Bản tin An Viên 24H 25.10.2023

27/10/2023 08:40:40 302 lượt xem

Bản tin An Viên 24H 25.10.2023 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Chư tôn đức ĐBQH tham gia bỏ phiếu tín nhiệm; Gặp mặt biểu dương ni giới GHPGVN có nhiều đóng góp cho đất nước; Lan tỏa nghĩa cử cao đẹp “Cho đi là còn mãi”.

Chư tôn đức ĐBQH tham gia bỏ phiếu tín nhiệm

Ngày 25.10, Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm với 44 chức danh bằng bỏ phiếu kín. Toàn bộ kết quả lấy phiếu sẽ được công khai. Tham dự kỳ họp, chư tôn giáo phẩm GHPGVN là đại biểu quốc hội cũng tham gia bỏ phiếu.

Buổi sáng 25.10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả thảo luận tại Đoàn về các vấn đề liên quan đến việc lấy phiếu tín nhiệm. Sau đó, Quốc hội thành lập Ban Kiểm phiếu và tiến hành lấy phiếu tín nhiệm bằng bỏ phiếu kín. Việc lấy phiếu tín nhiệm nhằm góp phần đánh giá uy tín, kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, giúp chính người được lấy phiếu tiếp tục phấn đấu, rèn luyện, nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả công tác; làm cơ sở, căn cứ để quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ.

Buổi chiều, Ban Kiểm phiếu đã báo cáo kết quả kiểm phiếu. Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả. Toàn bộ kết quả lấy phiếu sẽ được công khai và được Văn phòng Quốc hội thông báo chính thức.

Hà Nội: Gặp mặt biểu dương ni giới GHPGVN có nhiều đóng góp cho đất nước

Chiều ngày 25.10, đoàn đại biểu Ni giới GHPGVN có nhiều đóng góp cho đất nước đã tham dự buổi gặp mặt Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang. Trước đó vào buổi sáng, đoàn tham dự lễ biểu dương; thăm VP1 TƯGH và gặp gỡ đại diện các cơ quan ban ngành TƯ tại Hà Nội.

Tại buổi gặp thân mật, thay mặt PBNG TƯGH, Ni trưởng Thích Nữ Nhật Khương, UVTT HĐTS, Trưởng Phân ban báo cáo sinh hoạt của PBNG thời gian qua. Hiện cả nước có hơn 24 nghìn chư Ni, tu học tại 6.819 tự viện; tập trung vào Hoạt động an sinh xã hội, giáo dục, bảo vệ môi trường, đối ngoại.

Phó thủ tướng Trần Lưu Quang cho biết, các cơ quan ban ngành luôn quan tâm, tạo điều kiện giúp cho GHPGVN, trong đó có Ni giới phát huy vai trò, khẳng định vị thế trong lòng dân tộc. Đồng thời tin tưởng Ni giới GHPGVN gìn giữ, phát huy truyền thống “Hộ quốc an dân”, góp phần trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Trước đó, đoàn cũng đã đến thăm Bộ Nội Vụ và Ban Tôn Giáo Chính phủ. Lãnh đạo hai cơ quan biểu dương những đóng góp của Ni giới trên nhiều lĩnh vực, chung tay vào thành tựu chung của Giáo hội và công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Trân trọng cảm ơn sự đón tiếp của các cơ quan, Đại diện đoàn khẳng đinh Ni giới sẽ tiếp tục nâng cao vai trò, vị trí trong Giáo hội và đối với nhiều hoạt động xã hội, đặc biệt là công tác an sinh vì cộng đồng.

Cũng trong chuyến thăm này, Hoà thượng Thích Thanh Nhiễu – Phó chủ tịch Thường trực HĐTS và chư tôn đức VP1 TƯGH đã đó ú n tiếp đoàn. Theo báo cáo, Phân ban vừa trao 1500 phần quà cho đồng bào, 1.180 phần chọc sinh tại Tây Bắc, trị giá là 1tỷ 500 triệu đồng. Nhân dịp này, chư tôn đức Ni mong các cấp Giáo hội hỗ trợ Phân ban mở rộng hệ thống giáo dục mầm non, đẩy mạnh trao đổi quốc tế và các hoạt động xã hội, nhân đạo.

Lắng nghe những ý kiến của quý Chư Ni, chư tôn giáo phẩm TƯGH đã giải đáp từng vấn đề và tin tưởng với tinh thần đoàn kết, hoà hợp, PBNG TƯ sẽ đạt nhiều thành tựu trong các Phật sự.

Thái Bình: Khai mạc lễ hội chùa Keo mùa thu 2023

Tối ngày 24.10, Lễ hội chùa Keo mùa thu năm 2023 đã được khai mạc trang trọng tại Di tích Quốc gia đặc biệt chùa Keo. Trưởng lão Hoà thượng Thích Thanh Dục, Phó Pháp chủ HĐCM, Chứng minh BTS GHPGVN tỉnh Thái Bình chứng minh sự kiện.

Lễ hội chùa Keo mùa Thu là lễ hội chính trong năm, kéo dài 6 ngày với nhiều hoạt động tế lễ, rước kiệu Thánh cùng việc tái hiện trò chơi dân gian, hoạt động văn hóa mang sắc thái của cư dân trồng lúa nước như: Chèo chải cạn, múa ếch vồ, hát giao duyên, thi thổi cơm cần…

Điểm nhấn của lễ khai mạc là chương trình nghệ thuật tổng hợp với chủ đề “Linh thiêng đất Phật” gồm 3 phần: Huyền tích chùa Keo, Về miền di sản và Vẻ đẹp bất tận, với sự tham gia của hơn 200 nam nữ diễn viên, nghệ nhân

Năm 1962, chùa Keo được công nhận là Di tích lịch sử, văn hóa cấp Quốc gia. Năm 2012, ngôi cổ tự là Di tích Quốc gia đặc biệt. Năm 2017, Lễ hội chùa Keo được vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, mỗi năm đón hàng chục nghìn du khách tới tham quan, vãn cảnh.

Cụm tin đáng chú ý

TP.HCM: Họp Ban thường vụ BCH Liên hiệp các Tổ chức Hữu Nghị TP.HCM

Ngày 24.10, Ban thường vụ BCH Liên hiệp các Tổ chức Hữu Nghị tại TPHCM đã tổng kết hoạt động quý III và nêu phương hướng quý IV năm 2023. Hoà thượng Thích Thiện Tâm, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự đã dự họp.

Trong quý 3, Liên hiệp các Tổ chức Hữu Nghị thành phố tiến hành 15 hoạt động hoà bình, đoàn kết, hữu nghị, đón tiếp 6 đoàn ngoại giao, đóng góp ý kiến thẩm định cho nhiều dự án/phi dự án, chăm lo cho 1.400 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được vui tết trung thu và ngày tựu trường. Thời gian tới, Liên hiệp các Tổ chức Hữu Nghị thành phố nâng cao hiệu quả đối ngoại nhân dân; huy động các nguồn lực, đổi mới các phương thức viện trợ; Tăng cường hợp tác hữu nghị trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ;

Quân khu 7 bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho chức sắc tôn giáo 2023

Cũng tại TP.HCM, ngày 24.10, tại Trường Quân sự Quân khu 7, Hội đồng Giáo dục quốc phòng, an ninh Quân khu 7 khai mạc Hội nghị bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho 120 chức sắc, chức việc của các tổ chức tôn giáo năm 2023. Các đại biểu sẽ tìm hiểu Quan điểm chính sách, pháp luật kinh tế, văn hóa, tư tưởng trong tình hình mới; về dân tộc, tôn giáo; phòng, chống vi phạm trên không gian mạng… Theo đó, Ban Tổ chức mong rằng sau hội nghị các chức sắc, chức việc sẽ làm tốt hơn nữa công tác vận động, tuyên truyền tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo.

Vĩnh Long: Bế mạc lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác dân vận, dân tộc và tôn giáo

Trong khi đó, tại tỉnh Vĩnh Long, hôm nay 25/10, lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác dân vận, công tác dân tộc và tôn giáo đã bế giảng. Trong 3 ngày, hơn 220 học viên đã tìm hiểu quan điểm, công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo; xử lý tình huống và điểm nóng ở vùng có đông đồng bào dân tộc vận dụng vào tình hình thực tế ở địa phương, đơn vị đang công tác. Từ đó, góp phần đảm bảo thực hiện tốt công tác dân vận, dân tộc và tôn giáo tỉnh nhà.

Khánh thành công trình thể thao tặng cơ sở tôn giáo

Ngày 24.10, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Long An phối hợp với UBND huyện Thủ Thừa khánh thành, đưa vào sử dụng công trình thể dục, thể thao trao tặng cơ sở tôn giáo tại chùa Long Thạnh, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An.

Công trình được xây dựng trên diện tích khuôn viên rộng hơn 300 m2, gồm các thiết bị thể thao ngoài trời và trong nhà như: máy chạy bộ; máy massage đa năng; giường đá muối… Tổng kinh phí xây dựng hơn 500 triệu đồng, trong đó Quân khu 7 hỗ trợ 250 triệu đồng. Chùa Long Thạnh có hơn 200 em học sinh khó khăn, mồ côi sinh sống và học tập. Vì vậy, công trình góp phần giúp các em học sinh rèn luyện sức khỏe.

Từ năm 2020 đến nay, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Long An đã xây tặng được 9 công trình thể dục, thể thao cho 9 cơ sở tôn giáo trên địa bàn tỉnh, thể hiện sự chăm lo đối với đồng bào tôn giáo, qua đó góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân.

Cụm tin từ thiện

Chiều ngày 23.10 Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang phối hợp cùng quý Mạnh Thường quân khánh thành cầu Kênh Thủy Lợi và cầu Kênh 15 với tổng giá trị 328 triệu đồng. Dịp này, chư Tôn đức cùng quý Mạnh Thường quân trao tặng 100 phần quà cho học sinh và các hộ gia đình khó khăn với kinh phí 32 triệu đồng.

Cùng thời gian này tại tỉnh Trà Vinh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Trà Cú kết hợp với Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước huyện đưa vào sử dụng cầu giao thông nông thôn tại ấp Ô Rung, dài 17m, ngang 3,5m, tổng kinh phí xây dựng trên 220 triệu đồng. Dịp này, Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước huyện trà Cú và các mạnh thường quân còn trao 32 suất quà cho học sinh và người dân khó khăn với kinh phí gần 15 triệu đồng.

Đồng hành cùng người khiếm thị

Quan tâm, chia sẻ khó khăn với những hoàn cảnh kém may mắn là mục tiêu, việc làm thường xuyên của Giáo hội các cấp. Như tại tỉnh Đồng Tháp, vừa qua chùa Bửu Nghiêm, huyện Châu Thành đã cùng Phật tử, Hội Chữ thập đỏ và UBND xã trao nhiều suất quà đến bà con khiếm thị.

Ngôi chùa Bửu Nghiêm hôm nay tấp nập hơn mọi ngày. Người mù hai tại huyện Châu Thành và Lai Vung tìm về, quây quần dưới mái già lam để nhận phần quà yêu thương từ những người con xa xứ. Bà Hoa dù đang sinh sống tại Mỹ, nhưng câu chuyện về tấm lòng từ bi của sư cô trụ trì chùa đã khiến bà cảm động, nể phục và quyết định về nước, cùng sư cô tổ chức chương trình từ thiện này.

Chùa Bửu Nghiêm do Sư cô Thích nữ Phước Liên làm trụ trì, hiện là Mái ấm yêu thương của hơn 30 trẻ mồ côi, từ năm 2011 cho đến nay. Chùa không chỉ là nơi nương tựa Phật pháp cho Phật tử mà còn thường xuyên tổ chức các chương trình từ thiện ý nghĩa, thiết thực.

Là thành viên Hội người mù huyện Lai Vung, Anh Nhân đươc mời đến nhận phần quà yêu thương. Với anh, dù cuộc đời đã lấy đi ánh sáng, nhưng lại cho anh cơ hội để thấy rõ tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, cũng như tấm lòng từ bi nơi cửa Phật.

200 phần quà đã được trao tặng đến các cô chú, anh chị bị khiếm thị có hoàn cảnh khó khăn, gồm: gạo, nhu yếu phẩm và tiền mặt với kinh phí l100 triệu đồng. Qua đó, động viên những người mù và gia đình người mù cố gắng vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

Lan toả nghĩa cử cao đẹp “Cho đi là còn mãi”

Cuộc sống luôn chứa đựng những điều kỳ diệu. Nhiều khi cánh cửa này đóng lại sẽ mở ra một cơ hội mới, cánh cửa mới. Và sự sống cũng hồi sinh thần kỳ như thế. Có những người tưởng đã ở ranh giới giữa sự sống và cái chết; nhưng sau đó lại mạnh mẽ trở lại, thêm cơ hội sống khỏe mạnh bên gia đình. Và điều kỳ diệu ấy được viết lên nhờ sự sẻ chia tiếp nối của hành động hết sức nhân văn – hiến tạng. Để lan tỏa hành động đẹp, vô cùng ý nghĩa này, Phật giáo các địa phương đã vận động chư tăng ni, phật tử tham gia chương trình hiến mô, tạng và cơ thể cho y học, lan tỏa trong cộng đồng về phong trào có giá trị nhân văn sâu sắc.

Căn bệnh giãn phế quản mãn tính khiến anh Ngô Văn Khương ở xã Hoàng Văn Thụ, huyện Chương Mỹ, TP.Hà Nội từng rơi vào tình trạng nguy kịch. Nếu không có phổi thay thế, anh có thể tử vong bất cứ lúc nào. Nhưng tất cả đã là quá khứ. Nhìn lại chặng đường đã qua, vợ chồng anh Khương coi đó là một giấc mơ có hậu. Và giấc mơ ấy được viết nên nhờ nghĩa cử cao đẹp của chàng thanh niên 20 tuổi qua đời sau một tai nạn bất ngờ. Nhờ 2 lá phổi mới, anh Khương được tái sinh, khỏe mạnh đoàn tụ bên gia đình.

Câu chuyện của anh Khương một lần nữa minh chứng cho tính nhân văn của nghĩa cử cao đẹp hiến tạng cứu người. Và quả thực, “cho đi là còn mãi”, bởi sự kết thúc của người này chưa phải là chấm hết. Nhờ tình yêu thương, nhờ sự tiến bộ của y học, sự sống ấy vẫn tiếp tục được hồi sinh, mang đến phép màu cho người khác.

Hiến mô, hiến tạng là hành động cao đẹp, nhân văn, đầy ý nghĩa trong xã hội đem lại sự sống cho nhiều người bệnh có nhu cầu ghép tạng. Với thông điệp “cho đi là còn mãi” BTS GHPGVN tỉnh Lạng Sơn phối hợp Hội Chữ thập đỏ Thành phố Lạng Sơn tổ chức, tuyên truyền, chia sẻ những câu chuyện cảm động về hành trình hiến tạng, ý nghĩa nhân đạo, sâu sắc về hiến mô, tạng theo quan điểm Phật giáo, giúp bà con, nhân dân hiểu biết và tình nguyện đăng ký để cứu người.

Khái niệm nội tài trong triết học Phật giáo bao gồm toàn bộ sự sống trên cơ thể con người và ở mức độ mà y học ngày nay quan tâm trong sự sống này bao gồm hiến mô, hiến tạng và hiến bộ phận cơ thể cho y học. Chính vì vậy, việc hiến mô, tạng cứu người, hiến xác cho khoa học không chỉ là việc làm có ý nghĩa, góp phần cứu chữa người bệnh mà còn lan tỏa nghĩa cử tốt đẹp, nhân đạo.

Để việc đăng ký cũng như hành động hiến mô, tạng trên địa bàn tỉnh ngày càng tạo sức lan tỏa, trong các khóa tu, lễ lớn, chư tôn đức liên tục triển khai rộng khắp, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, đưa phong trào hiến mô, tạng lan tỏa mạnh mẽ đến với đông đảo người dân. Đã có rất nhiều nhân dân, phật tử hưởng ứng, đồng lòng, lan toả hành động đẹp, với tâm nguyện “ cho đi là còn mãi”.

Phật giáo luôn đề cao hạnh nguyện hiến tạng cứu người. Có thể xem đây là biểu hiện của hạnh bố thí, xả ly, phước đức lớn nhất. Quan niệm ấy khắc sâu vào tâm khảm những người con Phật và anh Công là một trong số đó. Có cơ duyên biết được Phật pháp, do vậy mà tấm lòng từ bi cũng được anh Công ươm mầm từ rất sớm. Và khi hạt giống bồ đề ấy nở hoa, anh đã quyết định hiến mô tạng trong một lần tham gia lễ phát động tại chùa Pháp Vân, TP. Hà Nội.

Mặc dù hành động tốt đẹp vậy, nhưng văn hoá tâm linh Việt Nam vẫn có cái nhìn trái chiều về việc trao tặng một phần thân thể của người quá cố. Thật may mắn khi anh Công nhận được sự đồng ý của cả bố và mẹ. Có thể chính vì nhờ Phật pháp, mà ông bà hiểu được việc làm của con trai mình – sự nghĩa thiện khi anh đem thân thể của ông bà trao tặng để mang lại sự sống thứ 2 cho những người kém may mắn…

Tấm lòng từ bi, sẻ chia của anh Công còn được thể hiện qua dự án anh đang thực hiện là quản lý nhóm ấn tống kinh sách miễn phí, xây chùa, tặng tượng cho các tự viện còn khó khăn. Với cương vị là trưởng nhóm, trong mỗi buổi sinh hoạt, anh cũng chia sẻ ý nghĩa và thay đổi nhận thức của từng thành viên về việc đăng ký hiến mô tạng qua những quan điểm của Phật pháp.

Câu chuyện của anh Công hay sự phát động hiến mô, tạng của Phật giáo các địa phương cho thấy nghĩa cử cao đẹp của những người con Phật. Một thực tế cho thấy chương trình vận động hiến mô, tạng và cơ thể cho y học rất phù hợp với triết lý Phật giáo. Trong nhiều năm qua kể từ khi chương trình này được thực hiện, đã có đông đảo chư tôn đức, quý Phật tử đến các bệnh viện để đăng ký tình nguyện hiến tạng sau khi chết não, thậm chí ngay cả khi còn sống.

Nói theo quan niệm của Phật giáo là hãy an nhiên, gạt bỏ hết tất cả mọi nỗi lo để thực hiện nghĩa cử cao thượng cho cuộc đời. Và có nhiều câu chuyện cổ tích hơn nữa được viết lên khi những mảnh đời kém may mắn được tái sinh từ những phần cơ thể của người khác. Dù thân xác của người hiến không còn, nhưng một phần cơ thể vẫn tồn tại. Đó là sự tiếp nối, là tinh thần nhân văn vô cùng cao cả.

Nét đẹp thiền trà trùng dương

Văn hóa thiền trà chính là sự tỉnh thức trong từng phút giây của hiện tại, trong thế giới hiện tại, và đồng thời tìm đến sự an lạc tĩnh lặng trong cuộc sống và tìm về bản lai diện mục của chính mình. Với mong muốn tiếp nối nét đẹp này, Hội trà Trùng Dương hội ngộ được tổ chức thường niên, khơi gợi cảm hứng cho người đam mê trà thiền.

Buổi tiệc trà cuối thu, cùng nhau nuôi dưỡng sự bình an bên chén trà, cùng nhau đắm mình trong vẻ đẹp của loài hoa cúc thanh tao, trong một không gian thắm tình đạo vị – Có lẽ đó là mong muốn, là khát khao của những người thưởng trà; khi hương trà hòa quyện với hương vị của tự tại và an nhiên. Năm 2017, hội trà Trùng Dương hội ngộ lần thứ I diễn ra tại chùa Đồng Kỵ (tỉnh Bắc Ninh), sau đó năm 2020 lần II tại chùa Kim Cương. Và lần thứ III năm nay tại Trung Kiên Viên (tỉnh Bắc Giang).

“Uống trà đi” là câu mời trà quá đỗi thân thương nhưng cũng là một công án thiền rất nổi tiếng trong lịch sử của thiền tông. Chỉ trong phút giây hiện tại uống trà mới nhận được sự an lạc của các giác quan, và trong phút giây này mới tự mình nhận ra chính mình và đó cũng là đạo, là phương pháp uống trà của thiền gia.

Thiền trà là vậy, đều cùng một vị ngọt, giải thoát, niết bàn, tịch tĩnh, ly dục. Thiền là cảnh giới, trà là pháp môn, tuy hai là một. Vì vậy trong trà có đạo , trong thiền có trà, nếu liễu nghĩa như vậy là thể ngộ được đạo để uống trà vậy.

Cụm tin quốc tế

Thái Lan: Rộn ràng lễ hội ẩm thực chay tại các tự viện Thái

Lễ hội chay Yaowarat là một sự kiện văn hóa quan trọng đối với cộng đồng người Hoa gốc Thái. Tập trung vào chủ đề “Tâm tịnh, Sức khỏe tốt, May mắn”, lễ hội năm nay cung cấp thực phẩm chay chất lượng từ hơn 150 nhà cung cấp, kéo dài trong 10 ngày, dọc hai bên đường Yaowarat. Tại các tự viện, đông đảo người dân và Phật tử thưởng thức nhiều loại thực phẩm chay tươi và khô, giúp thân khỏe tâm an, sống hài hòa với vạn vật muôn loài như lời dạy của Đức Thế Tôn.

Nhật Bản: Độc đáo nghệ thuật chạm khắc hoa sen Phật giáo

Còn tại Nhật Bản, các nghệ nhân của xứ sở mặt trời mọc đang lên kế hoạch thống nhất biểu tượng văn hóa hoa sen Phật giáo của quốc gia này, thông qua việc nghiên cứu, chế tác đồng bộ các hình ảnh hoa sen thờ cúng tại các tự viện. Các nghệ nhân đã xây dựng một bộ hồ sơ chi tiết, hướng dẫn cụ thể các công đoạn, hình dáng, chất liệu, màu sắc, từ đó phổ cập rộng rãi tới đông đảo nghệ nhân chạm khắc, trang trí các sản phẩm thờ tại các ngôi chùa khắp cả nước. Với đôi bàn tay tài hoa và khéo léo, nghệ nhân Nhật Bản dành tâm huyết tạo tác hình tượng hoa sen Phật giáo mang bản sắc riêng.

Mời Quý vị và các bạn theo dõi toàn bộ bản tin An Viên 24H ngày 25.10.2023:

Đón xem các thông tin, chương trình hấp dẫn khác của Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên trên kênh YouTube.

12 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024

Bản tin 24h 05/09/2024 10:47:37

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024

Bản tin 24h 05-09-2024 10:47:37

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Tầm quan trọng của giới luật với Tăng Ni trẻ; Nét đẹp ẩm thực chay nơi tự viện; Huy động nguồn lực nhân dân trong trùng tu di tích.
2585 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024

Bản tin 24h 04/09/2024 09:03:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024

Bản tin 24h 04-09-2024 09:03:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Lan tỏa pháp phục Phật giáo Việt Nam; Đẩy mạnh lưu trữ và nghiên cứu Phật giáo; Chắp cánh ước mơ.
1569 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024

Bản tin 24h 03/09/2024 09:00:30

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024

Bản tin 24h 03-09-2024 09:00:30

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Rực rỡ sắc màu Quốc khánh; Câu chuyện về tình yêu đất nước; CH Séc: TƯGH thăm hỏi Phật tử Việt Nam tại Teplice và Chomutov.
3701 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024

Bản tin 24h 02/09/2024 09:23:16

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024

Bản tin 24h 02-09-2024 09:23:16

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: TT-Huế: Trang nghiêm tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông; Thăm mái già lam “Che chở hồn dân tộc”; Gieo duyên Phật pháp đến bà con vùng cao.
2661 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024

Bản tin 24h 31/08/2024 11:01:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024

Bản tin 24h 31-08-2024 11:01:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày:  TT- Huế: Khai kinh cầu siêu nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông 2024; BTS GHPGVN Tỉnh Đồng Nai khánh tuế Đức Pháp chủ GHPGVN; Phật giáo chung tay hỗ trợ người dân sau lũ.
4613 lượt xem 0 Bình luận