Bản tin Bchannel – An Viên 24H 12.01.2024

13/01/2024 12:07:02 226 lượt xem

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 12.01.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Ban TTXH và KTTC TƯGH – Bước chuyển mình vũng chắc năm mới; Một năm hoạt động nỗ lực của ban HDPT và TTXH TƯGH; Tủ sách 10k tại chùa.

Một năm hoạt động nỗ lực của Ban HDPT và TTXH TƯGH

Ngày 12/1, Ban HDPT TƯ và Ban TTXH TƯ tổ chức hội nghị tổng kết công tác phật sự năm 2023 và đề ra phương hướng hoạt động năm 2024. Phóng viên của bản tin An Viên 24h đã có mặt tại Thiền viện Quảng Đức, TP.HCM để cập nhật những thông tin đáng chú ý của sự kiện.

Năm 2023, Ban HDPT TƯGH thành lập mới 4 phân ban, bổ sung nhiệm vụ cho 5 phân ban đã hiện hữu. Với 9 phân ban và 4 tiểu ban chuyên trách, hoạt động Phật sự đi vào nề nếp, quy củ, đạt được nhiều thành tựu lớn khi tổ chức thành công Khóa Bồi dưỡng chuyên ngành khu vực miền Đông và Tây Nam Bộ; Hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo chủ đề “Hào Khí Thăng Long” lần thứ II với sự tham gia của BHDPT 24 tỉnh, thành khu vực Phía Bắc; Huy động 145 tỷ cho hoạt động cúng dường và từ thiện xã hội; mô hình sinh hoạt tu học tại các tỉnh, thành được hiệu quả cao.

Dịp này, TƯGH đã trao bằng tuyên dương công đức cho 27 cá nhân và 15 tập thể đã có nhiều đóng góp cho hoạt động phật sự của Ban HDPT TƯGH

Xác định là nhiệm vụ trọng tâm; thể hiện trách nhiệm, lòng từ bi của người con Phật, trong năm 2023, Giáo hội các cấp huy động hơn 2000 tỷ đồng cho công tác an sinh xã hội. Bên cạnh đó, Ban TTXH​ TƯGH kịp thời ban hành hướng dẫn vận động cứu trợ kịp thời đối với đồng bào bị thiên tai, khó khăn.​

Để ghi nhận chư tôn đức Tăng Ni, Phật tử đã tích cực hoạt động Phật sự, TƯGH trao Bằng tuyên dương công đức và Bằng công đức đến 11 tập thể và 30 cá nhân. Trên cơ sở thành tựu những Phật sự trong năm 2023, Ban HDPT TƯGH và Ban TTXH TƯGH đặt ra mục tiêu trọng tâm, đưa Phật sự ngày càng phát triển.

CỤM TIN ĐỊA PHƯƠNG

Bên cạnh các Ban, Viện TƯ, những ngày qua, BTS GHPGVN các tỉnh thành cũng liên tục tổ chức Hội nghị tổng kết Phật sự 2023, nhìn lại những thành tựu, tạo tiền đề hướng về năm mới với nhiều kỳ vọng ở phía trước. Ghi nhận của Bản tin An Viên 24h tại Hậu Giang, Đà Nẵng, Bình Thuận và BR-VT.

Hậu Giang: Nhiều Phật sự chuyên ngành được thực hiện

Sáng hôm nay ngày 12/1, BTS GHPGVN tỉnh Hậu Giang đã tổng kết công tác Phật sự 2023. Toàn tỉnh có 87 Tự viện với 320 Chư tôn đức Tăng Ni, đã không ngừng chăm lo đời sống tín ngưỡng tâm linh, tăng cường thống kê cơ sở, tập huấn nghiệp vụ … Các hoạt động chuyên ngành đều đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào, đặc biệt là công tác từ thiện xã hội với tổng số tiền hỗ trợ trên 14,2 tỷ đồng. Dịp này các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác Phật sự 2023 đã vinh dự nhận bằng tuyên dương công đức.

Đà Nẵng: Tổng kết hoạt động Phật sự năm 2023

Tại TP. Đà Nẵng, BTS GHPGVN TP cũng trang nghiêm tổng kết các phật sự năm 2023. Dù là một năm đầy khó khăn, thách thức vì phải thay đổi nhân sự sau khi cố Hòa thượng Thích Thiện Toàn viên tịch, Phật giáo TP đã phát huy thế mạnh về hoằng pháp, tăng sự, giáo dục và hướng dẫn phật tử. Công tác từ thiện xã hội hoạt động hiệu quả với số tiền huy động trên 9,5 tỷ đồng. Năm 2024, Phật giáo TP triển khai hiến chương Giáo hội, đẩy mạnh áp dụng công nghệ 4.0 trong điều hành phật sự, hoàn thiện văn phòng hành chính điện tử.

Bình Thuận: Triển khai Phật sự trọng tâm thời gian tới

Cũng trong sáng nay, BTS GHPGVN tỉnh Bình Thuận đã họp nhằm đóng góp ý kiến về rà soát tổng kết số liệu từ thiện trong năm qua; công tác vận động, kế hoạch xây dựng nguồn thu tài chính cho hoạt động Phật sự trong năm tới; vấn đề thủ tục hành chính liên quan đến Tăng Ni, Tự viện; danh sách tấn phong giáo phẩm; bổ sung nhân sự BTS GHPGVN tỉnh. Tại phiên họp, chư tôn đức cũng đã ấn định Hội nghị tổng kết Phật sự toàn tỉnh sẽ diễn vào ngày 19/01 tới.

BR-VT: Ban Giáo dục Phật giáo tỉnh tổng kết năm 2023

Trong khi đó, tại tỉnh BRVT, Ban Giáo dục Phật giáo GHPGVN tỉnh tổng kết hoạt động năm 2023 với những kết quả đáng ghi nhận. Theo đó, Ban đã hoàn thành kế hoạch đề ra như cấp phát văn bằng tốt nghiệp cho lớp Trung cấp Phật học khóa 10; tổ chức các đợt kiểm tra, đánh giá năng lực học tập, tiếp thu kiến thức của Tăng Ni sinh. Dự kiến năm 2024, Ban bổ sung giảng sư trường TCPH Đại Tòng Lâm; mời Chư tôn đức viết bài tham luận tại các hội thảo chuyên ngành giáo dục Phật giáo.

TP.HCM: Hội thảo về tư liệu, danh mục, phiên dịch và nghiên cứu Văn học Phật giáo VN 2000 năm

Ngày 12/01, tại TP.HCM, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam phối hợp với Trường đại học Khoa học Xã hội và nhân văn thuộc đại học Quốc gia TP.HCM tổ chức Hội thảo “Văn học Phật giáo Việt Nam 2000 năm: Vấn đề tư liệu, danh mục tác phẩm, phiên dịch và nghiên cứu”.

Văn học Phật giáo Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời, trải qua 2.000 năm, gắn liền với sự phát triển của Phật giáo Việt Nam. Việc nghiên cứu di sản văn học Phật giáo 2000 năm vô cùng cần thiết, khẳng định tầm quan trọng của văn học Phật giáo Việt Nam trong dòng chảy của dân tộc và hướng tới bảo tồn, phát triển di sản văn học này.

Nội dung hội thảo thể hiện qua 4 nhóm chuyên đề chính: Văn học Phật giáo Việt Nam – Vấn đề văn bản và thư tịch, Văn học Phật giáo và loại hình tác giả thiền sư, Văn học Phật giáo và các loại hình tác giả nhà Nho và Văn học Phật giáo trong mạch nguồn văn hoá dân tộc và khu vực. Với 124 bài tham luận, hội thảo góp phần làm sáng tỏ thêm về những thành tựu và hạn chế của Văn học Phật giáo Việt Nam; đề xuất tăng cường nghiên cứu về mối quan hệ về nội dung, tư tưởng, nghệ thuật giữa Văn học Phật giáo VN với văn văn học Phật giáo các nước trong khu vực và trên thế giới.

Tủ sách 10k tại chùa

Hoạt động trở lại sau khoảng thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tủ sách 10k đặt tại Tu viện Huệ Quang (TP.HCM) lại tấp nập người đến đọc, đến mua. Hoạt động ý nghĩa này nhằm lan tỏa tình yêu với sách và mong muốn ngày càng nhiều người có cơ hội được đọc sách.

“Đồng giá 10k, tối đa 20 cuốn”, đó là số lượng sách mà mỗi người có thể mua khi đến với tủ sách 10k ở Tu viện Huệ Quang (quận Tân Phú, TP.HCM). Hoạt động vừa nhằm hỗ trợ bạn đọc và gây quỹ cho hoạt động của Thư viện Huệ Quang. Để có được tủ sách này, một phần sách do Thư viện được trao tặng trong thời gian qua, một phần do mọi người đóng góp, bởi “cũ người mới ta”, đặc biệt sách luôn là nguồn tài nguyên tri thức vô giá. Tủ sách gồm có sách Phật giáo và cả các lĩnh vực khác, được đặt tại Thư quán Huệ Quang.

Với nhiều bạn sinh viên ở TP.HCM, Thư viện Huệ Quang và tủ sách 10k này là nơi yêu thích và dành lượng lớn thời gian cặm cụi ở đây. Bạn Phạm Nhân Ái – sinh viên Khoa Văn học, trường DHKHXH&NV HCM gần như mỗi tuần vài lượt ghé qua. Nhiều sách ở ngoài không bán mà Ái lại có thể bất chợt tìm thấy ở tủ sách 10k này.

Vừa được mua sách với giá rẻ, lại vừa có thể đóng góp những cuốn sách mình đã đọc xong cho tủ sách 10k này – nên ai cũng cảm thấy hứng thú. Vòng đời của 1 cuốn sách sẽ luôn được kéo dài, khi nó giúp ích cho ngày càng nhiều người, và góp phần lan tỏa văn hóa đọc đến tất cả mọi người.

CỤM TIN QUỐC TẾ

Nhật Bản: Sôi nổi sinh hoạt tại các tự viện dịp đầu năm mới

Chùa Zenkoji ở thành phố Nagano đã tổ chức lễ hội “Binzuru Mawashi” dịp năm mới. Sau khi Chư tôn đức thực hiện phần nghi lễ, người dân sẽ rước kiệu tượng gỗ, đồng thời lấy tấm ván nhỏ, xoa xung quanh tượng Phật với ý nghĩa cầu mong những điều tốt đẹp dịp năm mới, các lời chúc ý nghĩa thông qua những tấm thẻ gỗ được trang trí rực rỡ sắc màu, với hình tượng linh vật Rồng, biểu trưng cho sự thịnh vượng và sung túc trong cả một năm.

Hàn Quốc: Triển lãm tượng Phật Chào mừng thế vận hội Olympic Gangwon 2024

Còn tại Hàn Quốc, Chùa Odaesan Woljeongsa, tỉnh Gangwon phối hợp với Bảo tàng Quốc gia Chuncheon đã tổ chức triển lãm Phật giáo đặc trước Thế vận hội Olympic Trẻ Mùa đông Gangwon 2024. Chư tôn đức hy vọng, khán giả tới theo dõi các sự kiện thể thao, có thể tham quan và tìm hiểu sâu sắc về văn hóa Phật giáo Hàn Quốc. Các bức tượng Phật được trưng bày có niên đại từ thời kỳ Joseon, với nhiều nét điêu khắc tinh xảo độc đáo. Triển lãm sẽ kéo dài đến hết ngày 31 tháng 3.

Ban TTXH và KTTC TƯGH – Bước chuyển mình vững chắc năm mới

Từ thiện xã hội – Vượt khó vươn lên

Năm 2023 là một năm đầy khó khăn, thách thức nhưng cũng đánh dấu những hoạt động sáng tạo vươn lên của Ban TTXH TƯGH trong công tác an sinh xã hội, từ thiện nhân đạo. Trong chuyên mục tiêu điểm ngày hôm nay, cùng bản tin An Viên 24h điểm lại những kết quả nổi bật mà chư tôn đức Tăng ni cùng đông đảo Phật tử đã nỗ lực cống hiến, đồng hành cùng dân tộc trong công tác TTXH, chăm sóc, hỗ trợ, chia sẻ cùng người yếu thế năm 2023.

2,106,345,978,000 VNĐ ((Hai nghìn một trăm lẻ sáu tỷ, ba trăm bốn mươi lăm triệu, chín trăm bảy mươi tám nghìn đồng). Đó là tổng số tiền ngành Từ thiện xã hội của Phật giáo cả nước đã ủng hộ được trong năm 2023 phục vụ công tác từ thiện, an sinh xã hội. Tương đương trung bình, mỗi ngày có đến hơn 5,77 tỷ đồng được chư tôn đức Tăng ni, phật tử huy động đóng góp, hỗ trợ. Đây là con số biết nói, qua đó thể hiện được sự chung tay mạnh mẽ của Phật giáo đối với công tác an sinh xã hội.

  • Ra con số 2,106,345,978,000 VNĐ (bùm)
  • Ra bảng thống kê
PHÂN BAN SỐ TIỀN
PHÂN BAN TTXH PHẬT GIÁO NGƯỜI HOA 44.714.693.000 VNĐ

 

PHÂN BAN TTXH PHẬT GIÁO KHẤT SĨ

 

76.973.357.000 VNĐ

 

PHÂN BAN TTXH PHẬT GIÁO NAM TÔNG KINH

 

23.759.824.000 VNĐ

 

PHÂN BAN TTXH PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER

 

15.960.090.000 VNĐ

PHÂN BAN TTXH CỨU TRỢ NHÂN ĐẠO

 

24.850.000.000 VNĐ

 

PHÂN BAN TỪ THIỆN XÃ HỘI GIÁO DỤC

 

15.219.300.000 VNĐ

 

PHÂN BAN TỪ THIỆN Y TẾ

 

6.340.000.000 VNĐ

 

PHÂN BAN TTXH HUẤN NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG

 

13.249.860.000 VNĐ

PHÂN BAN ĐỐI NGOẠI VÀ QUAN HỆ QUỐC TẾ

 

76.254.719.000 VNĐ

 

Tổng

297.321.843.000 VND
  • TỔNG SỐ TIỀN BAN TTXH 63 TỈNH THÀNH 1.809.024.135.000 VND
  • 1 NGÀY = 5,77 TỶ ĐỒNG

Dưới sự chỉ đạo của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, trong năm 2023, ngành Từ thiện xã hội đã nỗ lực hoàn thành các mặt công tác Phật sự từ việc cứu trợ đồng bào bị thiên tai, đồng bào có hoàn cảnh khó khăn, tặng học bổng, trao tặng nhà tình thương, tình nghĩa, đại đoàn kết, tặng xe đạp, xe lăn, xây cầu, đào giếng, làm đường nông thôn, khám và cấp phát thuốc miễn phí cho bệnh nhân nghèo, hỗ trợ phẫu thuật tim, phẫu thuật mắt, ủng hộ gia đình chính sách, chiến sĩ biên phòng, nuôi dưỡng Bà Mẹ Việt Nam anh hùng, trẻ mồ côi, nhà dưỡng lão, bếp ăn từ thiện …

Tất cả những việc làm này được chư tôn đức tăng ni, phật tử thực hiện xuyên suốt, liên tục tại tất cả các địa phương, khu vực, chia sẻ đến mọi thành phần, mọi đối tượng cần giúp đỡ tại mọi thời điểm. Hoạt động từ thiện không chỉ thể hiện tinh thần từ bi, cứu khổ cứu nạn của Phật giáo mà còn thể hiện sự đồng hành cùng dân tộc, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, phát triển đất nước.

Năm 2023 là năm tiền đề quan trọng đánh dấu bước ngoặt và sự phát triển trong việc phát huy vai trò của tăng ni, phật tử trong công tác từ thiện xã hội. Vượt qua những khó khăn, hạn chế trong công tác từ thiện nhân đạo, Ban TTXH TƯGH đã triển khai nhiều hoạt động cụ thể để từng bước hiện thực hoá các phương hướng, nhiệm vụ đặt ra trong nhiệm kỳ 2022-2027. Nhằm kết nối Ban Từ thiện Xã hội TƯGH với các tỉnh, thành và để tham khảo, học hỏi các mô hình ở các tỉnh, thành, Ban tổ chức thăm viếng và làm việc với Ban Từ thiện Xã hội GHPGVN tỉnh Bến Tre và Kiên Giang vào ngày 04,05/11/2023.  Tại đây, đoàn tổ chức nhiều hoạt động giao lưu, chia sẻ, lắng nghe và học hỏi kinh nghiệm, đồng thời giúp đỡ, hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn với tổng số tiền là 4 tỷ 755 triệu đồng.

Có thể thấy rằng, dù là một năm đầu nhiệm kỳ đầy khó khăn và thách thức nhưng chư tôn đức tăng ni và phật tử đã đồng lòng vượt qua, đạt được thành tựu nổi bật trong công tác an sinh xã hội. Hơn 2 nghìn tỷ đồng được người con Phật chia sẻ, hỗ trợ là minh chứng rõ nét cho những đóng góp to lớn của Phật giáo đối với sự ổn định, phát triển của đất nước. Với việc tham gia công tác xã hội từ thiện tích cực, nhiệt tâm, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã góp phần “ích đạo lợi đời” tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, tô thắm bản chất tốt đẹp vốn có của người con Phật.

Ban Kinh tế Tài chính TƯGH – Những chuyển mình

Có được những thành công như vậy cũng có phần đóng góp của Ban Kinh tế Tài chính TƯGH. Bởi đây là Ban được lập ra nhằm nghiên cứu, dự trình các công tác có tính khả thi thuộc lĩnh vực Kinh tế Tài chính, nhằm tạo thêm nguồn kinh phí phục vụ các hoạt động của Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Đặc biệt, 46 tỷ đồng…đó là con số nói lên sự nỗ lực rất lớn của ngành KTTC đã vận động Tăng Ni, Phật tử, các nhà hảo tâm ủng hộ các chương trình từ thiện hỗ trợ bà con có hoàn cảnh khó khăn; giúp sức cho các Phật sự của Giáo hội. Và giờ, kính mời quý vị cùng điểm qua một số những thành tựu của Ban KTTC trong năm qua

IMMERSIVE: TTXH 46 TỶ ĐỒNG

Do một số điều kiện khách quan mà các hoạt động của Ban KTTC trong năm qua đã có phần hạn chế nhưng chư tôn đức, quý cư sĩ của Ban vẫn rất nỗ lực để thực hiện sứ mạng của mình.

Trong năm 2023, Ban Kinh tế Tài chính đã cúng dường chi phí cho các hoạt động của Giáo hội như: Cúng dường sinh hoạt phí cho Văn phòng 1, Văn phòng 2 Trung ương Giáo hội, Báo Giác Ngộ, Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.Hồ Chí Minh, Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tại TP. Cần Thơ, Trường Trung cấp Phật học tỉnh Phú Yên, tỉnh Ninh Thuận, tỉnh Trà Vinh… cùng nhiều Tự viện trên cả nước. (Lên bảng số liệu).

CÚNG DƯỜNG MỖI THÁNG
Văn phòng 1 TƯGH 50.000.000 VNĐ
Văn phòng 2 TƯGH 50.000.000 VNĐ
Tòa soạn Báo Giác Ngộ 50.000.000 VNĐ
Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tại Tp. Cần Thơ 30.000.000 VNĐ
Trường Trung cấp Phật học tỉnh Phú Yên 30.000.000 VNĐ
Trường Trung cấp Phật học tỉnh Ninh Thuận 30.000.000 VNĐ
Trường Trung cấp Phật học tỉnh Trà Vinh 30.000.000 VNĐ
Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.Hồ Chí Minh 30.000.000 VNĐ

Cùng với đó, Ban đã làm tốt vai trò tham mưu cho cấp địa phương hoạt động sôi nổi trong các chương trình gây quỹ như tổ chức buffet chay, hành hương. Từ đó đảm bảo nguồn tài chính trong việc tổ chức các Hội nghị, Đại hội, Đại lễ lớn do các cấp Giáo hội đề ra.

Ngoài ra, mùa An cư kiết hạ, Chư tôn đức Ban KTTC TƯGH đã liên tiếp cúng dường trường hạ nhiều địa phương tại các tỉnh phía Bắc như Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa…, các tỉnh miền Trung: Bình Thuận, Phú Yên, Bình Định, BRVT… các tỉnh miền Tây: Tiền Giang, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang…;  vừa hộ trì cho đời sống sinh hoạt, khích lệ tinh thần tu học cho chư Hành giả, đồng thời cũng thể hiện sự quan tâm của Giáo hội đối với chư Tăng, Ni tại các tỉnh thành. Dù với nhiều hình thức khác nhau, thế nhưng tinh thần hộ pháp vẫn luôn được Chư Tăng Ni, cư sĩ Phật tử phát huy mạnh mẽ. Từ đó, duy trì mạng mạch Phật pháp, lan tỏa những giá trị nhân văn tốt đẹp của đạo Phật trong đời sống.

Với tinh thần đoàn kết hòa hợp, Chư tôn đức Ban TTXH và Kinh tế tài chính, đã tập trung triển khai chương trình hoạt động Phật sự của chuyên ngành mà Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX đã đề ra. Thời gian tới, kế thừa những kết quả đạt được, hai Ban sẽ tiếp tục khẳng định vai trò, vị thế, tạo các hoạt động hiệu quả và tích cực của Giáo hội, góp phần lan tỏa những giá trị tốt đẹp của đạo Phật, sự phát triển không ngừng của Phật giáo Việt Nam.

CỤM TIN HỖ TRỢ TẾT

Tặng gần 5.700 thẻ BHYT cho người nghèo dịp năm mới

Nhân dịp năm mới 2024, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM cùng các cơ quan vừa trao tặng 5.694 thẻ bảo hiểm y tế cho người dân có hoàn cảnh khó khăn với hơn 2,8 tỷ đồng. Đồng thời, Liên đoàn Lao động TP đã vận động tặng 55 sổ bảo hiểm xã hội cho đoàn viên nghiệp đoàn, gần 200 triệu đồng.

Thăm hỏi tặng quà tết nhân chứng lịch sử Hoàng Sa

Trong khi đó, lãnh đạo UBND Huyện Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng đã lthăm hỏi và tặng quà cho những “nhân chứng Hoàng Sa” – từng sống, làm việc và tham gia bảo vệ quần đảo Hoàng Sa. Họ chính là nhân chứng sống của lịch sử và của những câu chuyện, thông tin khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

BR-VT: Huy động hơn 17,9 tỷ đồng chăm lo cho hộ nghèo dịp Tết

Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh BRVT vừa ban hành kế hoạch vận động hỗ trợ, chăm lo cho hộ nghèo, khó khăn, người già neo đơn và trẻ em mồ côi nhân dịp Tết nguyên đán. Dự kiến sẽ trao hơn 29 nghìn suất quà với tổng số tiền hơn 17,9 tỷ đồng đế tận tay các đối tượng trong tháng 1/2024.

Sóc Trăng: Chính phủ hỗ trợ 3.500 tấn gạo mùa Tết

Trong khi đó tại Sóc Trăng, Chính phủ vừa quyết định xuất cấp không thu tiền hơn 3.500 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho tỉnh để hỗ trợ nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán. UBND tỉnh Sóc Trăng lập kế hoạch thực hiện hỗ trợ gạo kịp thời, đúng đối tượng, định mức theo quy định tới người dân địa phương.

Lưu giữ nét truyền thống qua bao lì xì thư pháp

Với mong muốn lan tỏa nét đẹp truyền thống đến tất cả mọi người và truyền đi thông điệp may mắn, bình an dịp Tết đến Xuân về, nhiều bạn trẻ đã sáng tạo bằng cách viết thư pháp lên phong bao lì xì. 2 trong 1, người được nhận luôn tin rằng những phong bao này sẽ đem lại hạnh phúc và tài lộc trong suốt cả năm.

Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua

Nét đẹp của những ngày Tết xưa cũ luôn được giữ gìn và trân trọng cho đến ngày hôm nay. Dẫu chẳng còn thấy nhiều ông đồ già, nhưng lại có thể bắt gặp những bạn Phật tử trẻ, đam mê với thư pháp. Khi năm mới cận kề, thư pháp còn được tô điểm lên các phong bao lì xì, tạo nên điểm nhấn, truyền đi thông điệp ý nghĩa cho năm mới bình an.

Việc vẽ thủ công với những chủ đề ý nghĩa về mùa xuân lên bao lì xì không hề đơn giản; bởi vừa phải căn khổ giấy, lại vừa đảm bảo mực, nét chữ. Nhìn họa sĩ tỉ mỉ, trau chuốt mà thấy được sự tâm huyết, niềm đam mê với việc lưu giữ nét đẹp văn hóa dân tộc. Và công đoạn quan trọng và ý nghĩa nhất, chính là chọn nội dung để viết thư pháp.

Người Việt thích được xin chữ đầu năm, cũng như xem việc nhận lì xì là hái lộc. Kết hợp bao lì xì với thư pháp được làm thủ công, dựa theo sở thích, ý nghĩa của từng người có lẽ là sự ghép đôi vô cùng hợp lý. Những bao lì xì thủ công này chính là lời chúc may mắn, sức khỏe và bình an gửi đến tất cả mọi người.

Đình Trà Cổ – Di tích trăm tuổi nơi địa đầu tổ quốc

Nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh, cách thành phố Hà Nội hơn 300km, thành phố Móng Cái là một đô thị cửa khẩu sôi động. Tuy nhiên nơi đây vẫn còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử, văn hóa có giá trị và trở thành điểm đến du lịch tâm linh không thể bỏ qua với nhiều du khách. Và một trong những địa điểm không thể không nhắc tới trong hành trình đến với thành phố này đó là Đình Trà Cổ – ngôi đình có lịch sử hàng trăm năm với kiến trúc độc đáo.

Tọa lạc tại phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh, di tích Đình Trà Cổ là một trong những công trình kiến trúc nghệ thuật – Lịch sử văn hóa tiêu biểu cho kiến trúc đình làng Việt Nam. Được khởi dựng từ thế kỷ thứ 15, ngôi đình có bố cục hình chữ “đinh”, tọa lạc trên một khuôn viên có diện tích 1.000m2. Trải qua thời gian và nhiều cơn binh lửa, đình vẫn tồn tại và giữ được những nét đặc trưng về kiến trúc và điêu khắc của thời Lê.

Gắn liền với đình Trà Cổ là lễ hội đình làng Trà Cổ – một trong những Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Lễ hội diễn ra vào ngày 1/6 âm lịch hằng năm, nhằm tưởng nhớ các bậc tiền nhân, các vị anh hùng đã có công dựng làng, lập ấp, đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ biên giới, gìn giữ hòa bình cho đất nước. Một trong những nghi lễ chính và cũng là nét văn hóa độc đáo của sự kiện vẫn được duy trì là tục thi “Ông Voi” để tưởng nhớ những người có công khai phá vùng đất Trà Cổ xưa.

Đình Trà Cổ và Lễ hội với giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật độc đáo từ lâu đã trở thành nét văn hóa đặc trưng, một phần không thể thiếu trong đời sống của người dân nơi đây, khẳng định sâu sắc giá trị cột mốc chủ quyền, cột mốc văn hóa nơi biên ải.

Thành tựu Phật sự Ban Phật giáo Quốc tế và Kinh tế Tài chính năm 2023

Trong năm 2023, Ban PGQT TƯGH đã chủ động tham gia và khẳng định vai trò trong các hoạt động Phật sự đối ngoại nhân dân, ngoại giao văn hóa. Nhiều sự kiện, hội nghị được tổ chức trên thế giới và tại Việt Nam, góp phần kết nối Phật giáo các nước, thắt chặt tình đoàn kết, giải quyết nhiều vấn đề nóng trên phạm vi toàn cầu, thúc đẩy hòa bình hữu nghị trong khu vực và trên thế giới. Song song với hoạt động Phật giáo quốc tế, trong năm qua, Ban Kinh tế tài chính cũng đã nỗ lực vận động Tăng Ni, Phật tử, các nhà hảo tâm ủng hộ các chương trình từ thiện cho bà con có hoàn cảnh khó khăn, cúng dường tài trợ cho nhiều sự kiện quan trọng của Giáo hội, vì thành công chung của các Phật sự. Trong phóng sự sau đây, kính mời chư tôn đức và quý vị cùng nhìn lại một năm đáng tự hào với thật nhiều thành tựu nổi bật của ban Phật giáo quốc tế và Kinh tế Tài chính TƯGH.

Mời quý vị theo dõi chi tiết bản tin Bchannel – An Viên 24H ngày 10.01.2024:

Đón xem các thông tin, chương trình hấp dẫn khác của Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên trên kênh YouTube.

16 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024

Bản tin 24h 05/09/2024 10:47:37

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024

Bản tin 24h 05-09-2024 10:47:37

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Tầm quan trọng của giới luật với Tăng Ni trẻ; Nét đẹp ẩm thực chay nơi tự viện; Huy động nguồn lực nhân dân trong trùng tu di tích.
2546 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024

Bản tin 24h 04/09/2024 09:03:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024

Bản tin 24h 04-09-2024 09:03:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Lan tỏa pháp phục Phật giáo Việt Nam; Đẩy mạnh lưu trữ và nghiên cứu Phật giáo; Chắp cánh ước mơ.
1500 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024

Bản tin 24h 03/09/2024 09:00:30

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024

Bản tin 24h 03-09-2024 09:00:30

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Rực rỡ sắc màu Quốc khánh; Câu chuyện về tình yêu đất nước; CH Séc: TƯGH thăm hỏi Phật tử Việt Nam tại Teplice và Chomutov.
3675 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024

Bản tin 24h 02/09/2024 09:23:16

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024

Bản tin 24h 02-09-2024 09:23:16

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: TT-Huế: Trang nghiêm tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông; Thăm mái già lam “Che chở hồn dân tộc”; Gieo duyên Phật pháp đến bà con vùng cao.
2618 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024

Bản tin 24h 31/08/2024 11:01:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024

Bản tin 24h 31-08-2024 11:01:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày:  TT- Huế: Khai kinh cầu siêu nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông 2024; BTS GHPGVN Tỉnh Đồng Nai khánh tuế Đức Pháp chủ GHPGVN; Phật giáo chung tay hỗ trợ người dân sau lũ.
4592 lượt xem 0 Bình luận