Bản tin Bchannel – An Viên 24H 23.02.2024

24/02/2024 09:44:57 460 lượt xem

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 23.02.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Gặp mặt chức sắc, chức việc tôn giáo đầu xuân (Đồng Nai); Thanh niên trúng tuyển nghĩa vụ quân sự về chùa lễ Phật (Nghệ An).

Đồng Nai: Gặp mặt chức sắc, chức việc tôn giáo đầu xuân

Mới đây, chư tôn đức Phật giáo tỉnh Đồng Nai cùng chức sắc, chức việc các tôn giáo đã tham gia buổi họp mặt do các cơ quan thuộc tỉnh Đồng Nai tổ chức đầu Xuân Giáp Thìn 2024.

Trong không khí thân tình, đoàn kết, các vị chức sắc, chức việc, nhà tu hành bày tỏ tình cảm, trách nhiệm với quê hương, với cộng đồng và mong muốn tăng cường phối hợp thực hiện các hoạt động xây dựng, phát triển địa phương thời gian tới. Dịp này, các bên đề nghị tiếp tục biến kiến thức quốc phòng, an ninh cho chức sắc, tín đồ các tôn giáo; tiếp tục thực hiện hiệu quả các giải pháp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Cụm tin Phật sự

Nghệ An: Thanh niên trúng tuyển nghĩa vụ quân sự về chùa lễ Phật

Chiều ngày 22.02, thanh niên huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An trúng tuyển nghĩa vụ Quân sự đã về chùa Chí Linh thắp nén hương lễ Phật trước khi lên đường nhập ngũ.

Đây là truyền thống tốt đẹp khi các thanh niên về Chùa gieo ước nguyện nỗ lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thiêng liêng góp phần bảo vệ quê hương đất nước. Được biết, di tích lịch sử văn hóa đền – chùa Chí Linh nằm trong quần thể khu du lịch tâm linh sinh thái núi Gám, thuộc xã Xuân Thành, là một trong những công trình tín ngưỡng tôn giáo độc đáo của huyện Yên Thành.

Bình Dương: Chúc mừng các tự viện nhân Rằm tháng Giêng

Còn tại Bình Dương, lãnh đạo huyện Phú Giáo đã đến thăm, chúc mừng chùa Bửu Phước và Thiền viện Trúc lâm Thanh Nguyên nhân lễ hội Rằm tháng giêng năm 2024. Tại những nơi đến, đoàn thăm hỏi sức khỏe; thể hiện mong muốn chư tăng ni, phật tử sống tốt đời đẹp đạo cùng nhân dân huyện nhà tiếp tục phát huy những kết quả đã được trong xây dựng đời sống kinh tế, văn hóa – xã hội càng vững mạnh.

Tết Thượng Nguyên ở ngôi chùa Việt tại CHLB Đức

Rằm tháng Giêng là ngày lễ rất quan trọng và ý nghĩa với mọi người mọi nhà. Vào ngày này, các ngôi chùa thường tổ chức lễ Tết Thượng Nguyên (Tết Nguyên Tiêu). Ở CHLB Đức, chùa Đồng Tâm tổ chức lễ sớm hơn mọi năm để kiều bào từ khắp nơi vân tập về.

Với nhiều người Việt Nam, vào ngày Rằm tháng giêng, mong muốn về chùa lễ Phật, thành tâm khấn nguyện cầu an lành, hạnh phúc cho bản thân và gia đình. Đối với những người nông dân, tháng Giêng là tháng chuẩn bị xuống đồng. Bởi vậy họ làm lễ để tri ân tổ tiên, cầu cho mưa thuận gió hòa, một năm mùa màng bội thu… Tại chùa Đồng Tâm (TP. Erfurt), đông đảo Phật tử cùng bà con đồng hương Việt Nam đã về chùa dự lễ. Tại đây, chư tôn đức thuyết giảng về phong tục lễ chùa đầu năm. Sau đó là thời khóa tụng kinh cầu an, mong cho mưa thuận gió hòa, nhà nhà người người được ấm no, hạnh phúc.

Quảng Bình: Khai mạc lễ hội chùa Hoằng Phúc 2024

Thời gian này tại khắp mọi miền tổ quốc đang diễn ra rất nhiều lễ hội đặc sắc, mang đậm văn hóa dân gian truyền thống. Trong đó có Lễ khai hội Di tích lịch sử chùa Hoằng Phúc năm 2024 tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình vừa được tổ chức vào sáng nay 23.02.

Nội dung của Lễ hội gồm có 02 phần. Phần Lễ với các nghi lễ theo nghi thức Phật giáo, Lễ rước nước, thả cá phóng sinh. Còn phần Hội gồm biểu diễn văn nghệ, Hoạt động về nguồn tại 04 điểm trong đó có Nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Các hoạt động thể thao, trò chơi dân gian như thi đấu và biểu diễn võ cổ truyền, cờ tướng, nhảy bao bố, bài chòi.

Lễ hội là dịp để quảng bá du lịch Lệ Thủy, trưng bày gian hàng các sản phẩm địa phương và hơn cả là duy trì, phát triển những giá trị văn hóa, tinh thần của Nhân dân, khơi dậy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Những giọt máu nghĩa tình từ làng gốm

Trước tình trạng khan hiếm máu sau Tết tại các bệnh viện, từ năm 2020 những người trẻ tâm huyết với hoạt động hiến máu cứu người tại Hà Nội đã chủ động tổ chức chương trình “Xuân hồng trên quê gốm” vào mỗi dịp tháng Giêng hàng năm. Chương trình đã trở thành một mô hình tiêu biểu trong phong trào hiến máu tại các cộng đồng làng xã.

Hơn 200 người con của làng gốm Bát Tràng (Hà Nội) và những người dân ở khu vực lân cận đã có một buổi sáng đầu năm ý nghĩa trong chương trình hiến máu cứu người mang tên: “Xuân Hồng Trên Quê Gốm” lần thứ 5.

5 năm một hành trình nhân ái, với gần 1000 đơn vị máu quý giá được hiến tặng đã mang lại biết bao điều tốt đẹp, góp phần cứu chữa và điều trị cho hàng nghìn bệnh nhân thiếu máu sau dịp tết Nguyên đán. Tại chương trình, người tham gia được trải nghiệm các sự kiện đồng hành hấp dẫn như: du xuân làng gốm; chợ quê; hái lộc đầu xuân, thưởng trà xuân…

Những giọt máu tình nghĩa từ làng gốm đã góp phần trao giá trị – mở hy vọng – giữ lại mạng sống – hồi sinh những cuộc đời.

Từ tinh thần Phật giáo đến thơ ca

Từ tinh thần Phật giáo đến thơ ca – tưởng xa mà lại gần, tưởng khó mà lại dễ. Để ca ngợi Đức Phật, truyền tải lời dạy của Ngài, nhiều người đã gửi gắm tinh thần ấy thông qua những lời thơ, câu hát – một cách sâu lắng, nhẹ nhàng.

Những câu kinh từ cuốn Kinh Chuyển Pháp Luân do Ban Văn hóa TƯGH thực hiện đã được nhạc sĩ Lê Minh Sơn phổ nhạc và lần đầu tiên lan tỏa đến công chúng dịp đầu xuân năm nay. Từng ca từ cất lên nghe thấm thía. Có lẽ phải nghiền ngẫm nhiều, và dành niềm kính tín, người nhạc sĩ mới có thể dày công phối khí, hòa ca từng giai điệu như vậy.

Bén duyên với đạo Phật từ năm 16 tuổi, đến nay đã ngoại ngũ tuần, Phật tử Hạnh Bình – người con xứ Nghệ đã sáng tác không biết bao nhiêu bài thơ về đạo Phật, về các ngôi chùa, về Bác Hồ với Phật giáo. Bà gom nhặt chất liệu từ cuộc sống đời thường, từ những lần lên chùa lễ Phật; và thu lại dưới góc nhìn của thơ ca. Nhiều bài thơ đã được phổ nhạc và biểu diễn bởi các nghệ sĩ qua làn điệu ví dặm hay dân ca xứ Nghệ.

Những lời dạy của Đức Phật qua thơ ca trở nên gần gũi, dễ học, dễ thuộc hơn. Đó không chỉ là bài học về đạo giác ngộ, mà còn là những triết lý thật thi vị!

Tình yêu cuộc sống trong các áng thơ

Từ xa xưa khi chưa có chữ viết thì thơ ca đã xuất hiện trong đời sống của người dân Việt. Mở đầu, là những câu thơ dân gian như ca dao, tục ngữ, hò vè… Thơ gieo vào lòng người cái đẹp và mùa xuân thi ca sẽ luôn cất lên tiếng nói với mỗi người.

Thi ca và triết lý Phật giáo từ xưa đến nay vẫn được chư Tôn đức, tăng ni vận dụng nhằm lan toả tư tưởng Phật giáo đến công chúng. Thông qua ngữ nghĩa, hình ảnh, và thủ pháp nghệ thuật, người đọc có thể dễ dàng ghi nhớ, từ từ khai ngộ, nhận biết được triết lý nhân sinh, từ đó điều chỉnh cảm xúc, hành vi trong cuộc sống.

Cho đến bây giờ, Trần Quê Hương là bút danh của Hòa thượng Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam. Hòa thượng sinh năm 1949, quê ở huyện Châu Thành, Tiền Giang. Hơn 50 năm gắn với nghiệp cầm bút từ năm 1966, chính Hòa thượng cũng không nhớ hết được mình đã sáng tác bao nhiêu bài thơ. Nhưng những người yêu mến thơ của Hòa thượng không ai là không nhớ tập thơ: Bút nở hoa thiêng, Suối về Hoa Nghiêm, Tặng phẩm dâng đời, Bảy đóa sen thiêng, thơ dịch Hương thiền ngàn năm hay dịch Kinh Pháp cú – Lời vàng vi diệu,…

Một trong những tập thơ đặc sắc của nhà thơ Trần Quê Hương không thể không nhắc đến “Hương thiền ngàn năm” – Ý tưởng chuyển thơ thiền thời Lý Trần sang thể lục bát đến với hòa thượng Thích Giác Toàn từ đầu năm 2010. Và nhằm chào mừng đại lễ 1.000 năm Thăng Long, cuốn Hương thiền ngàn năm được in 15.000 bản. Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam – Vietkings đã trao tặng Hòa thượng danh hiệu: Người chuyển thể thơ văn các thiền sư Lý – Trần sang thơ lục bát nhiều nhất.

Có lẽ với Hòa thượng Thích Giác Toàn, thơ như là hơi thở, là cuộc sống. Còn được cống hiến cho đời, cho đạo; Hòa thượng còn tiếp tục làm thơ.

Những triết lý nhân sinh gửi gắm trong thi kệ của các thiền sư, đến cuối cùng cũng là hình thức hoằng pháp, mong người đọc hiểu và tìm kiếm cuộc sống an yên.

Có thể thấy, thi kệ của các vị thiền sư thường ngắn gọn dễ nhớ, mang câu từ và hình ảnh gần gũi dễ hiểu. Nhưng ẩn chứa ý tứ tinh tế, triết lý thiền cao siêu, hàm chứa con đường giải thoát khỏi khổ đau. Vì vậy, những tác phẩm này luôn có sức sống mãnh liệt, được người đời ghi nhớ, thực hành và lan tỏa suốt chiều dài lịch sử Phật giáo Việt Nam.

Cụm tin văn hoá

Hà Nam: Chuẩn bị chu đáo cho lễ phát lương Đức Thánh Trần

Lễ hội phát lương Đức Thánh Trần tại đền Trần Thương, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam năm 2024 được tổ chức từ đêm 24 đến ngày 25/2 tới. Đáng chú ý năm nay, Ban Tổ chức chuẩn bị 180.000 túi lương để phát tại 19 điểm quanh khu vực đền cho nhân dân, du khách.

Lễ hội phát lương Đức Thánh Trần là lễ hội lớn của tỉnh Hà Nam được phục dựng và duy trì từ năm 2009. Qua đó, cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhà nhà mạnh khỏe, sung túc và bình yên, cũng nhằm tưởng nhớ công đức của Đức Thánh Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.

Theo kế hoạch, ban quản lý di tích, các cụ cao niên và nhân dân làm lễ nhập lương đền Trần Thương. Đêm ngày 24/2, sau nghi lễ tâm linh, sẽ tổ chức phát lương tại 19 phía ngoài Nghi môn ngoại cho du khách thập phương.

Thái Bình: Khai mạc lễ hội đền Trần năm 2024

Trong khi đó, vào tối ngày 22.02, Lễ hội đền Trần năm 2024 với chủ đề: “Hào khí Đông A – Tiếng vọng ngàn năm” đã khai mạc. Điểm nhấn của đêm khai hội là màn trống hội “Long Hưng – Tôn miếu triều Trần” hội tụ 175 tay trống biểu thị cho 175 năm trị vì của vương triều Trần cùng các chương trình nghệ thuật, trình diễn đặc sắc. Lễ hội diễn ra từ ngày 13 đến 17 tháng Giêng, gồm nghi lễ truyền thống như: tế mở cửa đền, lễ dâng hương, rước nước. Phần hội gồm văn hóa, thể thao và các trò chơi dân gian.

Ngày hội của đồng bào các dân tộc huyện biên giới Nậm Pồ

Trong những ngày đầu Xuân Giáp Thìn 2024, huyện biên giới Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) đã tổ chức Ngày hội Văn hóa các dân tộc lần thứ II với nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao đặc sắc, mang đậm nét bản dịa.

Ngay từ sáng sớm, đông đảo đồng bào các dân tộc của huyện Nậm Pồ đã tụ hội về Sân vận động xã Phìn Hồ để tham gia ngày hội. Với các chàng trai, cô gái dân tộc Mông ở Điện Biên, ngày hội là dịp để họ thể hiện tình cảm qua trò chơi ném pao, rất đặc trưng, mang tính kết nối cộng đồng cao và có giá trị tinh thần lớn trong đời sống xã hội được lưu giữ, bảo tồn.

Cũng như ném pao của người Mông, ném còn là trò chơi không thể thiếu của đồng bào dân tộc Thái. Hiện nay không chỉ đồng bào dân tộc Thái mà cả nhiều dân tộc cũng tham gia ném còn vào mỗi dịp Tết. Trong khuôn khổ Ngày hội, huyện Nậm Pồ còn tổ chức liên hoan nghệ thuật quần chúng; thi chọi dê, ẩm thực, giới thiệu sản phẩm địa phương…

Nậm Pồ là một huyện miền núi, biên giới của tỉnh Điện Biên, tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 98%, cư trú xen kẽ với nhau từ lâu đời. Các dân tộc có những nét riêng nhất định về tiếng nói, trang phục, phong tục tập quán, lễ hội dân gian… góp phần tạo nên sự độc đáo. Việc tổ chức ngày hội nhằm bảo tồn, tôn vinh và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc.

Ngày hội cũng là dịp để huyện Nậm Pồ quảng bá, giới thiệu tiềm năng văn hóa đặc sắc, tiêu biểu với du khách. Khôi phục, phát huy các giá trị văn hóa này trở thành những sản phẩm du lịch hấp dẫn, hướng tới mục tiêu phát triển du lịch bền vững.

Đầu xuân tìm hiểu về linh vật rồng ở hồ Tây

Từ ngàn xưa, biểu tượng rồng được biết đến là loài linh vật biểu thị cho sức mạnh phi thường. Rất nhiều nơi đã lấy hình tượng rồng để tạo nên những công trình kiến trúc độc đáo. Một trong số những công trình tiêu biểu ấy là hai linh vật rồng được đặt được đặt nổi trên mặt Hồ Tây (Hà Nội), tô nên vẻ đẹp cho không gian nơi đây.

Với chiều dài 35m, cao 8,2m, đôi Rồng gốm sứ có hoa văn sắc sảo này đã được ghi vào kỷ lục Guiness Việt Nam. Sau 2 năm được trưng bày tại công viên Bách Thảo, năm 2012 – năm Canh Thìn, đôi rồng gốm sứ thời Lý đã chính thức được di dời đến lắp đặt tại Hồ Tây. Và năm nay, cặp rồng này tiếp tục song hành. Sự xuất hiện của cặp rồng “uốn lượn” trên hồ Tây càng tô thêm vẻ đẹp của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Với ý nghĩa như vậy, không gian xung quanh khu vực đôi rồng Hồ Tây đã trở thành điểm du xuân thú vị của người dân Thủ đô và khách thập phương trong những ngày đầu xuân Giáp Thìn này

Dù đã đi triển lãm ở nhiều nơi song chỉ khi đến Hồ Tây – điểm dừng chân cuối cùng, đôi rồng mới nhả ngọc xuống hồ trong quá trình lắp đặt. Và Đến nay, khu vực này trở thành điểm nhấn kiến trúc quen thuộc tại hồ Tây nói riêng và Thủ đô nói chung.

Mời quý vị theo dõi chi tiết bản tin Bchannel – An Viên 24H ngày 23.02.2024:

Đón xem các thông tin, chương trình hấp dẫn khác của Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên trên kênh YouTube.

11 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024

Bản tin 24h 05/09/2024 10:47:37

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024

Bản tin 24h 05-09-2024 10:47:37

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Tầm quan trọng của giới luật với Tăng Ni trẻ; Nét đẹp ẩm thực chay nơi tự viện; Huy động nguồn lực nhân dân trong trùng tu di tích.
2551 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024

Bản tin 24h 04/09/2024 09:03:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024

Bản tin 24h 04-09-2024 09:03:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Lan tỏa pháp phục Phật giáo Việt Nam; Đẩy mạnh lưu trữ và nghiên cứu Phật giáo; Chắp cánh ước mơ.
1507 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024

Bản tin 24h 03/09/2024 09:00:30

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024

Bản tin 24h 03-09-2024 09:00:30

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Rực rỡ sắc màu Quốc khánh; Câu chuyện về tình yêu đất nước; CH Séc: TƯGH thăm hỏi Phật tử Việt Nam tại Teplice và Chomutov.
3676 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024

Bản tin 24h 02/09/2024 09:23:16

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024

Bản tin 24h 02-09-2024 09:23:16

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: TT-Huế: Trang nghiêm tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông; Thăm mái già lam “Che chở hồn dân tộc”; Gieo duyên Phật pháp đến bà con vùng cao.
2619 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024

Bản tin 24h 31/08/2024 11:01:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024

Bản tin 24h 31-08-2024 11:01:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày:  TT- Huế: Khai kinh cầu siêu nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông 2024; BTS GHPGVN Tỉnh Đồng Nai khánh tuế Đức Pháp chủ GHPGVN; Phật giáo chung tay hỗ trợ người dân sau lũ.
4593 lượt xem 0 Bình luận