chương trình hấp dẫn khác của Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên trên kênh YouTube.

15 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024

Bản tin 24h 05/09/2024 10:47:37

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024

Bản tin 24h 05-09-2024 10:47:37

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Tầm quan trọng của giới luật với Tăng Ni trẻ; Nét đẹp ẩm thực chay nơi tự viện; Huy động nguồn lực nhân dân trong trùng tu di tích.
2546 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024

Bản tin 24h 04/09/2024 09:03:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024

Bản tin 24h 04-09-2024 09:03:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Lan tỏa pháp phục Phật giáo Việt Nam; Đẩy mạnh lưu trữ và nghiên cứu Phật giáo; Chắp cánh ước mơ.
1500 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024

Bản tin 24h 03/09/2024 09:00:30

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024

Bản tin 24h 03-09-2024 09:00:30

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Rực rỡ sắc màu Quốc khánh; Câu chuyện về tình yêu đất nước; CH Séc: TƯGH thăm hỏi Phật tử Việt Nam tại Teplice và Chomutov.
3675 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024

Bản tin 24h 02/09/2024 09:23:16

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024

Bản tin 24h 02-09-2024 09:23:16

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: TT-Huế: Trang nghiêm tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông; Thăm mái già lam “Che chở hồn dân tộc”; Gieo duyên Phật pháp đến bà con vùng cao.
2618 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024

Bản tin 24h 31/08/2024 11:01:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024

Bản tin 24h 31-08-2024 11:01:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày:  TT- Huế: Khai kinh cầu siêu nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông 2024; BTS GHPGVN Tỉnh Đồng Nai khánh tuế Đức Pháp chủ GHPGVN; Phật giáo chung tay hỗ trợ người dân sau lũ.
4592 lượt xem 0 Bình luận