Bản tin Bchannel – An Viên 24H 16.01.2024

17/01/2024 09:44:01 968 lượt xem

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 16.01.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Phân ban Ni Giới T.Ư – Tạo đà Phát triển cho các Phật sự; Long An: Đồng hành với công tác giữ gìn ANTT; Dấu ấn về Tăng sự – Pháp chế – Kiểm soát – Thông tin truyền thông của GHPGVN trong năm 2023.

Phân ban Ni giới T.Ư – Tạo đà phát triển cho các Phật sự

Với 22.377 chư Ni, sinh hoạt tại 6.351 cơ sở tự viện, đến thời điểm hiện tại đã có 56/63 tỉnh thành thành lập Phân ban. Năm 2023 là năm đánh dấu chặng đường phát triển rực rỡ của Phân ban Ni Giới Trung ương với nhiều thành tựu nổi bật. Lần đầu tiên diễn ra chương trình gặp mặt, biểu dương đại biểu Ni giới GHPGVN tiêu biểu, có nhiều đóng góp cho đất nước với số tiền gần 558 tỷ đồng cho các hoạt động an sinh, xã hội.

“Sẽ tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính điện tử, chuyển đổi kỹ thuật số để nâng cao nghiệp vụ văn phòng hành chính cho các tỉnh thành” – Đây là thông tin đáng chú ý được đưa ra tại Hội nghị Tổng kết công tác phật sự năm 2023 và triển khai phương hướng hoạt động năm 2024 của Phân ban Ni giới Trung ương được diễn ra sáng nay ngày 16/1 tại TP.HCM. Năm 2024 Phân ban Ni giới TƯ đã đặt ra 12 mục tiêu quan trọng về mặt Hành chính, tăng sự, nghi lễ, giám luật, từ thiện… Phát huy tiềm năng của Ni giới, góp phần phát triển và trang nghiêm Giáo hội.

Trong khi đó, năm 2023, lần đầu tiên, Ni giới được biểu dương vì có nhiều đóng góp cho đất nước. Đồng thời, Tổ chức thành công Đại lễ tưởng niệm Thánh tổ Ni Đại Ái Đạo và chư Ni tiền bối hữu công; có 1.224 giới tử ni thọ giới; mở lớp bồi dưỡng hành chánh trụ trì và giới luật cho chư Ni; huy động gần 558 tỷ đồng cho các hoạt động từ thiện xã hội.

Dịp này, TƯGH trao tặng bằng tuyên dương công đức cho các tập thể tích cực trong các hoạt động Phật sự.

Các địa phương triển khai nhiệm vụ công tác tôn giáo năm 2024

Hà Nam

Năm 2023, tình hình tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Hà Nam cơ bản ổn định, tuân thủ các quy định của pháp luật. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, sống “Tốt đời, đẹp đạo”. Nhấn mạnh nhiệm vụ công tác tôn giáo năm 2024, tỉnh tiếp tục quán triệt các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương về tín ngưỡng, tôn giáo.

Nghệ An

Cùng ý nghĩa trên, UBND tỉnh Nghệ An cũng tổng kết công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2023. Theo đó, năm qua GHPGVN tỉnh tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, từ thiện nhân đạo và phát triển kinh tế – xã hội. Triển khai nhiệm vụ năm 2024, các đại biểu thống nhất tập trung những nội dung chính như: Tiếp tục quán triệt sâu sắc và triển khai có hiệu quả các quan điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật về tôn giáo.

Hoạt động thiện nguyện cuối năm

Tiền Giang

Hôm qua ngày 15/1, tại tỉnh Tiền Giang, Chư tôn đức và Phật tử chùa Vạn Liên (TP.HCM) tặng 200 phần quà đến bà con khó khăn, gồm: gạo, mì gói, nhu yếu phẩm và tiền mặt với tổng trị giá 206 triệu đồng, góp phần động viên bà con ổn định đời sống, đón Tết an vui, hạnh phúc.

Bình Dương

Còn tại tỉnh Bình Dương, Chư tôn đức Tu viện Kim Cang (TP.HCM) tổ chức Chương trình “Xuân yêu thương, tết sẻ chia – 2024”, tặng 100 phần quà ý chia sẻ khó khăn đối với bà con xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng trước thềm năm mới. Tặng phẩm gồm nhu yếu phẩm và tiền mặt đã được trao tận tay tới bà con.

An Giang

Cũng với tinh thần trên, tại tỉnh An Giang, chùa Linh Sơn Núi Sam cũng vừa trao 100 phần quà cho các em học sinh khó khăn. Tổng kinh phí quà tặng trị giá 35 triệu đồng, nhằm động viên thiết thực, giúp các em học sinh vững tâm trên hành trình tri thức.

Long An: Đồng hành với công tác giữ gìn ANTT

Đồng hành cùng với sự phát triển của địa phương, nhiều năm qua, Phật giáo Long An luôn bám sát phương châm “tốt đời, đẹp đạo”. Ngoài các hoạt động an sinh xã hội, thiện nguyện vì cộng đồng, Phật giáo tỉnh nhà còn tích cực tham gia hỗ trợ giữ gìn ANTT tại địa bàn cơ sở. Sau đây là ghi nhận tại huyện Cần Đước – một địa phương đạt hiệu quả cao trong công tác này.

Thực hiện mô hình “Tăng, ni, phật tử huyện Cần Đước tham gia giữ gìn an ninh, trật tự”, hơn 2 năm qua, Ban Trị sự GHPGVN huyện chính là cầu nối quan trọng giữa Công an địa phương với các tín đồ phật tử. Nhờ đó, mà bà con Phật tự hoạt động tôn giáo thuần túy, luôn chấp hành tốt chủ trương, đường lối chính sách, pháp luật và Hiến chương Giáo hội.

Để thực hiện hiệu quả mô hình trên, Công an huyện thường xuyên thông báo thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm, nhất là các hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm phạm pháp luật đến người có uy tín trong phật giáo để tuyên truyền phật tử kịp thời nắm bắt, phòng ngừa hiệu quả và tránh các hành vi vi phạm pháp luật.

Trong 2 năm qua, tình hình an ninh trật tự tại các cơ sở thờ tự được giữ vững ổn định, không xảy ra tội phạm, tệ nạn xã hội, cháy, nổ. Ngoài ra, chư tăng ni, phật tử và tín đồ tôn giáo đã cung cấp trên 300 trang thông tin có giá trị cho lực lượng Công an địa phương.

Việc chư tăng ni, phật tử huyện Cần Đước tham gia giữ gìn an ninh, trật tự” đang phát huy hiệu quả, chính là tín hiệu tính cực cho sự đoàn kết, nhất tâm của mọi tầng lớp nhân dân trong việc chung giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa bàn cơ sở./.

Những dấu ấn về Tăng sự – Pháp chế – Kiểm soát – Thông tin Truyền thông của GHPGVN trong năm 2023

Trong năm đầu nhiệm kỳ 2022 – 2027, bằng sự hiệp tâm của chư tôn đức Tăng Ni, Phật tử trên mọi miền Tổ quốc, nhiều Phật sự được thành tựu, góp phần lan tỏa chính pháp đến đông đảo người dân. Để có được điều này chính là sự nghiêm túc chấp hành Luật Phật cùng Hiến chương Giáo hội. Ở đó, Ban Tăng sự, Pháp chế, Kiểm soát và Thông tin Truyền thông đã có nhiều dấu ấn đáng tự hào, là tiền đề phát triển cho tương lai.

Gần 55 nghìn Tăng Ni với hơn 18.500 Tự viện. Đó là số nhân sự của GHPGVN tính đến hết năm 2023. Theo chương trình mục tiêu và phương hướng hoạt động nhiệm kỳ 9 – GHPGVN, Ban Thường trực HĐTS và Ban Tăng sự TƯGH đã thành lập Tổ công tác về Quản lý dữ liệu số Tăng Ni, Phật tử, góp phần xây dựng Giáo hội số, phù hợp với xu thế phát triển của đất nước. Đến nay, Tổ công tác đang phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Dữ liệu Quốc gia về dân cư thuộc Bộ Công an để xây dựng kho danh bộ Tăng Ni, Phật tử nhằm có sự thống kê đồng bộ, chính xác. Đáng chú ý, dù mới bước đầu thực hiện nhưng Ban Tăng sự Trung ương đã duyệt cấp, cập nhật hàng nghìn Giấy chứng nhận Tăng Ni, chứng điệp thụ giới Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni vào kho dữ liệu số.

Song song với công tác chuyển đổi số trong quản lý Tăng Ni, việc tổ chức Đại giới đàn nhằm truyền giới, gìn giữ mạng mạch Phật pháp tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm của Ban Tăng sự TƯGH. Đặc biệt, Đức Pháp chủ, Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng đã trực tiếp chỉ đạo công tác thống nhất nghi thức truyền giới cho Tăng Ni trong cả nước, đảm bảo việc tổ chức Đại giới đàn vừa đổi mới linh hoạt vừa kế thừa truyền thống và luật Phật chế.

Năm 2023 cũng là năm đầu tiên GHPGVN triển khai Quy chế thành lập Ban Quản trị Tự viện theo chương trình mục tiêu và phương hướng hoạt động nhiệm kỳ 9, bởi thế, Ban Tăng sự TƯGH đã tích cực phối hợp với BTS GHPGVN các tỉnh thành tổ chức nhiều buổi phổ biến, hướng dẫn thực hiện công tác này. Tại đây, thông qua các khóa An cư, Hậu An cư của 63 địa phương cùng nhiều Lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ trụ trì, những nội dung trong Quy chế thành lập Ban Quản trị tự viện đã được triển khai rộng rãi đến chư tôn đức Tăng, Ni.

Nói đến thành công của Ban Tăng sự thì không thể không nhắc đến những dấu ấn của Ban Pháp chế TƯGH. Là đơn vị chuyên trách, có chức năng tham mưu cho HĐTS và BTS GHPGVN các địa phương trong những vấn đề có liên quan đến pháp lý, trong năm 2023, Ban đã kiện toàn cơ cấu tổ chức từ Trung ương cho đến địa phương. Trong đó, ở cấp Trung ương, Ban Pháp chế được cơ cấu gồm 4 phân ban trực thuộc, bao quát nhiều vấn đề từ Giới luật; Pháp luật; Hỗ trợ tư vấn Pháp lý cho đến Tổ chức sự kiện, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn.

Với chức năng chuyên môn, Ban Pháp chế TƯGH đã tham mưu cho Ban Thường trực HĐTS, 2 Văn phòng Trung ương về bổ sung nhân sự cho Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Sóc Trăng và Cà Mau; góp ý và đề xuất các vấn đề liên quan đến Tăng Ni, Tự viện tại một số đơn vị như Hậu Giang, Đồng Tháp, Ninh Thuận, Vĩnh Long góp phần ổn định sinh hoạt Phật giáo tại địa phương. Đặc biệt, nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn, trong tháng 11/2023, chư tôn giáo phẩm đã tổ chức thành công 2 Khóa bồi dưỡng Nghiệp vụ tại TP.HCM và Thanh Hóa đến Tăng, Ni, Phật tử đang công tác trong ngành Pháp chế cả nước.

Cũng có chức năng gìn giữ kỷ cương, giới đức cho chư Tăng Ni, trong năm 2023, Ban Kiểm soát TƯGH đã góp ý, tham mưu cho Ban Thường trực HĐTS cùng Giáo hội các cấp về về một số hoạt động Phật sự tại địa phương như giám sát việc thực hiện Hiến chương Giáo hội; Quy chế Ban Tăng sự Trung ương; cho ý kiến các vấn đề khiếu kiện, khiếu nại có liên quan đến Tăng Ni và tự viện tại tỉnh Cà Mau, Vĩnh Long, Trà Vinh; kịp thời báo cáo về một số vấn đề phát sinh trong thực tiễn, góp phần ổn định tình hình sinh hoạt Phật giáo trên toàn quốc.

Năm 2023 cũng là khoảng thời gian đáng nhớ với Ban Thông tin Truyền thông TƯGH. Tại đây, nhiều hình ảnh đẹp, tấm gương sáng của chư Tăng, Ni, Phật tử cả nước đã được chuyển tải kịp thời, chính xác thông qua các kênh truyền thông của Giáo hội. Đặc biệt, dưới sự điều hành, hướng dẫn của chư tôn giáo phẩm, sự tận tụy cống hiến từ quý cư sĩ trực tiếp làm việc, Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam – phatgiao.org.vn là trang tin có số lượng truy cập hàng đầu trong các trang tin Phật giáo tiếng Việt.

Trong quá trình xây dựng Giáo hội số, Ban Thông tin Truyền thông TƯGH đã thành lập Phân ban Chuyển đổi số nhằm hỗ trợ xây dựng phần mềm và thiết kế website trực tuyến, phục công tác lưu trữ văn bản, nộp và trả kết quả hồ sơ trực tuyến; phối hợp cùng 2 Văn phòng TƯGH hỗ trợ BTS GHPGVN các tỉnh thành thiết lập văn phòng hành chính điện tử. Nhờ vậy, thủ tục hành chính Giáo hội được thông suốt hơn, tạo tiền đề cho sự phát triển trong tương lai.

Dù chỉ là 1 số lát cắt nhỏ nhưng những Phật sự trên đây đã phần nào phản ánh những thành tựu của Ban Tăng sự, Pháp chế, Kiểm soát và Thông tin Truyền thông TƯGH trong năm 2023. Những con số biết nói, những kế hoạch được biến thành hành động đã cho thấy sự quyết tâm, nỗ lực cống hiến của chư Tăng Ni, Phật tử; để năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết của Đại hội IX – GHPGVN là tiền đề cho sự phát triển trong tương lai.

Ấm tình xóm trọ “0 đồng” cho bệnh nhân nghèo

Khu nhà trọ ở phường Bình Trưng Đông, TP Thủ Đức này nhìn vào cũng giống như hàng ngàn xóm trọ khác trên khắp địa bàn TP.HCM, với cuộc sống bình yên, chan hòa tình cảm. Thế nhưng đây lại là xóm trọ rất đặc biệt, nơi người ở trong gian phòng sạch sẽ, tươm tất, yên tĩnh không phát đóng đồng nào!

Xóm trọ 0 đồng cưu mang những mảnh đời với hoàn cảnh khó khăn đủ bề, đó là những bệnh nhân khó khăn, lại mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh ung thư, ở các tỉnh xa về TP.HCM chữa trị.

Hiện khu trọ có 14 phòng, mỗi phòng kê 1-2 giường có thể ở được 5-6 người. Chủ nhà trọ đang sửa sang thêm 3 phòng có lắp điều hoà để chăm sóc những bệnh nhân bệnh nặng. Không chỉ chỗ ở, mà cả việc ăn uống, lẫn phương tiện để đi lại khám chữa bệnh cũng được cung cấp miễn phí. Về trú tạm nơi đây, gánh nặng, lo lắng của những bệnh nhân nghèo vơi bớt phần nào.

Khu trọ 0 đồng ở Thủ Đức ra đời từ ý tưởng của bà chủ nhà tốt bụng với mong muốn san sẻ khó khăn, giúp đỡ người bệnh.  Hiện ở TP.HCM, giá thuê chỗ trọ một ngày trung bình 100.000 – 150.000 đồng một người, những khu vực quanh các bệnh viện ở nội thành giá phòng trọ còn cao hơn. Để xóm trọ 0 đồng hoạt động, mỗi tháng kinh phí cần ít nhất 100 triệu đồng. Tâm nguyện vì người nghèo, vì tình người của bà chủ xóm trọ được nhiều người chia sẻ, chung tay, góp sức để duy trì.

Hàng trăm lượt bệnh nhân đã tá túc nơi xóm trọ 0 đồng trong thời gian điều trị bệnh tại TP.HCM. Xóm trọ miễn phí, đầy ắp tình người, tình nghĩa đồng bào, nơi người ở trọ được đối đãi như người thân, nơi người bệnh trút bớt gánh lo để an tâm điều trị, thêm vui, thêm khỏe…

Bảo tồn và phát huy giá trị cây di sản

Không chỉ mang giá trị về lịch sử, văn hóa, cây di sản còn là niềm tự hào của nhân dân mỗi địa phương. Bảo tồn cây di sản góp phần giáo dục cho cộng đồng biết trân quý những giá trị lịch sử; bảo vệ cảnh quan môi trường, đa dạng sinh học. Vì vậy, thời gian qua, tỉnh Ninh Bình đã phát huy tinh thần trách nhiệm, chăm sóc cây di sản và xây dựng không gian sống xanh – sạch – đẹp.

Chùa Hưng Long, xã Ninh Nhất, thành phố Ninh Bình là ngôi chùa cổ đặc biệt của tỉnh Ninh Bình hiện đang sở hữu 2 cây cổ thụ được công nhận là “Cây di sản” Việt Nam. Cây thị và cây bàng có tuổi đời hàng trăm năm và là những cây di sản đầu tiên ở miền đất cố đô Hoa Lư. Hàng trăm năm qua, 2 cây cổ thụ này che bóng mát cho dân trong làng.

Năm 2016, cây Thị và cây Vông đồng tại đình làng thôn Phù Long, xã Gia Vân là 2 cây cổ thụ đầu tiên của huyện Gia Viễn được công nhận là Cây Di sản Việt Nam. Cây Thị hơn 700 tuổi được người dân trong làng xem như báu vật. Vào những năm kháng chiến chống Pháp, Mỹ, cây Thị là nơi quan sát máy bay địch. Không đơn thuần là cây cổ thụ, 2 cây di sản này còn là chứng nhân lịch sử, nét đẹp văn hóa, niềm tự hào của người dân địa phương.

Ninh Bình hiện có hàng chục cây cổ thụ đã được công nhận Cây Di sản Việt Nam. Các cây di sản được công nhận đều nằm trong khuôn viên di tích đền, chùa, tạo nên quần thể di sản độc đáo mang đậm yếu tố tâm linh và giá trị văn hóa truyền thống mà nếu bảo tồn và phát huy tốt sẽ trở thành sản phẩm du lịch sinh thái, văn hóa, tâm linh độc đáo

Gìn giữ, phát huy giá trị cây di sản không chỉ thể hiện đạo lý nhân văn, bày tỏ lòng tri ân đối với các bậc tiền nhân đã dày công vun trồng, bảo vệ cây mà còn để giáo dục thế hệ trẻ biết trân quý giá trị lịch sử.

Ngắm hoa anh đào nở rộ ở Điện Biên

Hoa Anh đào – loài hoa đặc trưng của đất nước Nhật Bản nhưng lại đang bung nở rực rỡ trên đảo hoa giữa lòng hồ Pá Khoang của tỉnh Điện Biên. Đảo hoa Anh đào đã trở thành một điểm đến hấp dẫn du khách trong những ngày đầu năm mới.

cách trung tâm thành phố điện biên phủ khoảng 20 km, đảo hoa anh đào pá khoang với hàng nghìn cây. thời điểm này, hoa anh đào đang bắt đầu bung nở rực rỡ. hoa có 3 màu là màu trắng, hồng và đỏ. thời gian hoa nở thường kéo dài khoảng 15 ngày.

Hoa Anh đào là biểu tượng của mùa xuân mang ý nghĩa quan trọng trong tâm hồn, tín ngưỡng và cuộc sống của người Nhật; tượng trưng cho sắc đẹp, sự mong manh và trong trắng, vẻ đẹp cốt cách, tâm hồn con người. Vẻ đẹp của hoa Anh đào thu hút đông đảo du khách đến chiêm ngưỡng, check-in với loài hoa đặc biệt này.

Đảo hoa anh đào Điện Biên nằm ở độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển với không khí trong lành, mát mẻ. Để tôn vinh vẻ đẹp của hoa và tạo điểm nhấn cho du lịch địa phương, tỉnh Điện Biên cũng đã tổ chức Lễ hội Hoa Anh Đào vào tháng 1 thường niên nhằm thu hút du khách, đặc biệt là trong năm Du lịch quốc gia Điện Biên 2024 này.

Mời quý vị theo dõi chi tiết bản tin Bchannel – An Viên 24H ngày 16.01.2024:

Đón xem các thông tin, chương trình hấp dẫn khác của Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên trên kênh YouTube.

15 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024

Bản tin 24h 05/09/2024 10:47:37

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024

Bản tin 24h 05-09-2024 10:47:37

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Tầm quan trọng của giới luật với Tăng Ni trẻ; Nét đẹp ẩm thực chay nơi tự viện; Huy động nguồn lực nhân dân trong trùng tu di tích.
2545 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024

Bản tin 24h 04/09/2024 09:03:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024

Bản tin 24h 04-09-2024 09:03:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Lan tỏa pháp phục Phật giáo Việt Nam; Đẩy mạnh lưu trữ và nghiên cứu Phật giáo; Chắp cánh ước mơ.
1499 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024

Bản tin 24h 03/09/2024 09:00:30

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024

Bản tin 24h 03-09-2024 09:00:30

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Rực rỡ sắc màu Quốc khánh; Câu chuyện về tình yêu đất nước; CH Séc: TƯGH thăm hỏi Phật tử Việt Nam tại Teplice và Chomutov.
3674 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024

Bản tin 24h 02/09/2024 09:23:16

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024

Bản tin 24h 02-09-2024 09:23:16

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: TT-Huế: Trang nghiêm tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông; Thăm mái già lam “Che chở hồn dân tộc”; Gieo duyên Phật pháp đến bà con vùng cao.
2617 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024

Bản tin 24h 31/08/2024 11:01:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024

Bản tin 24h 31-08-2024 11:01:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày:  TT- Huế: Khai kinh cầu siêu nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông 2024; BTS GHPGVN Tỉnh Đồng Nai khánh tuế Đức Pháp chủ GHPGVN; Phật giáo chung tay hỗ trợ người dân sau lũ.
4591 lượt xem 0 Bình luận