Bản tin Bchannel – An Viên 24H 07.06.2024

08/06/2024 10:33:05 2356 lượt xem

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 06.06.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: TƯGH gửi thông báo về việc tấn phong giáo phẩm; Hải Phòng: Trang nghiêm khai mạc Đại giới đàn Trí Hải; Phật giáo và trách nhiệm “nhập thế độ sanh”.

TƯGH gửi thông báo về việc Tấn phong giáo phẩm 

HĐTS vừa ra thông báo gửi BTS GHPGVN các tỉnh thành về việc Tấn phong giáo phẩm tại hội nghị thường niên kỳ 4, khóa IX – GHPGVN diễn ra vào năm nay 2024.

Theo thông báo, BTS GHPGVN các tỉnh thành tiến hành lập hồ sơ và danh sách đăng ký việc Tấn phong Giáo phẩm Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Ni sư với Trung ương Giáo hội, gồm:

– Lý lịch trích ngang (có xác nhận của chính quyền địa phương);

– Phiếu Lý lịch Tư pháp số 1;

– Bản sao Chứng điệp kiết hạ, Giáo chỉ Tấn phong Thượng tọa/Ni sư

– Bản sao Giấy chứng nhận Tăng Ni/Chứng điệp thụ giới Tỷ khiêu/Tỷ khiêu Ni, chứng điệp kiết hạ;

Đối với các tỉnh, thành phố phía Bắc hồ sơ gửi về Chùa Quán Sứ – Văn phòng 1 TƯGH, thành phố Hà Nội; Phía Nam gửi về Thiền viện Quảng Đức – Văn phòng 2 Thường trực TƯGH, Tp. Hồ Chí Minh.

Hồ sơ lập thành 3 bộ gửi trước ngày 01/7.

THÔNG BÁO ĐĂNG KÝ

Tấn phong Giáo phẩm Hòa thượng, Ni trưởng

(tuổi đời từ 60 tuổi, tuổi đạo từ 40 Hạ lạp trở lên)

Tấn phong Giáo phẩm Thượng tọa, Ni sư

(tuổi đời từ 45 tuổi; tuổi đạo từ 25 Hạ lạp trở lên)

 HỒ SƠ ĐƯỢC LẬP THÀNH 03 BỘ, GỒM:

– Lý lịch trích ngang (có xác nhận của chính quyền địa phương);

– Phiếu Lý lịch Tư pháp số 1;

– Bản sao Chứng điệp kết hạ; Giấy chứng nhận Tăng Ni/Chứng điệp thụ giới Tỷ khiêu/Tỷ khiêu Ni, chứng điệp kết hạ;

Hoặc xác nhận của Ban Trị sự GHPGVN tỉnh/thành phố có đủ thời gian an cư kết hạ theo quy định tấn phong.

ĐỊA ĐIỂM NHẬN HỒ SƠ:

– Phía Bắc: Chùa Quán Sứ – Văn phòng 1 TƯGH, số 73 phố Quán Sứ, thành phố Hà Nội;

– Phía Nam: Thiền viện Quảng Đức – Văn phòng 2 Thường trực TƯGH, số 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3, TP. Hồ Chí Minh.

Trước ngày 01/7/2024.

Hải Phòng: Trang nghiêm khai mạc Đại giới Đàn Trí Hải

Ngày 07/06, tại chùa Nam Hải, quận Lê Chân, BTS GHPGVN TP. Hải Phòng long trọng tổ chức Đại giới đàn Trí Hải 2024 với tổng số 32 giới tử.

Ban tổ chức cung thỉnh Hòa thượng Thích Quảng Tùng, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự đương vi ngôi đàn đầu Hòa thượng; Hòa thượng Thích Thanh Giác, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Trị sự làm Yết-ma A-xà-lê. Đại giới đàn có 32 giới tử thọ giới với quá trình khảo hạch nghiêm túc, đảm bảo chất lượng hơn số lượng.

Tại đây, các giới tử đã bày tỏ niềm tha thiết mong cầu giới pháp, phát nguyện thúc liễm thân tâm, noi gương các bậc tôn túc để thành tựu đạo nghiệp.

Sau các nghi thức truyền giới, Hòa thượng Thích Quảng Tùng đã sách tấn các hành giả cần phải nghiêm trì giới luật, luôn nghe lời chỉ dạy của thầy nghiệp sư, hết lòng phụng sự Tam bảo, xứng đáng đứng trong hàng ngũ Tăng đoàn.

Giáo hội kỷ luật Đại đức Thích Nhuận Đức

Liên quan những video thuyết giảng, nghi lễ do Đại đức Thích Nhuận Đức, tỉnh BRVT xuất hiện trên không gian mạng bị dư luận phản ánh, cho là phản cảm, ngày 6/6, Văn phòng II TƯGH đã có thông báo về hình thức kỷ luật đối với vị này.

Thông đó, Trung ương Giáo hội nghiêm cấm Đại đức Thích Nhuận Đức thuyết giảng trong mọi hình thức, giao Ban Pháp chế Trung ương, Ban Kiểm soát Trung ương và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giám sát việc thi hành kỷ luật đối với Đại đức Thích Nhuận Đức trong một năm. Sau một năm, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có báo cáo về đạo hạnh, việc hành trì oai nghi, giới luật của Đại đức Thích Nhuận Đức.

Trước đó, ngày 4/6, TƯGH và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có buổi làm việc với Đại đức Thích Nhuận Đức, tại thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM).Tại buổi làm việc, sau khi xem xét, đánh giá và chỉ ra các sai phạm, Đại đức Thích Nhuận Đức đã thành tâm sám hối.

Phật giáo và trách nhiệm “Nhập thế độ sanh”

Phật giáo nhập thế là một hiện thực và thể hiện trong lịch sử Phật giáo Việt Nam mà nổi bật là thời nhà Trần với tinh thần “Phật tại tâm”, “An trần lạc đạo” của Phật hoàng Trần Nhân Tông. Trong thời hiện đại, tinh thần nhập thế của Phật giáo càng trở nên mạnh mẽ. Tinh thần dấn thân của chư tăng ni, Phật tử đã khẳng định vai trò tích cực của Phật giáo trong đời sống xã hội đương đại, không những tạo ra các giá trị đóng góp thiết thực vì lợi ích xã hội mà còn bảo tồn nguyên vẹn các giá trị truyền thống tốt đẹp của đạo Phật.

Việt Nam những năm giữa thế kỷ 20…một khoảng thời gian đầy những biến động bởi chiến tranh và áp bức. Nhưng đó cũng là tiền đề để một khái niệm mới về Phật giáo đã ra đời, gọi là Phật giáo dấn thân.

Vào thập niên 1960, chứng kiến đất nước bị ngoại xâm chiếm đóng cùng với tình cảnh pháp nạn, những vị Tăng ni, Phật tử đã rời khỏi chùa chiền, đến các vùng quê, làng mạc để giúp đỡ người dân bị chiến tranh tàn phá. Họ dạy cho dân cách sống an lạc, tạo ra những cộng đồng đoàn kết và hòa bình. Chính thiền sư Thích Nhất Hạnh đã nói:

“Khi bom bắt đầu trút xuống người, bạn không thể ở trong thiền đường mãi được…khi tôi còn là một sadi, những tu sĩ trẻ chúng tôi đã chứng kiến những đau khổ do chiến tranh gây ra. Vì vậy, chúng tôi rất mong muốn thực hành Phật giáo theo cách mà chúng tôi có thể mang nó vào xã hội.. Điều đó không dễ dàng vì truyền thống không trực tiếp cung cấp Phật giáo nhập thế. Vì vậy chúng tôi đã phải làm điều đó một mình. Đó là sự ra đời của đạo Phật dấn thân”

–  Thiền sư Thích Nhất Hạnh –

Khái niệm này không chỉ được phát triển mạnh mẽ tới Phật giáo Việt Nam ngày nay mà còn có tác động sâu sắc tới các hoạt động của Phật giáo trên toàn cầu.

Đó là một khái niệm bắt nguồn từ Việt Nam với những giải nghĩa và hành động rõ ràng, lan tỏa hơn… còn tinh thần dấn thân thực tế đã có từ thời đức Phật. Theo Walpola Rahula, vị tỳ kheo đầu tiên giữ chức vụ giáo sư ở thế giới phương Tây, những nghiên cứu đã chỉ ra đặc tính xã hội rõ ràng hiện diện trong các giáo lý Phật giáo được ghi lại sớm nhất rằng, Đức Phật khuyến khích đệ tử của mình đi nhiều để mang lại lợi ích cho số lượng người lớn nhất, và các bài giảng dành cho tín đồ thường bao gồm các hướng dẫn thực tế về các vấn đề xã hội và kinh tế, thay vì hoàn toàn quan tâm đến triết học. Đó là biểu hiện sâu sắc của tinh thần nhập thế trong đạo Phật.

Từ đó có thể thấy, nhập thế là vô cùng quan trọng, bởi thiếu đi tinh thần này thì đạo Phật sẽ không còn là tôn giáo của nhân dân, của hòa bình. Như tại Ấn Độ, sau khi đức Phật nhập diệt, người xuất gia bằng lòng sống thụ động trong chùa, không còn tác động được tới mọi mặt đời sống xã hội, và thiếu sự liên kết với người dân chính là nguyên nhân khiến cho Phật giáo bị suy yếu suốt hàng ngàn năm ở quốc gia này. Vì lẽ đó, đạo Phật cần phải dấn thân thay vì tránh xa sự ồn ào của thế gian như đa số người lầm tưởng.

Phát huy truyền thống đó, tư tưởng Phật giáo dấn thân thời hiện đại đã dẫn dắt tinh thần nhằm mục tiêu đem lại sự hướng thiện trong cuộc sống nhân gian. Tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam thời hội nhập thể hiện rõ qua các hoạt động tích cực, góp phần phát triển đời sống xã hội. Đó là các hoạt động mang tính hòa bình, để giải quyết những vấn đề xã hội, chính trị và môi trường.

Việc truyền bá tinh thần của đạo Phật, quảng bá các yếu tố văn hóa và đạo đức vào cuộc sống thông qua truyền thông và sách báo được chú trọng. Đồng thời phát triển các hoạt động giáo dục và an sinh xã hội như tổ chức các lớp học hè tại chùa, các hoạt động thiện nguyện giúp đỡ người bệnh, trẻ mồ côi và biết bao căn nhà đại đoàn kết, cầu nông thôn nơi vùng sông nước. Nếu chỉ khép mình sau cánh cổng chùa, Phật giáo làm sao có thể đồng hành xã hội đến như vậy.

Tuy nhiên, xu hướng nhập thế của Phật giáo Việt Nam cũng đang đứng trước nhiều thách thức. Tinh thần nhập thế dấn thân vốn là tính tự thân đã diễn ra trong lịch sử Việt Nam khi Phật giáo có địa vị quan trọng trong đời sống tâm linh của dân tộc. Trong hành trình nhập thế, việc không để “nhuốm căn trần huyên náo” với người xuất gia vấn đề đáng lưu tâm. Chỉ đơn giản như câu chuyện tịnh tài để xây dựng nên những công trình kiến trúc điểm nhấn cảnh quan, giúp đỡ người nghèo, chư Tăng ni khi tiếp nhận cần tự hiểu trách nhiệm với Tam bảo càng thêm nặng nề hơn.

Phật giáo trong quá trình nhập thế đã mang đến nhiều lợi lạc cho chúng sinh và còn xây dựng, phục hồi rất nhiều ngôi chùa cho người dân tu tập. Từ đó có một vấn đề đặt ra, có hay không nên xây chùa to, chùa đẹp. Trả lời cho luận điểm này xin được quay ngược lịch sử dân tộc về thời Lý, giai đoạn nước ta xây nhiều ngôi cổ tự. Thời ấy, Đạo Phật là quốc đạo nên chùa chiền mới được xây dựng công phu, quy mô. Những ngôi chùa ấy còn tồn tại đến ngày nay không chỉ là việc xác định nơi tu tập, nghiên cứu Phật học mà còn là niềm tự hào của kiến trúc, văn hóa Việt Nam.

Thực tế, rất nhiều ngôi chùa mới được phục dựng trang nghiêm đã mang tới những hiệu quả lớn cho đời sống người dân địa phương. Ở đó không chỉ là điểm nhấn cảnh quan thu hút du lịch mà chư tôn đức trụ trì cũng dành không ít tâm huyết để làm đường, tạo không gian công cộng cho người dân vui chơi mà còn là nơi nương nhờ mỗi khi khó khăn. Và quan trọng là chùa to đẹp nhưng không xa rời triết lý của đạo Phật.

Và trong những vấn đề xã hội, nhân sinh trong bối cảnh toàn cầu và kỷ nguyên số, xã hội tiêu thụ không phải không có tác động đến hiện thực nhập thế nhân danh Phật giáo. Chính vì lẽ đó, tinh thần nhập thế của Phật giáo cần được khẳng định là điểm tựa tư tưởng của giá trị văn hóa và đạo đức. Chư tôn đức Tăng ni khi nhập thế cần phải hiểu rõ hơn về trách nhiệm của bản thân mình để vừa nhập thế vừa bảo tồn nguyên vẹn giá trị truyền thống của đạo Phật

Tinh thần nhập thế của Phật giáo Việt Nam là một hiện thực và có tính tự thân nên đã đi suốt trong tiến trình lịch sử Phật giáo từ quá khứ đến hiện tại. Nhưng trong thời đại ngày nay, dẫu rằng sự phát triển kinh tế hay kỷ nguyên số hóa giúp tinh thần này thuận lợi hơn nhưng đồng thời cũng đem đến vô số những khó khăn, thách thức và thậm chí là cả những hiểu lầm đáng tiếc. Tuy vậy, cứ làm và giữ vững lòng tin, rồi một mai những lợi lạc mà Phật giáo mang lại sẽ được tỏ tường, lòng người sẽ quy phục.

Thiêng liêng giây phút xuất gia gieo duyên

Mùa An cư không chỉ là dịp để Chư Tăng Ni cả nước thúc liễm thân tâm, mà còn lại dịp để hàng Phật tử tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa, phát triển niềm tin. Vừa qua, Tu Viện Khánh An (TP.HCM) đã tổ chức Khóa tu Xuất gia gieo duyên cho hơn 50 hành giả, đem lại những trải nghiệm chốn thiền môn quý giá, an lạc từng phút giây.

Khi trời còn chưa sáng, trong không gian thanh tịnh trang nghiêm, 50 hành giả tham gia thời khóa thiền tọa sáng, bắt đầu một ngày tu học như người xuất gia. Nhiều người lần đầu tiên được cạo tóc, rũ bỏ phiền não, khoác trên mình chiếc áo giải thoát, trân quý từng phút giây thực hành lời Phật dạy. Khóa tu xuất gia gieo duyên của Tu viện Khánh An TP.HCM được tổ chức xuyên suốt 3 tháng hạ, mở ra cơ hội trải nghiệm đời sống Tăng thân cùng Chư tôn đức.

Những tháng ngày tu tập, thành tâm thành ý với 3 ngôi báu Phật Pháp Tăng đã thực sự giúp các Phật tử nhận ra năng lượng nhiệm màu, trở thành một phần của Tăng đoàn hòa hợp và thanh tịnh. Không những vậy, những thời khóa chấp tác, dọn dẹp khuôn viên tự viện cũng là giây phút “dọn tâm” của mỗi hành giả, rời xa những bộn bề lo toan của cuộc sống.

Việc một lần được bước đi trên con đường xuất gia chính là cơ hội quý giá để rèn tâm, ngày càng tinh tấn trên con đường tu học. Đó đồng thời cũng là thử thách, trải nghiệm cho những ai thực sự muốn đi về phương trời thong dong, ​​vun bồi phước báu.

Mời quý vị theo dõi chi tiết bản tin Bchannel – An Viên 24H ngày 07.06.2024:

Đón xem các thông tin, chương trình hấp dẫn khác của Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên trên kênh YouTube.

10 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024

Bản tin 24h 05/09/2024 10:47:37

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024

Bản tin 24h 05-09-2024 10:47:37

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Tầm quan trọng của giới luật với Tăng Ni trẻ; Nét đẹp ẩm thực chay nơi tự viện; Huy động nguồn lực nhân dân trong trùng tu di tích.
2585 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024

Bản tin 24h 04/09/2024 09:03:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024

Bản tin 24h 04-09-2024 09:03:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Lan tỏa pháp phục Phật giáo Việt Nam; Đẩy mạnh lưu trữ và nghiên cứu Phật giáo; Chắp cánh ước mơ.
1569 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024

Bản tin 24h 03/09/2024 09:00:30

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024

Bản tin 24h 03-09-2024 09:00:30

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Rực rỡ sắc màu Quốc khánh; Câu chuyện về tình yêu đất nước; CH Séc: TƯGH thăm hỏi Phật tử Việt Nam tại Teplice và Chomutov.
3701 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024

Bản tin 24h 02/09/2024 09:23:16

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024

Bản tin 24h 02-09-2024 09:23:16

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: TT-Huế: Trang nghiêm tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông; Thăm mái già lam “Che chở hồn dân tộc”; Gieo duyên Phật pháp đến bà con vùng cao.
2661 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024

Bản tin 24h 31/08/2024 11:01:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024

Bản tin 24h 31-08-2024 11:01:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày:  TT- Huế: Khai kinh cầu siêu nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông 2024; BTS GHPGVN Tỉnh Đồng Nai khánh tuế Đức Pháp chủ GHPGVN; Phật giáo chung tay hỗ trợ người dân sau lũ.
4613 lượt xem 0 Bình luận