Bản tin Bchannel – An Viên 24H 20.06.2024

21/06/2024 09:23:43 4607 lượt xem

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 20.06.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Nét trang nghiêm, tịnh nghiệp nơi đạo tràng An cư; Tọa đàm văn Phật giáo quốc tế tại Bắc Kinh, Trung Quốc; Tăng Ni dốc lòng vì sự nghiệp giáo dục.

Tọa đàm văn Phật giáo quốc tế tại Bắc Kinh, Trung Quốc

Ngày 20/6, Tọa đàm Văn hoá Phật giáo quốc tế với chủ đề “Hợp tác văn hóa Phật giáo và sự đoàn kết bền vững trong thời đại hội nhập toàn cầu” đã khai mạc tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Đoàn Phật giáo Việt Nam do Hòa thượng.Thích Huệ Thông, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Pháp chế TƯGH làm trưởng đoàn, đã tham dự sự kiện.

Tại toạ đàm, Họa thượng.Thích Huệ Thông đã có bài phát biểu với chủ đề “Tăng cường triển vọng hợp tác đa lĩnh vực của Phật giáo Việt Nam – Trung Quốc”, nhấn mạnh tính đặc biệt về pháp mạch nghìn xưa mà chư Tổ sư Phật giáo hai bên đã xây dựng. Phật giáo hai nước không ngừng tăng cường các chuyến thăm các cấp tỉnh, thúc đẩy các chương trình kết nghĩa hợp tác.

Ngoài ra, quý đại biểu còn nghe tham luận từ Phật giáo Campuchia, Hàn Quốc, Lào, Myanmar, Sri Lanka, Thái Lan về lịch sử hình thành, ý nghĩa Bảo tháp Xá lợi Răng Phật và sự giao lưu văn hoá, lịch sử của các Quốc gia.

Trước đó, phái đoàn Phật giáo Việt Nam cùng các quốc gia tham gia buổi cầu nguyện và cắt băng khai mạc triển lãm Kỷ niệm 60 năm trùng kiến bảo tháp Xá-lợi răng Phật tại chùa Linh Quang (Bắc Kinh). Trưởng lão Hòa thượng. Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ HĐCM, Chủ tịch HĐTS GHPGVN đã gửi thư chúc mừng sự kiện.

TT- Huế: Học viện Phật giáo tổ chức thuyết trình về “Mỹ thuật Phật giáo”

Nhằm đem đến cho Tăng Ni sinh có cái nhìn sâu sắc hơn về giá trị mỹ thuật và kiến trúc của các công trình, tác phẩm mỹ thuật Phật giáo trên thế giới, trong 4 ngày từ 18-21/6, HVPGVN tại Huế tổ chức thuyết trình “Mỹ thuật Phật giáo” với nhiều chủ đề và nội dung thiết thực.

Đây là chương trình sinh hoạt ngoại khóa dành cho Tăng Ni sinh với 04 đề tài được trình bày, chia sẻ nhự: Tứ Động Tâm và các Phật tích, Khởi nguyên của sự hình thành và phát triển tượng Phật, Hình tượng Bồ tát Di lặc: Sự hình thành và phát triển, Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm.

Qua đó giúp Tăng Ni sinh mở mang nhiều kiến thức mới trong nghiên cứu, tìm hiểu tinh hoa kiến trúc, mỹ thuật Phật giáo, thông qua các công trình mang tính biểu tượng trên khắp thế giới.

Nét trang nghiêm, tịnh nghiệp nơi đạo tràng An cư

Trong 3 tháng an cư kiết hạ, mỗi ngày, các thời khóa tu học diễn ra liên tục từ sáng sớm đến tối khuya. Đây là thời điểm mà chư hành giả dành trọn thời gian cho việc tu học, thúc liễm thân tâm, tiếp thêm hương vị của giáo pháp. Phần tiếp theo, kính mời quý vị cùng đến với mảnh đất Trà Vinh để cảm nhận nét trang nghiêm tịnh nghiệp nơi đạo tràng an cư kiết hạ.

3h45p sáng – Khi mặt trời còn chưa ló rạng, toàn bộ hành giả tại trường hạ chùa Lưỡng Xuyên, tỉnh Trà Vinh đều đã thức giấc để bắt đầu ngày mới. Mỗi ngày 2 thời công phu sáng và chiều cùng khóa lễ thọ trì và thiền hành vào 18h30 giúp mỗi hành giả hành trì, tu tập, củng cố và duy trì nguồn nội lực sau những ngày tháng dấn thân phụng sự nhân sinh.

Mùa an cư năm nay, Phật giáo tỉnh Trà Vinh thành lập hai hạ trường. Trường hạ chùa Lưỡng Xuyên dành cho Tăng và trường hạ chùa Liên Hoa dành cho ni. Trong thời gian cấm túc an cư, chư Tăng Ni không những phát triển việc tu học Phật pháp, tăng trưởng công đức, đạo lực, mà còn có dịp thực hành đời sống tập thể theo tinh thần lục hòa, có cơ hội trao đổi sẻ chia những kiến giải, kinh nghiệm tu tập.

Noi theo con đường mà Đức Phật đã đi, chư Tăng Ni Phật giáo tỉnh Trà Vinh ngày càng tinh tấn trong mùa An cư để vun bồi công đức, phước báo, trí tuệ. Tất cả hành giả luôn lấy giới luật làm nền tảng; nương vào Tăng đoàn để tu tập, từ đó, mỗi mùa an cư trở thành mùa của hoà hợp, góp phần duy trì mạng mạch Phật pháp và lợi lạc nhân sinh.

Tăng Ni dốc lòng vì sự nghiệp giáo dục

Sự hòa hợp giữa đạo và đời luôn được duy trì và phát huy trong mọi hoàn cảnh, mọi thời gian. Trong các lĩnh vực, sự dấn thân vì sự nghiệp giáo dục luôn được chư Tăng Ni quan tâm bằng nhiều việc làm thiết thực như xây trường, khuyến học khuyến tài, đồng hành cùng học sinh vượt khó,… Tất cả tạo nên những câu chuyện đẹp mang sức lan tỏa lớn về tinh thần phụng sự, nhập thế vì sự phát triển của cộng đồng.

4 phòng học Khmer tại tỉnh Kiên Giang, Sóc Trăng và Trà Vinh đã được Hội từ thiện Tường Nguyên – TP.HCM đưa vào hoạt động thời gian qua. Chương trình nhằm giữ gìn nét đẹp văn hoá của người dân tộc Khmer, cũng như sự quan tâm đến giáo dục của Đại đức Thích Minh Phú, sáng lập Hội từ thiện. Bên cạnh đó, nhiều ngôi trường tại các tỉnh miền Tây cũng đang được hoàn thiện.

Các địa điểm xây dựng lớp học đều có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, bởi vậy, việc thành lập lớp học Khmer tạo điều kiện thuận lợi cho bà con học và góp phần gìn giữ ngôn ngữ. Những lớp học mới, khang trang với đầy đủ trang thiết bị như bàn, ghế, bảng, quạt mát,… là điều mà biết bao thế hệ học sinh, người dân ao ước bấy lâu nay.

Đồng hành với chương trình trao lớp học, Đại đức Thích Minh Phú cũng trao hàng trăm chiếc xe đạp cùng sách vở đến tận tay các em học sinh, giúp các em đến trường thuận tiện, chắp cánh ước mơ học tập, trở thành người có ích cho xã hội.

Việc chư Tăng Ni dấn thân vì sự nghiệp giáo dục của đã tạo nên những câu chuyện đẹp mang sức lan tỏa lớn về tinh thần phụng sự, nhập thế vì sự phát triển của cộng đồng. Nhiều mô hình khuyến học, khuyến tài, nâng bước tới trường đã được kiến tạo, đem lại chuyển biến tích cực trong quá trình học tập của các em học sinh. Một chương trình khá hay và độc đáo chính là nuôi heo đất. Từ Bắc đến Nam, có chùa đã thực hiện gần 20 năm nay, cũng có chùa chỉ mới vài năm; nhưng sứ mệnh mà chư Tăng Ni đặt ra là hỗ trợ càng nhiều học sinh càng tốt.

Tại nơi đại ngàn – tỉnh Dak Lak còn nhiều khó khăn, quỹ Tiếp sức em đến trường của chùa Hoa Nghiêm do Đại đức Thích Minh Đăng và Phật giáo huyện Cư M’gar phụ trách hơn 4 năm nay đã hỗ trợ cho hàng trăm em học sinh đồng bào dân tộc cơ hội đến trường. Mỗi tháng 1 lần, chư Tăng cùng quý Phật tử lại đi khắp các điểm trường để trao học bổng. Sự quan tâm đặc biệt đến các em học sinh đồng bào; đó là cách để vun bồi các mầm non tương lai của đất nước. Điều kiện vật chất còn thiếu thốn, hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhưng đó sẽ không là rào cản để ngăn các em tìm đến con chữ, bởi đã có sự đồng hành của chư Tăng ni.

Ở đâu khó, ở đó có chư Tăng Ni. Thật khó có thể thống kê bao nhiêu ngôi trường, lớp học đã được Phật giáo các cấp hỗ trợ xây dựng. Nếu có dịp trực tiếp trải nghiệm con đường vào bản khúc khuỷu, tận mắt chứng kiến 1 ngôi trường đã xuống cấp ở thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai như thế này hay bất kì đâu; chắc chắn ai cũng cảm thấy thật xót xa. Một điểm trường mới, có mái che nắng che mưa là mơ ước của tất cả học sinh và thầy cô giáo. Khó khăn vẫn còn đó, thiếu thốn cũng nhiều; nhưng bà con dần nhận ra chỉ có con chữ mới có thể giúp thay đổi cuộc sống lâu dài. Đó cũng chính là lý do mà Phật giáo các cấp luôn đặc biệt chú trọng vào công tác an sinh xã hội liên quan đến giáo dục, hỗ trợ xây dựng trường học,…

Quan tâm đến giáo dục – không chỉ ở vùng sâu vùng xa, nơi khó khăn; mà ngay ở vùng đồng bằng, nơi đô thị, chư Tăng Ni cũng mở nhiều lớp học tại chùa. Đó có thể là lớp học văn hóa, hay lớp kỹ năng mềm; có thể do chư Tăng Ni trực tiếp đứng lớp, mà cũng có khi là quý Phật tử, thầy cô giáo trợ duyên phụ trách. Nơi cửa thiền, tiếng giảng bài, mùi giấy, mùi mực, mùi phấn thật lạ lẫm; nhưng đã góp phần ươm mầm biết bao thế hệ học sinh trưởng thành từ mái chùa.

Có 1 câu danh ngôn rằng “Giáo dục như ánh thái dương phản chiếu cả đến những gian nhà cỏ thấp bé, mái tranh của con nhà nghèo”. Và cứ thế, song hành cùng việc tu tập, chư Tăng Ni luôn dang rộng cánh tay, dốc hết lòng vì sự nghiệp giáo dục, trồng người. Đó là nguồn động viên to lớn về cả vật chất và tinh thần, giúp các em vững bước trên con đường thử thách, trở thành người biết yêu thương, có ích cho xã hội.

Chùa Bầu – Nơi ghi dấu trầm tích thời gian

Nước có nhiều ngôi chùa mang đặc điểm kiến trúc nghệ thuật độc đáo và gắn liền với đời sống sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng của người dân địa phương. “Mái chùa che chở hồn dân tộc; Nếp sống muôn đời của tổ tông”. Trong phần cuối của bản tin ngày hôm nay, kính mời quý vị đến với nét đẹp ngôi chùa Bầu – chứa đựng văn hoá, tinh thần của người dân tỉnh Vĩnh Phúc.

Tọa lạc trên một ngọn đồi cao thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, chùa Bầu nổi bật với kiến trúc tâm linh độc đáo. Chùa Bầu được xây dựng từ năm 2014. Khuôn viên chùa được quy hoạch xây dựng gồm các khu: Chính điện, Nội viện, Ngoại viên, Bảo tồn các công trình hạ tầng, kỹ thuật khác. Nghệ thuật chạm khắc kiến trúc của chùa Bầu tuân thủ theo Tứ linh quần hùng (long, ly, quy, phượng). Chánh điện có những bức tượng Phật lớn được bài trí trang trọng. Không chỉ mang vẻ kiến trúc, thẩm mỹ, cho du khách thưởng ngoạn, chùa Bầu là nơi nhân dân, phật tử khắp nơi tìm về tu học.

Đứng tại chùa Bầu, du khách có thể nhìn bao quát cả thành phố Vĩnh Yên. Xung quanh ngôi chùa là những hàng cây xanh mát, tạo cảm giác yên bình, thanh tịnh cho du khách ngay từ lần đầu đặt chân đến…Nhiều tiểu cảnh trang trí tạo nên nét thanh tịnh cho ngôi chùa, giúp du khách tăng trưởng sự thanh tịnh và thoải mái trong tâm hồn…

Giữa vòng xoay của xã hội hiện đại, nhiều người hướng tâm hồn đến gần nơi cửa Phật. Tư tưởng từ bi, hài hòa là một thực thể sống động, giúp cho các thế hệ nhận thức và hiểu thêm về bản sắc văn hóa Việt Nam để từ đó thêm yêu, thêm quý tổ quốc mình.

Mời quý vị theo dõi chi tiết bản tin Bchannel – An Viên 24H ngày 20.06.2024:

 

Đón xem các thông tin, chương trình hấp dẫn khác của Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên trên kênh YouTube.

16 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024

Bản tin 24h 05/09/2024 10:47:37

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024

Bản tin 24h 05-09-2024 10:47:37

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Tầm quan trọng của giới luật với Tăng Ni trẻ; Nét đẹp ẩm thực chay nơi tự viện; Huy động nguồn lực nhân dân trong trùng tu di tích.
2620 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024

Bản tin 24h 04/09/2024 09:03:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024

Bản tin 24h 04-09-2024 09:03:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Lan tỏa pháp phục Phật giáo Việt Nam; Đẩy mạnh lưu trữ và nghiên cứu Phật giáo; Chắp cánh ước mơ.
1638 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024

Bản tin 24h 03/09/2024 09:00:30

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024

Bản tin 24h 03-09-2024 09:00:30

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Rực rỡ sắc màu Quốc khánh; Câu chuyện về tình yêu đất nước; CH Séc: TƯGH thăm hỏi Phật tử Việt Nam tại Teplice và Chomutov.
3729 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024

Bản tin 24h 02/09/2024 09:23:16

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024

Bản tin 24h 02-09-2024 09:23:16

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: TT-Huế: Trang nghiêm tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông; Thăm mái già lam “Che chở hồn dân tộc”; Gieo duyên Phật pháp đến bà con vùng cao.
2695 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024

Bản tin 24h 31/08/2024 11:01:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024

Bản tin 24h 31-08-2024 11:01:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày:  TT- Huế: Khai kinh cầu siêu nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông 2024; BTS GHPGVN Tỉnh Đồng Nai khánh tuế Đức Pháp chủ GHPGVN; Phật giáo chung tay hỗ trợ người dân sau lũ.
4634 lượt xem 0 Bình luận