Bản tin Bchannel – An Viên 24H 22.02.2024

23/02/2024 08:45:57 1146 lượt xem

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 21.02.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Gặp mặt Đại biểu dân tộc, chức sắc Tôn giáo đầu xuân Giáp Thìn; Bắc Giang: Phát động Tết trồng cây năm 2024; Nét đẹp niềm tin chánh tín.

Gặp mặt đại biểu dân tộc, chức sắc Tôn giáo đầu xuân Giáp Thìn

Chiều ngày 21/2, Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM tổ chức họp mặt đồng bào tiêu biểu các dân tộc mừng xuân Giáp Thìn 2024. Tham dự có chư tôn đức GHPGVN.

Tại buổi họp mặt, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM Nguyễn Thành Trung thông tin về kết quả kinh tế – xã hội của TP năm qua. Những gì đạt được, có sự đóng góp không nhỏ của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn TPHCM, trong đó có chư tôn đức hệ phái Nam Tông Khmer hay Phật giáo người Hoa. Tin tưởng trong thời gian tới, đồng bào các dân tộc tiếp tục thực hiện tốt các chủ trương, chính sách về công tác dân tộc, góp phần xây dựng TPHCM có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình.

Dịp này, lãnh đạo Thành phố đã trao tặng quà đến các đại biểu tham dự, nhằm động viên và tuyên dương cho những nỗ lực, đóng góp không ngừng nghỉ của các cá nhân đồng bào tiêu biểu các dân tộc vào sự phát triển chung của thành phố.

Còn tại tỉnh Bình Định, nhân dịp đầu Xuân Giáp Thìn 2024, hôm qua 21/02, lãnh đạo tỉnh gặp mặt, cảm ơn đại diện nhân sĩ trí thức, doanh nhân, chức sắc tôn giáo, người có uy tín, kiều bào tiêu biểu đã tích cực vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương, pháp luật, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc. Đặc biệt, tích cực tham gia thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động do MTTQ Việt Nam phát động, chăm lo các đối tượng yếu thế, giảm tỉ lệ hộ nghèo còn 3,13%.

Bắc Giang: Phát động Tết trồng cây năm 2024

Ngày 21/2, tại Khu du lịch tâm linh – sinh thái Tây Yên Tử, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” mừng Xuân Giáp Thìn 2024. Hòa thượng Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Giáo dục Phật giáo TƯGH cùng lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan, đoàn thể Trung ương tham dự buổi lễ.

Phát biểu tại buổi Lễ, viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh nhấn mạnh, lễ trồng cây trở thành một phong tục đẹp, văn hóa giàu ý nghĩa mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Chương trình được tổ chức cùng thời điểm khai hội Xuân Tây Yên Tử và Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh Bắc Giang năm 2024 với sự tham gia đông đảo của nhân dân, phật tử sẽ tạo sức lan tỏa sâu rộng về ý nghĩa của “Tết trồng cây”

Dịp này, Ban Tổ chức trồng 100 cây lâu năm, bản địa quý hiếm, có giá trị kinh tế và tạo cảnh quan môi trường cao như: lát hoa, sao đen, chò chỉ, trám, nhội và cây hoa, cây ăn quả…

Trước đó, TƯGH cũng đã có Thông bạch khuyến khích các Ban, Viện, Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố, Tăng Ni các chùa, cơ sở tự viện tổ chức Tết trồng cây hưởng ứng phong trào vì một Việt Nam xanh của Chính phủ.

CỤM TIN TỪ THIỆN

Nhiều năm qua Phật giáo luôn đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường. Ở đó, việc tái tạo nguồn lợi thủy sản, cân bằng hệ sinh thái tự nhiên luôn nhận được sự quan tâm của chư tôn đức Tăng, Ni.

Nghệ An: Phóng sinh 12 tấn cá xuống sông Lam

Sáng ngày 21/2, chư tôn đức chùa Viên Quang, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đã tổ chức lễ phóng sinh, thả cá xuống sông Lam. Với sự góp sức của hàng nghìn Phật tử, BTC thả 12 tấn cá các loại nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản, cân bằng hệ sinh thái tự nhiên. Trước đó, chùa Viên Quang đã cử hành nghi thức tâm linh, cầu siêu cho các nạn nhân bị đuối nước trên sông.

Bến Tre: Khánh thành 3 cầu nông thôn

Còn tại tỉnh Bến Tre, trong 2 ngày 20 và 21/2, Hội từ thiện chùa Tường Nguyên của TP.HCM đã khánh thành 2 cây cầu nông thôn mới ở huyện Mỏ Cày Bắc với tổng kinh phí 200 triệu đồng. Dịp này, Hội cũng khánh thành cầu Tường Nguyên 505, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp có chiều rộng 3,3 mét, chiều dài 24 mét với tổng kinh phí 420 triệu đồng.

Cơm chay lan tỏa yêu thương

Nhằm gieo duyên lành, cũng như chia sẻ những khó khăn đến những bệnh nhân đang điều trị tại các địa bàn trên thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, gần 20 năm nay, chư tăng và phật tử chùa Bửu Đức, phường Tân Thạnh đều đặn nấu và trao tặng hơn 2.000 phần cơm chay yêu thương mỗi tháng. Đây là hoạt động ý nghĩa, thể hiện tấm lòng từ bi của những người con Phật.

Để có những phần cơm thơm ngon, chiều 30 hàng tháng, những nguyên liệu tươi ngon được mang đến chùa Bửu Đức. 3h sáng ngày mồng 1, rất đông phật tử có mặt tại chùa để nấu cơm từ thiện. Mọi công đoạn từ nấu ăn, vận chuyển được chư tăng, phật tử thực hiện nhanh chóng, sạch sẽ và gọn gàng.

Người nhận cơm chay là bệnh nhân và cô chú bán vé số, người lao động nghèo. Với tình yêu thương dành cho mọi người, công việc đến chùa nấu ăn được quý phật tử chùa Bửu Đức đều đặn thực hiện hơn chục năm nay. Qua đó, sẻ chia phần nào những vất vả trong cuộc sống với những người có hoàn cảnh bất hạnh.

Ngoài chương trình cơm chay yêu thương, chùa Bửu Đức cũng quyên góp và tổ chức nhiều hoạt động từ thiện như Ngôi nhà tình thương, Quỹ học bổng chắp cánh ước mơ, hoạt động từ 2010 đến nay cùng các chương trình Ủng hộ bão lũ thiên tai, trao quà cho các gia đình khó khăn tại các huyện thị trong và ngoài tỉnh.

Giữ gìn văn hóa mừng thọ đầu xuân

Theo quan niệm dân gian, trong năm chư: phúc, lộc, thọ, khang, ninh thì chữ “thọ” đứng đầu. Do đó vào những dịp đầu xuân năm mới, nhiều tự viện tổ chức lễ chúc, mừng thọ cho các cụ cao niên, góp phần giữ gìn nét đẹp văn hóa hiếu nghĩa lâu đời của người Việt.

Mặc những trang phục đẹp nhất, gần 400 cụ đã được con cháu đưa đến chùa Thành, Lạng Sơn để tham dự lễ mừng thọ. Nụ cười, ánh mắt hạnh phúc từ người tham dự đã nói lên ý nghĩa của buổi lễ. Ngày đầu xuân, những lời khách thọ chân tình, chén trà thành kính dâng lên cha mẹ như một lời cảm ơn sâu sắc gửi đến đấng sinh thành dưỡng dục. Buổi lễ cũng là dịp để mỗi người tham dự thấm nhuần hơn lời dạy của Đức Phật: “Phụ mẫu tại đường như Phật tại thế”.

Tại buổi lễ, các phật tử cao tuổi và con cháu được nghe bài pháp thoại về ơn đức sinh thành, trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ. Để từ đó, hiểu hơn về vai trò, vị trí quan trọng của người cao tuổi cũng như trách nhiệm của gia đình, toàn xã hội chăm lo cho những cây cao bóng cả trong cộng đồng.

Mỗi nghi lễ được tiến hành trang trọng nêu cao tinh thần hiếu – nghĩa, tôn vinh truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc và cầu nguyện cho các cụ ngày càng thêm mạnh khỏe, sống vui vẻ cùng gia đình, con cháu. Chúc thọ theo nghi lễ Phật giáo được tổ chức hàng năm, đã để lại ấn tượng sâu sắc và là nét đẹp văn hóa Xứ Lạng vào mỗi dịp xuân về.

Nét đẹp niềm tin chánh tín

Dịp tết Nguyên Đán, lễ hội năm 2024 ghi nhận nhiều nét đẹp, nét mới của các tự viện trong việc thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ cũng như Thông bạch của Hội đồng trị sự hướng dẫn các tỉnh thành tổ chức đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 – cho đồng bào Phật tử và Nhân dân – đón Tết vui tươi, đầm ấm, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn minh, phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Ghi nhận tại chùa Hạ – Tây Yên Tử, tỉnh Bắc Giang, mỗi ngày có khoảng 4 vạn du khách về chiêm bái, lễ Phật, du xuân đầu năm mới, mọi công tác được triển khai bài bản, thường xuyên có lực lượng an ninh túc trực tại các điểm nhằm ngăn chặn triệt để nạn móc túi, cướp giật, lừa đảo nhằm đảm bảo an toàn cho du khách…Đồng thời, để hạn chế nguy cơ cháy nổ và tránh lãng phí, chư tôn đức thường xuyên nhắc nhở, tuyên truyền nhân dân đến lễ không đốt vàng mã, ảnh hưởng đến môi trường, mỹ quan, gây lãng phí tiền bạc.

Song song với đó, không để xảy ra các hoạt động mê tín dị đoan, biến tướng, cơ sở tự viện tăng cường tổ chức các nghi lễ cầu quốc thái dân an, khoá lễ cầu an phục vụ nhu cầu tín ngưỡng tâm linh của người dân. Đồng thời, trong công tác tổ chức tránh cách dùng từ, thuật ngữ và các yếu tố mang hình thức dịch vụ tâm linh không đúng với thuần phong mỹ tục và văn hóa truyền thống dân tộc.

Để nâng cao trách nhiệm của chư tăng ni trong việc thực hiện nghiêm các công điện của Chính phủ và Thông bạch của Hội đồng trị sự về tổ chức hoạt động đón xuân, lễ hội, BTS GHPGVN tỉnh Bắc Giang đã gửi công văn đến từng cơ sở tự viện nghiêm chỉnh chấp hành quy định pháp luật; Tổ chức an toàn, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hóa của dân tộc và phong tục, tập quán của địa phương.

Để đảm bảo trật tự theo công điện Thủ tướng Chính phủ, các địa phương cũng đã chủ động xây dựng và triển khai các kế hoạch bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, tệ nạn xã hội tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo và các địa điểm tổ chức lễ hội. Như tại khu vực chùa Hương, lượng xe ô tô trên đường bộ ra vào điểm di tích rất lớn cùng với hàng nghìn thuyền đò, xe điện phục vụ du khách về du xuân, trẩy hội, chiêm bái đầu năm. Do vậy, công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, quản lý các bến bãi đỗ xe được các đơn vị chức năng tăng cường để tránh tình trạng lộn xộn, chèo kéo hành khách, tăng giá vé sai quy định. Với những giải pháp và mô hình quản lý mới, lễ hội chùa Hương năm 2024 tạo ấn tượng, môi trường an toàn, văn minh cho du khách.

Trong khi đó, BTC Lễ hội chùa Tam Chúc Xuân Giáp Thìn 2024 đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, đảm bảo lễ hội diễn ra văn minh. Trên tất cả các thuyền đều được trang bị áo phao, phao cứu hộ, đem đến sự an tâm cho du khách. Mặc dù hàng vạn viếng chùa, tuy nhiên, công tác phân luồng đi lại và đón tiếp vô cùng hợp lý, khoa học, đảm bảo lễ hội diễn ra trang nghiêm và mang đậm bản sắc văn hóa địa phương.

Năm 2024 là năm thứ 6 chùa Tam Chúc tổ chức Hội Xuân với các nghi thức dâng hương cầu nguyện quốc thái dân an, nghi lễ rước nước… trải nghiệm nhiều trò chơi dân gian, biểu diễn nghệ thuật, các gian hàng đồ cổ, làng nghề truyền thống… Các hoạt động diễn ra ngắn gọn, tiết kiệm nhưng vẫn không kém phần trang nghiêm, thành kính. Từ đó, lan tỏa những giá trị văn hóa dân tộc tới đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Theo ghi nhận, thời gian qua, hàng loạt các lễ hội Xuân đã được tổ chức tại các địa phương trên cả nước, với sự phối hợp chặt chẽ giữa Chư tôn đức, chính quyền địa phương. Trong đó, ưu tiên bảo đảm an toàn phòng chống cháy nổ tại các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo; không đốt vàng mã gây hại môi trường, tốn kém, lãng phí… ngăn chặn các hoạt động mê tín dị đoan, biến tướng, lệch chuẩn.

Có thể nói, các lễ hội năm nay đều đã được tổ chức theo tinh thần trang trọng, hiệu quả; quyết tâm không để xảy ra các hoạt động mê tín, hủ tục lạc hậu. Công tác tổ chức lễ hội đã dần có những chuyển biến tích cực, là kết quả của việc phân cấp quản lý lễ hội và tăng trách nhiệm của người đứng đầu địa phương, hướng tới mùa lễ hội Xuân Giáp Thìn văn minh, lành mạnh. Đồng thời góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, để mỗi người dân như được tiếp thêm sức mạnh tinh thần, thêm yêu nguồn cội, quê hương, đất nước.

Kỳ vọng vào sự đột phá của du lịch Điện Biên

Chiều 21/2, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp cùng UBND tỉnh Điện Biên họp báo, thông tin về Năm Du lịch quốc gia Điện Biên 2024. Là sự kiện du lịch lớn nhất, kéo dài xuyên suốt trong năm với quy mô toàn quốc, Năm du lịch quốc gia 2024 sẽ có 169 chương trình hưởng ứng, trong đó có 13 sự kiện do Trung ương chủ trì, 28 hoạt động do tỉnh Điện Biên tổ chức. Cùng với đó, 33 tỉnh thành phố sẽ thực hiện 128 chương trình đồng hành nhằm quảng bá, giới thiệu nét đẹp của Điện Biên đến du khách gần xa.

Trong các hoạt động hưởng ứng Năm Du lịch Quốc gia, Phật giáo tỉnh Điện Biên sẽ có nhiều chương trình đồng hành, trong đó tập trung vào dịp kỷ niệm 10 năm ngày thành lập GHPGVN tỉnh cũng như 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

Là mảnh đất gắn với chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, ngoài thế mạnh du lịch lịch sử, Điện Biên còn là mảnh đất giàu tiềm năng về du lịch tâm linh, nghỉ dưỡng. Bởi thế, chuỗi sự kiện sắp tới là cú hích giúp địa phương có sự tăng trưởng, tạo đột phá cho du lịch trong năm 2024.

CỤM TIN VĂN HÓA

Lễ tri ân Tổ tiên vương triều Trần

Là hoạt động thường niên mỗi dịp đầu năm nhằm tưởng nhớ nguồn gốc xuất thân từ nghề sông nước của vương triều Trần, buổi lễ gồm nhiều sinh hoạt tâm linh truyền thống như: rước nước, tế cá, cầu nguyện quốc thái dân an. Được phục dựng trở lại từ năm 2014 đến nay, đây là nghi lễ quan trọng trước khi lễ hội đền Trần chính thức diễn ra vào lúc 20h ngày 22/2.

Ngày thơ Việt Nam tôn vinh Di sản Thi Ca

Ở 1 thông tin khác, trong 2 ngày 23 và 24/2 tới đây, Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22 sẽ diễn ra tại Hoàng Thành Thăng Long, TP.Hà Nội. Với chủ đề “Bản hòa âm đất nước”, sự kiện giới thiệu đến công chúng kho tàng thi ca của 54 dân tộc anh em, tôn vinh vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam. Trong khuôn khổ chương trình, nhiều hoạt động như Nhà ký ức, đường thơ, giao lưu với các nhà thơ trẻ sẽ được tổ chức.

Hải Dương: Khách du xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc

Là khu di tích quốc gia đặc biệt in dấu trong sử sách, Côn Sơn – Kiếp Bạc luôn là điểm lựa chọn của hàng vạn lượt khách về thăm quan, chiêm bái dịp đầu xuân năm mới. Càng đến gần ngày tổ chức Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc năm 2024, du khách về đây du xuân, trẩy hội lại càng đông.

Năm nay thời tiết nắng đẹp, thuận lợi cho du khách về với Côn Sơn – Kiếp Bạc. Vãn cảnh đền, chùa trong trong tiết xuân sang, mỗi du khách đều thành tâm cầu mong năm mới bình an, may mắn. Đến với Côn Sơn – Kiếp Bạc du khách đắm chìm trong cảnh sắc thiên nhiên kỳ thú và sự linh thiêng của khu di tích quốc gia đặc biệt lưu giữ các giá trị lịch sử, văn hóa từ bao đời.

Theo Ban quản lý di tích, trong 10 ngày đầu năm mới, khu di tích đã đón khoảng 180.000 lượt khách. Ban quản lý di tích chủ động bố trí nhân lực, không để xảy ra tắc đường. Ban quản lý di tích cũng đã cải tạo cảnh quan di tích, đảm bảo vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và bố trí đội ngũ thuyết minh viên sẵn sàng phục vụ, đón tiếp du khách về dâng hương chiêm bái dịp đầu Xuân và dự lễ hội truyền thống mùa xuân Côn Sơn – Kiếp Bạc năm 2024 từ ngày 23/02.

Du xuân tại Côn Sơn – Kiếp Bạc, mỗi du khách đều cảm thấy tâm hồn nhẹ nhàng hơn, trút bỏ được muộn phiền trong cuộc sống, cầu cho một năm mới mạnh khỏe, bình an.

Hoa mận, lê rừng xuống phố khoe sắc

Mùa xuân trên núi rừng Tây Bắc cũng là mùa bung nở của hoa ban, hoa mận, hoa lê và một số loài hoa đặc trưng khác. Những năm gần đây nhiều tiểu thương và người dân địa phương- đã chọn lọc tỉa cành, đưa về miền xuôi để có thêm thu nhập- khi phục vụ nhu cầu ngắm nhìn và thưởng thức vẻ đẹp tinh khôi hoa rừng- dịp sau Tết Nguyên Đán của người dân thành thị.

Dọc tuyến đường Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội, những cành lê rừng với vẻ đẹp tinh khôi, thu hút khá đông người dân thủ đô đến xem và mua về chơi sau Tết. Điều này không còn lạ lẫm trong những năm gần đây.

Theo các tiểu thương, giống hoa lê rừng, mận rừng được trồng và chăm sóc chủ yếu tại những tỉnh miền núi Tây Bắc như Lai Châu, Lào Cai và các Lạng Sơn, Hà Giang. Đây cũng là nơi có điều kiện thời tiết, khí hậu phù hợp và thời gian này hoa bắt đầu nở rộ, khoe sắc đẹp.

100 đến 300 nghìn đồng là mức giá cho những cành lê nhỏ hoặc mận nhỏ. Đối với những cành có tuổi đời lâu năm, tùy theo dáng thế, số lượng nụ và hoa mà được chào giá từ vài triệu đến cả chục triệu đồng.

Do thời tiết dịp sau Tết năm nay có số ngày lạnh và nắng ấm đan xen khá gần nhau nên nhiều tiểu thương cho biết chỉ nhập về số lượng vừa phải cho mỗi chuyến nhằm đảm bảo chất lượng hoa.

Mời quý vị theo dõi chi tiết bản tin Bchannel – An Viên 24H ngày 22.02.2024:

Đón xem các thông tin, chương trình hấp dẫn khác của Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên trên kênh YouTube.

20 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024

Bản tin 24h 05/09/2024 10:47:37

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024

Bản tin 24h 05-09-2024 10:47:37

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Tầm quan trọng của giới luật với Tăng Ni trẻ; Nét đẹp ẩm thực chay nơi tự viện; Huy động nguồn lực nhân dân trong trùng tu di tích.
2585 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024

Bản tin 24h 04/09/2024 09:03:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024

Bản tin 24h 04-09-2024 09:03:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Lan tỏa pháp phục Phật giáo Việt Nam; Đẩy mạnh lưu trữ và nghiên cứu Phật giáo; Chắp cánh ước mơ.
1569 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024

Bản tin 24h 03/09/2024 09:00:30

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024

Bản tin 24h 03-09-2024 09:00:30

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Rực rỡ sắc màu Quốc khánh; Câu chuyện về tình yêu đất nước; CH Séc: TƯGH thăm hỏi Phật tử Việt Nam tại Teplice và Chomutov.
3701 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024

Bản tin 24h 02/09/2024 09:23:16

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024

Bản tin 24h 02-09-2024 09:23:16

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: TT-Huế: Trang nghiêm tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông; Thăm mái già lam “Che chở hồn dân tộc”; Gieo duyên Phật pháp đến bà con vùng cao.
2661 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024

Bản tin 24h 31/08/2024 11:01:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024

Bản tin 24h 31-08-2024 11:01:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày:  TT- Huế: Khai kinh cầu siêu nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông 2024; BTS GHPGVN Tỉnh Đồng Nai khánh tuế Đức Pháp chủ GHPGVN; Phật giáo chung tay hỗ trợ người dân sau lũ.
4613 lượt xem 0 Bình luận