Bản tin Bchannel – An Viên 24H 09.03.2024

11/03/2024 10:52:30 1196 lượt xem

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 09.03.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Yên Bái triển khai công tác Phật sự trọng tâm Quý II/2024; Cung rước Tam tạng Pali và khai mạc khoá tu học Pali Abhidhamma (Đồng Nai).

Yên Bái: Triển khai công tác Phật sự trọng tâm Quý II/2024

Sáng ngày 09.03, BTS GHPGVN tỉnh yên Bái tổ chức hội nghị Tăng Ni nhằm triển khai nhiệm vụ phật sự trọng tâm Quý II/2024.

Tại Hội nghị, chư tôn đức đã lắng nghe báo cáo tình hình tổ chức Tết nguyên đán và các Phật sự quý I năm 2024. Theo đó, Phật giáo toàn tỉnh đã thực hiện tốt công tác từ thiện xã hội, phòng cháy chữa cháy và các khoá lễ cầu an đầu năm một cách an toàn, văn minh.

Quý II/2024, BTS đẩy nhanh và giải đáp thắc mắc cho chư Tăng, Ni về việc thành lập Ban quản trị tự viện; Thực hiện chấm điểm xây dựng chùa cảnh, văn hóa. Dịp này, BTS cũng thông qua hồ sơ chuyển sinh hoạt Phật sự của 02 vị Tăng, Ni từ Đồng Nai, TP.HCM về tu tập, sinh hoạt tại Yên Bái.

Cụm tin Phật sự

Bình Phước: Họp rà soát công tác tổ chức lễ cầu siêu

Chiều ngày 09.03, BTS GHPGVN tỉnh Bình Phước đã họp cùng các cơ rà soát công tác tổ chức Lễ cầu siêu cho các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh năm 2024. Khoá lễ diễn ra từ 8h – 17h ngày 19.03 tại chùa Tỉnh Hội – TP. Đồng Xoài với khoảng 290 đại biểu tham dự. Theo đó, các bộ phận lễ tân, hậu cần, an ninh trật tự; thiết trí đàn lễ, băng rôn, biểu ngữ… đang được các tiểu ban phối hợp triển khai để Lễ Cầu siêu diễn ra thành công.

TP.HCM: Khai mạc khoá đào tạo “Người dẫn chương trình Phật giáo”

Tại tu viện Khánh An, TP.HCM, sáng nay 09.03 đã diễn ra lễ khai giảng khóa đào tạo “Người dẫn chương trình Phật giáo”. Với số lượng học viên 123 vị và thời gian 2 tháng đào tạo từ 09.03 đến 13.04, chương trình giúp hiểu rõ về kiến thức tổng quát nghệ thuật dẫn chương trình, phương pháp điều phối để người dẫn chương trình xây dựng kịch bản linh hoạt, chặt chẽ,để điều khiển một chương trình lớn trong hoạt động, công tác văn hóa của Giáo hội. Học viên sẽ học vào thứ Bảy hàng tuần, tại tu viện Khánh An. Sau khi hoàn thành khóa học và đạt yêu cầu, các học viên sẽ được Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM cấp chứng chỉ chứng nhận.

BR – VT: Tạo nét mới cho khoá tu tổng đạo tràng Phật tử

Trong khi đó tại BRVT, 4 Ban chuyên môn thuộc Ban Trị sự GHPGVN tỉnh đã họp và thống nhất thay đổi phương thức cho khóa tu tổng đạo tràng Phật tử năm 2024. Theo đó, sẽ bỏ phần thi giáo lý và game show, thay bằng bài kinh ngắn cho Phật tử tụng và giảng giải, chú trọng đến nhận thức – biết – hiểu và vận dụng vào đời sống. Khóa tu lần I – năm 2024 sẽ được tổ chức tại tịnh xá Ngọc Phước (TP.Bà Rịa) vào ngày 31.03.

Khoá bồi dưỡng nghiệp vụ hoằng pháp sẽ diễn ra vào tháng 4 năm 2024

Ban Hoằng pháp TWGH thông báo về việc tổ chức Bồi dưỡng Nghiệp vụ năm 2024 đến chư Tôn đức Ban Hoằng pháp GHPGVN các tỉnh, thành khu vực miền Đông và Tây Nam bộ. Theo đó, Khóa học diễn ra từ ngày 04 – 07.04 tại Tu viện Khávnh An, TP. Hồ Chí Minh gồm: Chư Tôn đức Tăng, Ni Ban Hoằng Pháp Trung ương, Ban Hoằng pháp các tỉnh, thành khu vực miền Đông và Tây Nam bộ, và giảng sinh khóa Đào tạo Cao – Trung cấp Giảng sư.

Thành phần tham dự: Chư Tôn đức Tăng, Ni Ban Hoằng Pháp Trung ương, chư Tăng, Ni thành viên Ban Hoằng pháp các tỉnh, thành khu vực miền Đông và Tây Nam bộ và Quý Tăng, Ni giảng sinh khóa Đào tạo Cao – Trung cấp Giảng sư.

Đồng Nai: Cung rước Tam tạng Pali và khai mạc khoá tu học Pali Abhidhamma

Cũng trong sáng nay ngày 09.03, tại tỉnh Đồng Nai, Thiền viện Phước Sơn đã cung đón Bộ kinh Vi diệu pháp gồm 118 cuốn và khai mạc khóa tu học Tam tạng Vi diệu pháp. Phát biểu trong buổi lễ, Hòa thượng Thích Bửu Chánh, UVTK HĐTS, Trụ trì Thiền viện sách tấn Chư Tăng, Phật tử cần nỗ lực tu học và hành theo những gì đức Phật đã làm cách nay 2600.

Cảnh báo việc mạo danh tổ chức khoá tu mùa hè

Vừa qua trên các trang mạng xã hội xuất hiện một hình thức lừa đảo, tự xưng là “Công ty Truyền thông Phật giáo”, để chiếm đoạt tài sản của nhiều phụ huynh mong muốn cho con em tham gia khóa tu mùa hè.

Một thủ đoạn lừa đảo tinh vi thông qua trang fanpage mang tên “Khóa tu mùa hè 2024”…

Các đối tượng tiếp cận các phụ huynh có mong muốn cho con tham gia khóa tu mùa hè, chuyển sang các ứng dụng khác như Zalo và Viber để tiếp tục chiêu trò lừa đảo.

Các đối tượng này tự xưng là đại diện của “Công ty truyền thông Phật giáo Việt Nam”, yêu cầu các phụ huynh tham gia hệ thống đặt các vật phẩm Phật giáo có giá trị từ 10 triệu cho tới tới 40 triệu đồng. Rất nhiều người đã thanh toán mà không được h oàn tiền.

Các khóa tu mùa hè tại các chùa không hề thu bất cứ một khoản chi phí nào, đồng thời các phụ huynh sẽ không phải đặt cọc hay mua bán bất cứ vật phẩm gì. Kính mong quý vị khán giả đề cao cảnh giác trước các hình thức lừa đảo tinh vi, trục lợi từ niềm tin Phật giáo.

Phát động phong trào xoá nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước

Nhằm hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo sớm có mái ấm an cư, yên tâm lao động vươn lên trong cuộc sống, trong năm 2024, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát động phong trào Xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước để cụ thể hóa mục tiêu này.

Tính đến hết năm 2023, toàn quốc còn 1,58 triệu hộ nghèo và hộ cận nghèo, chiếm 5,71% tổng số hộ dân của cả nước. Phần lớn trong số này đều gặp khó khăn về nhà ở. Bởi thế, Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kỳ vọng phong trào Xóa nhà tạm, nhà dột nát huy động được nguồn lực của cả xã hội để hỗ trợ cải tạo, xây mới, giải quyết khó khăn về nhà ở cho người dân. Theo kế hoạch, Lễ phát động được tổ chức vào tháng 4 tới đây tại tỉnh Hòa Bình. Song song với đó, Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh thành cũng tích cực tuyên truyền nhằm huy động nguồn lực từ địa phương, góp sức cho thành công chung của phong trào trên cả nước.

Cụm tin từ thiện

Đồng thời với việc triển khai các hoạt động Phật sự, Phật giáo các địa phương còn tích cực tham gia vào công tác an sinh xã hội và thiện nguyện.

UB MTTQVN tỉnh Ninh Bình cùng đại diện 2 tổ chức tôn giáo tại địa phương đã khánh thành và bàn giao ngôi nhà “ấm tình đoàn kết lương giáo” cho hộ gia đình bà Phạm Thị Dịu là người có hoàn cảnh khó khăn ở xã Định Hoá, huyện Kim Sơn. Được biết, căn nhà cấp 4 diện tích 40m2 có tổng kinh phí xây dựng là 185 triệu đồng.

Còn tại TP.HCM, 100 phần quà gồm tiền mặt và nhu yếu phẩm với tổng trị giá 50 triệu đồng vừa được Hội chữ thập đỏ quận 8 phối hợp cùng chư Tăng chùa Linh Bửu tặng bà con khó khăn. Hoạt động thiện nguyện nhằm động viên bà con tiếp tục nỗ lực ổn định cuộc sống.

Pháp hội Dược sư – Sinh hoạt tâm linh đặc thù dịp đầu năm

Trong tháng Giêng vừa qua, các pháp hội Dược sư cầu an liên tục được tổ chức. Có thể nói, các pháp hội Dược sư đã tạo nên sinh hoạt tâm linh đặc thù và là một trong nhiều dấu Phật sự đầu năm của cộng đồng Phật giáo. Tham gia Pháp hội, mỗi người không chỉ hoan hỉ hướng đến điều thiện lành trong không gian thanh tịnh, mà còn được chỉ dạy cách quay về bên trong, cảm nhận những pháp vị trong kinh Dược Sư để thực hành, để đem an lạc cho mình, cho người và muôn nơi.

Chẳng phải mình bà Hội mà hầu hết các cụ già có mặt tại đây, ngôi chùa Vĩnh Quang, huyện Thanh Oai, Hà Nội đều có chung suy nghĩ như thế. Ở tuổi các cụ, làm gì có ai là chưa từng trải qua khoảnh khắc nhìn người thân ốm đau bệnh tật rồi tử biệt sinh ly. Họ hiểu rõ về điều đó và cũng từ đó mà nương nhờ vào công đức Phật dược sư.

Linh ứng hay không, tự các cụ sẽ có lý giải của riêng mình. Nhưng có một sự thật là tại thôn Úc Lý, không biết tự bao giờ đã hình thành nên sinh hoạt tâm linh hướng về đức Phật Dược Sư.

Để lý giải cho sự tín tâm đó của người dân vào đức Phật Dược sư, trước hết cần phải hiểu, Dược Sư nghĩa là thầy thuốc, nói đủ là Tiêu tai diên thọ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai. Trong kinh Dược sư bản Hán có một câu về phương pháp tu tập rằng nhiên đăng, tạo phan, phóng sinh, tu phúc thì sẽ đạt được kết quả là Giải kết, tiêu tai, tăng diên thọ… Và đó cũng chính là mục tiêu của Ngài.

Tu tập theo hạnh nguyện Đức Phật Dược giúp con người đương đại sống lạc quan, tích cực hơn với nghịch cảnh, trước vô vàn căn bệnh khó chữa thời bấy giờ. Các nghi lễ hay pháp hội Dược trở nên nhiều hơn tính chất dân gian và thậm chí là gắn chặt với sinh hoạt văn hoá dân gian.

Và nhờ đó mà niềm tin vào Đức Dược Sư cũng có thể xem là khơi nguồn cho liệu pháp tinh thần, giúp con người xóa bỏ cảm giác trống rỗng, cảm giác vô ý nghĩa.

Cùng với vai trò xoa dịu tinh thần, một điều làm nên những giá trị cho pháp hội Dược Sư đầu năm chính là sự thấy, biết tính khoa học trong lối sống, dạy cho con người nếp sinh hoạt điều độ. Bởi không phải cứ cầu, cứ tụng niệm là sẽ thành mà đó là cả một quá trình học tập, thực hành theo những hạnh nguyện có trong kinh dược sư.

Khi tham dự pháp hội Dược Sư, mỗi người cũng được gợi mở tư tưởng bảo vệ sinh thái, hình thành trách nhiệm với xã hội. Ngày nay, con người đối diện không chỉ với việc ô nhiễm môi trường, sương mù chứa độc tố, mà đáng sợ hơn là sự sa mạc hóa tâm linh và đạo đức. Vì thế, thực hành theo Đức Phật Dược Sư vừa chữa trị những vết thương của thế giới tự nhiên, vừa cứu rỗi bệnh khổ trong tâm linh.

Vì những lợi lạc mang lại nên mỗi dịp lễ lớn hay ngày đầu xuân năm mới, các Đàn Dược Sư lại được thiết trí để cúng dường Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai và nhân lên, lan toả năng lượng bình an. Pháp hội là cơ hội để tu tập, rũ sạch những đau khổ của cuộc đời. Tụng Kinh Dược Sư nghĩa là uống thuốc của Đức Phật Dược Sư, dùng thuốc của Phật Dược Sư để chữa lành thân tâm.

Có thể nói, pháp hội Dược Sư đã trở thành sinh hoạt tâm linh đặc thù dịp đầu năm của những người con Phật. Trong đó, Đức Phật Dược Sư với đại diện là thế giới Lưu ly nằm ở phương Đông, tương tự với các cõi Tịnh độ khác, đều dùng việc phát đại nguyện lực để làm xuất phát điểm giải quyết mọi đau khổ ở hiện thực, lấy việc giải cứu tất cả chúng sanh làm mục tiêu cuối cùng.

Đẩy mạnh phân quyền quản lý di sản cho các địa phương

Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đang trong quá trình soạn thảo Dự án Luật Di sản Văn hóa (sửa đổi), trong đó, việc phân cấp, phân quyền cho các địa phương tiếp tục được đẩy mạnh trong dự thảo Luật này.

Vừa qua tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, hoàn thiện Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu cơ quan soạn thảo phải xác định mục tiêu cao nhất của Dự án Luật không bó hẹp trong bảo vệ, bảo tồn mà cần phát huy giá trị di sản, gắn với phát triển công nghiệp văn hóa. Để làm được điều này cần sự chung tay và phân công, phân cấp triệt để quyền quản lý cho các địa phương.

Cũng tại cuộc họp, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã xin ý kiến về 1 số nội dung còn vướng mắc như: kinh doanh Bảo vật Quốc gia; xuất khẩu di vật, cổ vật; bảo vệ, phát huy giá trị Bảo vật Quốc gia và Di sản Tư liệu là tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt.

Di sản là bệ đỡ thúc đẩy du lịch phát triển

Dự thảo Luật Di sản văn hóa sửa đổi được kỳ vọng sẽ tháo gỡ nhiều vướng mắc, giúp việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản được thuận lợi hơn. Đặc biệt, trong nhóm ngành Công nghiệp văn hóa, đây chính là nguồn lực, thúc đẩy sự phát triển của du lịch các địa phương.

Nhiều tháng nay, bà Chảo Mẩy Khé tại  thôn Sả Xéng, xã Tả Phìn, Thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai vẫn ngày ngày ra Cung đường Di sản của xã để làm việc. Là nghệ nhân chịu trách nhiệm tái hiện nghề thêu thổ cẩm, bà rất vui vì du khách có thể đến tận bản làng của mình để tham quan, tìm hiểu văn hóa của đồng bào người Dao.

Xã Tả Phìn vẫn giữ được nhiều nét mộc mạc, nguyên sơ của một Sa Pa nguyên bản. Tuy nhiên, do xa trung tâm Thị xã nên rất ít du khách đến được đây. Bởi thế, ngành văn hóa đã vận động người dân tham gia sáng kiến Cung đường Di sản, giới thiệu nét văn hóa đặc trưng như dệt thổ cẩm, làm trống, nghề rèn, nghề làm thuốc nhằm giúp địa phương có thêm 1 sản phẩm du lịch riêng, giúp cải thiện sinh kế cho bà con.

Câu chuyện của thôn Xả Séng chỉ là  ví dụ để thấy Di sản văn hóa là nguồn lực để phát triển du lịch tại các địa phương. Như năm ngoái, trong số 12,6 triệu lượt khách quốc tế thì số lượng tham gia các tour du lịch di sản chiếm tỷ trọng lớn. Cũng bởi thế, Việt Nam đã thắng giải Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới.

Hiện các địa phương đều tích cực rà soát, nghiên cứu, thành lập thêm các sản phẩm du lịch di sản và coi đây là hướng đi trọng tâm. Với hàng nghìn di sản vật thể và phi vật thể của 54 dân tộc anh em, trải dài khắp 63 tỉnh thành, đây là nguồn lực vô giá, giúp các địa phương phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc.

Cụm tin văn hoá

Khai mạc Festival cao nguyên trắng Bắc Hà 2024

Tối ngày 08.03 tại tỉnh Lào Cai, UBND huyện Bắc Hà đã khai mạc Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà 2024. Sự kiện nhằm tôn vinh các giá trị, bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc địa phương.

Diễn ra từ ngày 8 – 10.03, Festival có chủ đề “Nghiêng say mùa xuân” sẽ giúp du khách tìm hiểu nhiều nét đẹp văn hóa của người dân vùng cao như: Lễ hội đua ngựa truyền thống, Lễ hội nhảy lửa dân tộc Dao; triển lãm ảnh “Bắc Hà xưa và nay”; sắc Lê cao nguyên trắng; giải leo núi chinh phục đỉnh ba mẹ con; lễ hội Đền Bắc Hà… Được tổ chức từ năm 2019, đến nay Festival là sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương, nhận sự yêu thích của du khách.

Khai thác đoàn tàu du lịch Huế – Đà Nẵng vào cuối tháng 3

Cũng liên quan đến du lịch, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã thống nhất việc vận hành đoàn tàu du lịch Huế – Đà Nẵng vào ngày 26/3. Là tuyến đường sắt có cảnh quan đẹp nhất cả nước, du khách sẽ được trải nghiệm, thưởng thức sự hùng vĩ, nên thơ của núi non, đầm phá và bờ biển của 2 địa phương. Qua đó, giúp du lịch miền Trung có

Ngôi chùa nơi rẻo cao lưu giữ bảo vật quốc gia

Ở Tuyên Quang có 1 ngôi cổ tự được xây dựng vào năm 1107 dưới thời vua Lý Nhân Tông là chùa Bảo Ninh Sùng Phúc. Điều đặc biệt bia đá của chùa là tài liệu thành văn cổ nhất, và là một trong số rất ít các di vật thời Lý còn nguyên vẹn tới ngày nay. Ngôi chùa cùng với tấm bia được công nhận Bảo vật quốc gia, là niềm tự hào của người dân xứ Tuyên.

Với niên đại gần 1.000 năm tuổi, Bảo Ninh Sùng Phúc là ngôi chùa cổ nhất ở Tuyên Quang, tọa lạc tại huyện Chiêm Hóa. Bên cạnh khung cảnh hữu tình, kiến trúc độc đáo thời Lý, chùa còn lưu giữ một Bảo vật quốc gia có ý nghĩa và giá trị lịch sử vô cùng to lớn, là bia đá Bảo Ninh Sùng Phúc, tài liệu thành văn cổ nhất được phát hiện tới tại Tuyên Quang và là một trong số rất ít các di vật thời Lý còn được nguyên vẹn nay.

Bia chùa Bảo Ninh Sùng Phúc được tạc bằng đá xanh nguyên khối. Bia có chiều cao 1,39m rộng 0,8m và dày 0,18m, đặt trên lưng một con rùa đá. Toàn thân rùa được chạm trổ tinh tế, mềm mại, hình khối cân đối và vững chãi. Văn bia được khắc bằng chữ Hán kín phần thân bia bằng đá xanh nguyên khối, gồm 28 dòng, khoảng 1.200 chữ. Các nhà nghiên cứu đánh giá đây là một giai phẩm văn chương, ngang hàng với những bài văn bia tuyệt tác thời Lý.

Năm 2013, văn bia chùa Bảo Ninh Sùng Phúc được công nhận là bảo vật quốc gia. Hàng năm, vào mỗi dịp lễ hội Chùa, nơi đây lại là địa điểm thu hút khách thập phương về tham quan chiêm bái.

Trải qua thăng trầm gần nghìn năm lịch sử, chùa Bảo Ninh Sùng Phúc đã được trùng tu, tôn tạo nhiều lần nhưng nền chùa xưa vẫn còn đó cùng với những cổ vật quý giá được giữ gìn nguyên vẹn, mãi là niềm tự hào của người dân Chiêm Hóa và điểm đến không thể bỏ qua trên hành trình du lịch tâm linh đầy tiềm năng của xứ Tuyên.

Mời quý vị theo dõi chi tiết bản tin Bchannel – An Viên 24H ngày 09.03.2024:

Đón xem các thông tin, chương trình hấp dẫn khác của Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên trên kênh YouTube.

16 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024

Bản tin 24h 05/09/2024 10:47:37

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024

Bản tin 24h 05-09-2024 10:47:37

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Tầm quan trọng của giới luật với Tăng Ni trẻ; Nét đẹp ẩm thực chay nơi tự viện; Huy động nguồn lực nhân dân trong trùng tu di tích.
2621 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024

Bản tin 24h 04/09/2024 09:03:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024

Bản tin 24h 04-09-2024 09:03:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Lan tỏa pháp phục Phật giáo Việt Nam; Đẩy mạnh lưu trữ và nghiên cứu Phật giáo; Chắp cánh ước mơ.
1640 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024

Bản tin 24h 03/09/2024 09:00:30

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024

Bản tin 24h 03-09-2024 09:00:30

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Rực rỡ sắc màu Quốc khánh; Câu chuyện về tình yêu đất nước; CH Séc: TƯGH thăm hỏi Phật tử Việt Nam tại Teplice và Chomutov.
3729 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024

Bản tin 24h 02/09/2024 09:23:16

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024

Bản tin 24h 02-09-2024 09:23:16

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: TT-Huế: Trang nghiêm tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông; Thăm mái già lam “Che chở hồn dân tộc”; Gieo duyên Phật pháp đến bà con vùng cao.
2695 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024

Bản tin 24h 31/08/2024 11:01:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024

Bản tin 24h 31-08-2024 11:01:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày:  TT- Huế: Khai kinh cầu siêu nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông 2024; BTS GHPGVN Tỉnh Đồng Nai khánh tuế Đức Pháp chủ GHPGVN; Phật giáo chung tay hỗ trợ người dân sau lũ.
4634 lượt xem 0 Bình luận