Bản tin An Viên 24H 24.11.2023

25/11/2023 10:12:36 239 lượt xem

Bản tin An Viên 24H 24.11.2023 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Cung rước tôn tượng Phật ngọc Đức vua Phật Hoàng Trần Nhân Tông; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thăm học viện PGVN tại Hà Nội; Tăng đoàn Thượng mật Viện Ấn Độ giao lưu tại chùa Pháp Vân.

Cung rước tôn tượng Phật ngọc Đức vua Phật Hoàng Trần Nhân Tông

Sáng ngày 24.11 tại Chùa Phúc Sơn, Bắc Giang đã trang nghiêm diễn ra lễ cung rước tôn tượng Phật ngọc Đức vua Phật Hoàng Trần Nhân Tông về chùa Bái Đính (Ninh Bình). Đây là hoạt động mở đầu cho chương trình ý nghĩa kéo dài tới ngày 27.11, nhân kỷ niệm 715 năm ngày Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn.

Từ 5h sáng, sau các nghi thức tâm linh, tôn tượng Phật ngọc Đức vua Phật Hoàng  Trần  Nhân Tông đã được cung rước từ chùa Phúc Sơn (tỉnh Bắc Giang) đến chùa Bái Đính (tỉnh Ninh Bình). Nghi thức này có ý nghĩa hơn bao giờ hết khi chuẩn bị đến Đại lễ kỷ niệm 715 năm ngày Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết bàn. Sau đó, tôn tượng tiếp tục được cung rước đến chùa Yên Tử (tỉnh Quảng Ninh) và chùa Vĩnh Nghiêm (tỉnh Bắc Giang). Tại các nơi, chư tôn đức đều thành kính dâng hương, cầu nguyện quốc thái dân an và tưởng niệm Đức vua Phật Hoàng Trần Nhân Tông.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thăm học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội

Tối ngày 23.11, Học viện PGVN tại Hà Nội đã chào đón GS.TS Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đến thăm và có buổi chia sẻ về mối quan hệ giữa Giáo dục Phật giáo và Giáo dục quốc dân trên phương diện đề cao giá trị đạo đức, trí tuệ, và nhân cách sống trong xã hội ngày nay.

Bộ  trưởng  Nguyễn  Kim  Sơn  khẳng  định  giá  trị  Giáo dục Phật giáo là để phát triển trí tuệ, hiểu thấu bản chất của các pháp. Học Phật là đi theo con đường đức Phật đã dạy, loại bỏ những quan điểm sai lầm, rèn luyện thân tâm. Từ sự tương quan giữa giáo dục Phật học và thế học, Bộ trưởng mong muốn hai nền giáo dục cùng đồng hành vì sự nghiệp đào tạo nhân tài, Tăng tài cống hiến cho đất nước và đạo pháp.

HT.TS Thích Thanh Quyết, Phó chủ tịch HĐTS, Trưởng Ban Giáo dục Phật giáo TƯGH, Viện trưởng Học viện cảm ơn Bộ trưởng chia sẻ những giá trị cốt lõi của giáo dục, đồng thời trao tặng quà lưu niệm là “tượng đài Thánh Gióng” tới Bộ trưởng.

Hà Nội: Tăng đoàn Thượng mật Viện Ấn Độ giao lưu tại chùa Pháp Vân

Cùng thời gian này, tăng đoàn Thượng mật Viện Gyuto Ấn Độ đã đến giao lưu cùng chư tăng và Phật tử chùa Pháp Vân; chia sẻ cởi mở, trao đổi thân mật  về  sự phát triển và hình thành của Phật giáo mỗi bên. Dịp này, phái đoàn  mong  muốn  quan  hệ  hữu nghị Phật giáo giữa hai nước ngày càng gắn bó thân thiết, mang hạnh phúc cho mọi tầng lớp nhân dân.

Tiền Giang: Triển khai Phật sự trọng tâm cuối năm

Trong khi đó, sáng nay ngày 24.11 tại Tiền Giang, BTS GHPGVN tỉnh họp triển khai các hoạt động trọng tâm cuối năm 2023. Sau khi đánh giá Phật sự vừa diễn ra như ký kết 4 đề án với Ban VHTƯ; kỳ thi Cao đẳng Phật liên thông, cao đẳng; công tác Từ thiện xã hội… chư tôn đức thảo luận và thống nhất tổ chức Hội nghị tổng kết Phật sự cuối năm; chương trình Tết vì người nghèo năm Giáp Thìn (2024); Khóa Huân tu, kỷ niệm vía Đức Phật A di đà và tổng kết ban HDPT; lễ tưởng niệm Phật hoàng Trần Nhân Tông và khóa tu Kiết đông.

Bắc Giang: Phát huy vai trò Phật giáo trong bảo vệ môi trường

Cũng trong buổi sáng ngày 24.11 tại Bắc Giang, BTS GHPGVN tỉnh phối hợp với UBMTTQVN tỉnh tổ chức Hội nghị phát huy vai trò Phật giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu năm 2023.

Tại hội nghị, chư Tôn đức Tăng Ni đã nghe báo cáo viên thông tin một số chủ trương, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; thực trạng giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tham gia bảo vệ  môi  trường.  Những  năm  qua,  Ban Trị sự GHPGVN tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các Tăng ni và tín đồ Phật tử tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, lồng ghép trong các khoá tu và hoạt động Phật sự.

Kiến tạo không gian tiền cảnh

Lịch sử Phật giáo hơn 2000 năm đã mang đến rất nhiều hình thái kiến trúc của các ngôi tự viện Việt Nam với vẻ đẹp riêng có. Và ở thời đại ngày nay, vẻ đẹp này không chỉ dừng lại ở sự cổ kính mà còn được chư tôn đức phát huy hơn nữa để kiến tạo nên không gian nghệ thuật đầy chất thiền.

Chùa Hoằng Phúc, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình…nhìn từ trên cao, đây là một ngôi chùa không có gì quá đặc biệt với lối kiến trúc Tam quan ngoại, tam quan nội, tháp phật, tam bảo…đặc trưng theo lối cổ thời Trần.

Đánh giá một cách tổng thể, không gian chùa thành bình nhưng không hoàn toàn đến từ những công trình kiến trúc mà bởi những tiểu cảnh giản đơn. Như cây xanh này, rồi lát đá ở đằng kia hay cột đèn đó, tất cả đều là ý đồ trong một nghệ thuật sắp đặt.

Trồng cây gì, sắp xếp ở đâu và kết hợp chúng với những tiểu cảnh nào đều có sự tính toán kỹ càng. Chính vì lẽ đó mà Hoằng Phúc rất xanh và không rối mắt. Và chư tôn đức cũng rất khéo léo khi lồng ghép âm thanh của chim muông, của tiếng lá xào xạc và đặc biệt là tiếng nước chảy, tiếng cá quẫy đuôi  tạo  cảm  giác  trong  tĩnh  có  động,  trong  động  có  tĩnh,  trầm  lắng  mà không ảm đạm.

Mỗi một thời điểm, chùa Hoằng Phúc lại có một vẻ đẹp rất riêng. Khi thì rực rỡ tươi mát trong những ngày nắng nóng, lúc thì trầm lắng, thong dong của hôm mưa phảng phất. Cũng nhờ vậy mà ngôi chùa lúc nào cũng chào đón bước  chân  của  những  con  người yêu cái đẹp, kiếm tìm sự tĩnh tại trong tâm hồn.

Không cần cầu kỳ, hoa mỹ hay xây dựng các công trình thật đồ sộ mà chỉ với những điều nhỏ nhoi, dung dị như thế này… chùa Hoằng Phúc vẫn tạo nên vẻ đẹp riêng và mang đến sự lắng đọng trong tâm hồn du khách.

Đạo tràng tu học – Nơi gắn kết người con Phật

Trong quá trình tu tập, nếu có được những người bạn cùng chí hướng, cùng lý tưởng thì đó là niềm hạnh phúc lớn. Với ý nghĩa như vậy mà trong nhiều năm qua, các đạo tràng tu học liên tục ra đời và ngày càng lớn mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng. Qua đó, lan tỏa Phật pháp cũng như các hoạt động nhân sinh, thiện nguyện đầy ý nghĩa.

Sự lợi lạc mang lại cho quý Phật tử là minh chứng cho vai trò của các đạo tràng tu học hiện nay. Các tự viện đã thành lập nhiều đạo tràng như Quang Minh, Bát Quan Trai, tu thiền, niệm Phật, Dược Sư…góp phần lan tỏa chính pháp. Với nội dung tu học sinh hoạt định kỳ do chư Tăng Ni hướng dẫn, Phật tử trải qua thời khóa như tụng kinh, niệm Phật, hành thiền, học giáo lý. Từ đó, tạo ra môi trường lan toả tinh thần hòa hợp, thân ái và sách tấn lẫn nhau.

Ngoài việc kết duyên với các tự viện trong nước, các đạo tràng cũng trở thành sợi dây gắn kết, tổ chức những khóa tu học cùng với chư tôn đức Phật giáo các nước. Nhờ sự sách tấn lẫn nhau mà mỗi cá nhân trở nên tinh tấn, nghiêm túc hơn. Đặc biệt, việc kết hợp tu tập Phật giáo các nước là cơ hội tốt để cho mọi người chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi, thể hiện sự đoàn kết, hoà hợp.

Trong thời đại mới, các đạo tràng dù lớn hay nhỏ đã phát huy tốt việc hộ trì Tam Bảo, hoằng truyền Chánh Pháp. Bởi thế, việc xây dựng và nâng cao chất lượng các đạo tràng tu học là sứ mệnh của người học Phật, đem lại những giá trị thiết thực cho cộng đồng.

Cụm tin từ thiện

Tại Hà Giang, đoàn từ thiện chùa Vẽ (Hải Phòng) thực hiện chuyến thiện nguyện từ ngày 23-26.11, tặng quà cho các trẻ em dân tộc tại điểm trường thôn Tía Sính, xã Lũng Chinh, huyện Mèo Vạc. Quà tặng gồm: áo ấm, nhu yếu phẩm, đồ dùng học tập với tổng kinh phí 85 triệu đồng.

Còn tại Bạc Liêu, BTS GHPGVN huyện Hồng Dân vừa khởi công xây cầu nông thôn tại xã Lộc Ninh. Công trình nhằm thay thế cây cầu cũ đã hỏng, có diện tích 3,5mx12m, dự kiến hoàn thành sau hai tháng với kinh phí 150 triệu đồng.

Cụm tin quốc tế

Phật giáo Hàn Quốc hỗ trợ nước sạch cho người dân Myanmar

Mới đây tại Trường tiểu học Mythayaungchi (Minh – tha – yang – chi) thuộc thành phố Yangon, Myanmar, hệ thống máy lọc nước tự động đã hoàn thành, cung cấp nước sạch miễn phí mỗi ngày cho hơn 800 học sinh. Đây là dự án do Hiệp hội Cộng đồng Toàn cầu, một tổ chức từ thiện nhân đạo của Phật giáo Hàn Quốc thực hiện. Những năm qua, với sự góp sức của quý Phật tử tại xứ sở kim chi, hơn 50 hệ thống lọc nước tự động đã được lắp đặt ở nhiều khu vực tại Myanmar, cung cấp hàng nghìn lít nước sạch mỗi ngày cho người dân.

Phật giáo Kim Cương Thừa ra mắt công cụ trí tuệ nhân tạo

Còn tại Ấn Độ, Trung tâm CNTT Phật giáo Kim Cương Thừa đã ra mắt phần mềm hỗ trợ nghiên cứu cho chư Tăng. Được vận hành hoàn toàn bởi công  cụ  trí  tuệ  nhân  tạo,  ứng  dụng  có  nhiều  công cụ như: dịch thuật tự động, nhận dạng ký tự quang học, chuyển giọng nói thành văn bản… Cùng với đó là kho dữ liệu kỹ thuật số hàng nghìn tài liệu của Phật giáo Kim Cương. Được hoàn thành sau 9 năm triển khai, phần mềm hỗ trợ đáng kể việc nghiên cứu của chư Tăng và học giả.

Đổi mới trong việc cấp sổ đỏ cho tổ chức tôn giáo

Thời gian qua, với sự chủ động của các tôn giáo, sự phối kết hợp hiệu quả giữa các bộ ban ngành, công tác cấp sổ đỏ cho tổ chức tôn giáo đã có chuyển biến tích cực. Không thể phủ nhận rằng, việc làm này đã đem lại những hiệu quả tốt, tạo cơ sở để các cơ sở tự viện Phật giáo nói riêng và các tổ chức tôn giáo nói chung ổn định hoạt động. Từ đó, việc quản lý Tăng Ni, tự viện cũng được nâng cao. Chuyên mục Tiêu điểm hôm nay xin giới thiệu tới quý vị vài góc nhìn về những đổi mới trong việc cấp sổ đỏ cho TCTG gần đây.

Liên tiếp  trong  thời  gian qua, tại nhiều tỉnh thành trên cả nước, việc trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các tổ chức tôn giáo trong đó có Phật giáo được các cơ quan có thẩm quyền đẩy mạnh.

Là địa phương tập trung nhiều di tích lịch sử văn hóa, thời gian qua, nhờ sự quan tâm của Ban Chỉ đạo công tác tôn giáo cùng các sở ban ngành có liên  quan,  Ban  Trị  sự  GHPGVN  tỉnh  Hải  Dương  đẩy  mạnh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tự viện trên địa bàn toàn tỉnh, đến nay đạt gần 90% số tự viện.

Tại TP.HCM, từ năm 2005 đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh đã trình công nhận và cấp hơn 800 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho các tổ chức tôn giáo với diện tích hơn 2 triệu mét vuông. Để có được kết quả này, đó là nhờ sự nghiên cứu và phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị, tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở tôn giáo.

Để có được những thuận lợi ấy, một phần hỗ trợ rất lớn là từ chư tôn giáo phẩm GHPGVN. Với chức năng tham mưu cho HĐTS và BTS GHPGVN các địa phương trong những vấn đề có liên quan đến pháp lý, Ban Pháp chế TƯGH cũng đã tư vấn, hỗ trợ chư Tăng Ni, Phật tử trong nhiều vấn đề, góp sức cho sự phát triển của Giáo hội các cấp; trong đó đặc biệt có những nội dung liên quan đến đất tôn giáo hay cấp sổ hồng. sổ đỏ cho tổ chức tôn giáo. 4 phân ban trực thuộc gồm Giới luật; Pháp luật; Tư vấn Pháp lý; Bồi dưỡng nghiệp vụ – đều hoạt động tích cực. Ban cũng tổ chức cả những khóa bồi dưỡng để chư Tăng Ni cả nước nắm rõ hơn về Luật đất đai (sửa đổi), Luật tín ngưỡng tôn giáo,…

Bên cạnh việc cấp. công nhận quyền sử dụng đất, một số cơ sở tự viện còn có những vướng mắc như đền bù đất, … Ban Pháp chế TƯGH đều tìm hiểu kĩ càng, tham mưu từ các cơ quan chức năng và văn phòng luật, và giải thích, tư vấn cụ thể, rõ ràng, bảo vệ quyền lợi của chư Tăng Ni.

Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội XV vừa qua, góp ý vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm – Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội bày tỏ sự thống nhất cao với bản dự thảo, đồng thời cũng góp ý một số điều. Cụ thể, Điều 7, đề nghị bổ sung thêm điều khoản là người đại diện tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc chịu trách nhiệm đối với sử dụng đất làm cơ sở thờ tự, trụ sở của tổ chức và đất sử dụng vào mục đích khác theo  quy  định  của luật. Đối với Điều 32 khoản 2, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm đề nghị bổ sung hai từ “cho mượn”, tức là “không có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng, cho, cho thuê” thì bổ sung “cho mượn” để bảo đảm quyền sử dụng đất chặt chẽ hơn, trên thực tế nhiều người không thể lách luật được.

Những chuyển biến tích cực trong quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở tự viện trên cả nước mang đến niềm vui cho các cơ sở tôn giáo, chư tăng ni, phật tử trên cả nước. Tại Chơn Đức Thiền Viện, quận Bình Thạnh, ngay sau khi được nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chùa đã tiến hành xây dựng, cải tạo lại cảnh quan và cổng thêm phần khang trang, đẹp đẽ hơn. Niềm mong mỏi của chư tăng, phật tử suốt hơn 10 năm qua nay đã được thực hiện.

Tại Pháp Viên Minh Đăng Quang, quận 2, TP.HCM, sau khi được trao giấy chứng nhận thì Pháp Viện dự kiến sẽ xin cấp phép cho khu đất khoảng

4.000 mét vuông, xây dựng một số hạng mục phục vụ các hoạt động Phật sự.

Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giúp các tổ chức tôn giáo thực hiện các quyền của mình trong việc sử dụng đất như sửa chữa, xây mới  các  cơ  sở  tôn giáo… đúng quy định của pháp luật. Đây là quyền lợi chính đáng của các cơ sở tôn giáo và cũng là nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan có thẩm quyền tại từng địa phương.

Cụm tin văn hoá

Việt Nam trúng cử thành viên Uỷ ban Di sản thế giới 

Trong khuôn khổ Kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 24 các quốc gia thành viên Công ước Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, Việt Nam đã trúng cử thành viên của Ủy ban Di sản Thế giới nhiệm kỳ 2023-2027 với 121 phiếu ủng hộ, cao nhất trong nhóm châu Á-Thái Bình Dương.

Với tư cách là thành viên của Ủy ban Di sản thế giới, Việt Nam sẽ cùng 20 quốc gia thành viên khác giám sát việc thực thi Công ước; bảo tồn và phát huy giá trị của 1.199 di sản thế giới trên toàn cầu; xem xét các tiêu chí để ghi danh các di sản, đóng góp cho phát triển bền vững của thế giới. Tính đến nay Việt Nam đang đảm nhiệm vai trò trong 5 cơ chế điều hành của UNESCO, tăng trưởng uy tín trên trường quốc tế cũng như các thể chế đa phương toàn cầu.

Khai mạc tuần Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản văn hoá Việt Nam

Tối hôm qua ngày 23.11, mạc Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc-Di sản văn hóa”  đã  được  khai  mạc  tại  Làng  Văn  hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Diễn ra từ ngày 22 – 26.11, sự kiện nhằm tôn vinh, bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của đất nước. Trong khuôn khổ Ngày hội, nhiều sự kiện như trình diễn nghệ thuật, lễ hội, triển lãm được tổ chức, giúp đồng bào gặp gỡ, giao lưu, giới thiệu các giá trị văn hóa phong phú, đa dạng bản sắc.

Sóc Trăng: Chuẩn bị lễ hội Ooc Om Boc

Nhân Lễ hội Ooc om boc– đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023, lãnh đạo tỉnh tổ chức các đoàn đi thăm hỏi và động viên các đội ghe Ngo đang tập luyện. Tại mỗi nơi đến thăm, đoàn ân cần thăm hỏi, tặng quà và chúc sức khỏe đến chư tăng, Ban Quản trị, đồng thời động viên mọi người cố gắng tập luyện để tham gia thi đấu thật tốt. Theo đó, các tự viện có sự chuẩn bị chu đáo, đóng mới ghe Ngo, các vận động viên nỗ lực tập luyện,hướng về ngày hội.

Trải nghiệm chế tác sơn mài truyền thống

Trong chuỗi sự kiện Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023, vừa qua tại Trung tâm Văn hoá Nghệ thuật – Hàng Buồm (Hà Nội), workshop Nghệ thuật sơn mài với Hanoia đã mang đến du khách những trải nghiệm thú vị. Hoạt động không chỉ giúp du khách hiểu hơn về quá trình phát triển nghệ thuật sơn mài tại Việt Nam, mà còn lan tỏa tình yêu, góp phần quảng bá văn hoá Việt.

Người xưa dùng sơn chế từ nhựa cây Sơn (gọi là sơn ta) để phủ lên các vật dụng hoặc đồ thờ cúng bằng gỗ, gốm… nhằm làm tăng thêm độ bền và sau đó phát triển dần sang tranh trang trí. Lúc đầu, nghề sơn chỉ giới hạn bởi các màu đen, đỏ sen, nâu cánh gián và các hoạ tiết vàng, bạc. Khoảng năm 1930 các hoạ sĩ trường Mỹ thuật Đông Dương đã phối hợp nghệ nhân thử nghiệm, đưa kỹ thuật sơn son thếp vàng vào làm tranh nghệ thuật. Cũng từ đó thuật ngữ ”Sơn mài” và ”tranh Sơn mài” có xuất hiện. Và để tôn vinh, quảng bá nghệ thuật truyền thống, workshop nghệ thuật sơn mài đã lựa chọn trong lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023.

Là người yêu văn hoá truyền thống, nên ngay khi biết đến workshop này, bà Hạnh đã đăng ký tham gia. Tại đây, bà được nghệ nhân Trần Văn Kiên hướng dẫn cách pha màu, vào màu sao cho sản phẩm vừa mang được nét truyền thống, vừa thể hiện cái tôi sáng tạo. Vì vậy, dù cùng trên một phôi khắc, nhưng mỗi sản phẩm lại có vẻ đẹp rất riêng.

Cùng với bà Hạnh, nhiều du khách tham gia cũng cảm thấy hạnh phúc khi được hiểu hơn về loại hình nghệ thuật của Việt Nam. Và với những trải nghiệm đó, họ góp phần quảng bá, đưa nghệ thuật sơn mài đến với đông đảo công chúng. Đó cũng chính là ý nghĩa của lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội, với chủ đề “Dòng chảy”nhằm “đánh thức” các di sản và tạo cho du khách đến Thủ đô những trải nghiệm không thể quên.

Biểu tượng kiến trúc chùa cổ tại Lào

Tọa lạc ở ngã ba, nơi sông Nám-khan hợp lưu với sông Mekong hùng vĩ, chùa Xiềng Thoong, không chỉ là một công trình tôn giáo đẹp nhất và quan trọng nhất tại cố đô Luổng Pha-bang (Bắc Lào), mà còn là một trong những ngôi chùa cổ nhất, lưu giữ kiến trúc đặc trưng cho văn hóa chùa chiền cổ ở đất nước “triệu voi”. Ngôi chùa là nơi tổ chức các sự kiện tôn giáo và là biểu tượng thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Vắt Xiềng-Thoong có nghĩa là “Chùa của thành phố vàng”, được xây dựng từ những năm 1559 – 1560. Nằm giữa khuôn viên chùa là Tòa chính điện mang phong cách kiến trúc cổ điển Luổng Pha-bang với mái cong 3 tầng, hai bên mái áp vào nhau cong vút ở phía trên và buông sâu dần hướng về mặt đất.

Qua nhiều thế kỷ tồn tại, chùa Xiềng Thoong vẫn giữ được vẻ đẹp giản dị, cổ kính, trở thành điểm đến hấp dẫn đối với bất kỳ du khách nào khi tới Luổng Pha-bang.

Không chỉ là nơi lưu giữ văn hóa, nghệ thuật cổ truyền thống đặc trưng của Lào, chùa Xiềng Thoong còn lưu giữ nhiều cổ vật quý như bức tượng Phật nhập niết bàn bằng đồng đúc nổi tiếng, từng trưng bày tại Hội chợ triển lãm Paris 1931.

Mời Quý vị và các bạn theo dõi toàn bộ bản tin An Viên 24H ngày 24.11.2023:

Đón xem các thông tin, chương trình hấp dẫn khác của Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên trên kênh YouTube.

24 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024

Bản tin 24h 05/09/2024 10:47:37

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024

Bản tin 24h 05-09-2024 10:47:37

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Tầm quan trọng của giới luật với Tăng Ni trẻ; Nét đẹp ẩm thực chay nơi tự viện; Huy động nguồn lực nhân dân trong trùng tu di tích.
2573 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024

Bản tin 24h 04/09/2024 09:03:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024

Bản tin 24h 04-09-2024 09:03:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Lan tỏa pháp phục Phật giáo Việt Nam; Đẩy mạnh lưu trữ và nghiên cứu Phật giáo; Chắp cánh ước mơ.
1541 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024

Bản tin 24h 03/09/2024 09:00:30

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024

Bản tin 24h 03-09-2024 09:00:30

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Rực rỡ sắc màu Quốc khánh; Câu chuyện về tình yêu đất nước; CH Séc: TƯGH thăm hỏi Phật tử Việt Nam tại Teplice và Chomutov.
3691 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024

Bản tin 24h 02/09/2024 09:23:16

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024

Bản tin 24h 02-09-2024 09:23:16

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: TT-Huế: Trang nghiêm tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông; Thăm mái già lam “Che chở hồn dân tộc”; Gieo duyên Phật pháp đến bà con vùng cao.
2639 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024

Bản tin 24h 31/08/2024 11:01:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024

Bản tin 24h 31-08-2024 11:01:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày:  TT- Huế: Khai kinh cầu siêu nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông 2024; BTS GHPGVN Tỉnh Đồng Nai khánh tuế Đức Pháp chủ GHPGVN; Phật giáo chung tay hỗ trợ người dân sau lũ.
4603 lượt xem 0 Bình luận