Bản tin Bchannel – An Viên 24H 24.08.2024

27/08/2024 09:20:01 1438 lượt xem

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 23.08.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Đồng Tháp: Triển khai Phật sự trọng tâm thời gian tới; Điện Biên: Trang nghiêm Lễ Cầu siêu anh linh các AHLS; Phật giáo Bình Dương tham gia phủ xanh đô thị.

Đồng Tháp: Triển khai Phật sự trọng tâm thời gian tới

Ngày 23/08, tại chùa Bửu Quang, BTS GHPGVN tỉnh đã họp phiên thường kỳ, triển khai nhiều Phật sự trọng tâm sắp tới.

Tại phiên họp, chư tôn đức lắng nghe báo cáo các Phật vừa qua, kết quả Khóa ACKH; kết quả Đại hội Đại biểu MTTQVN tỉnh và các Phật sự của BTS cấp huyện.

Những tháng cuối năm, BTS tỉnh tập trung hoàn thiện công tác số hóa, thống kê Tăng Ni và các tự viện; tiếp tục đề nghị quyền công nhận cơ sở có đủ tiêu chuẩn; Đăng ký bổ nhiệm trụ trì các cơ sở Tự viện còn khuyết nhân sự; công tác an sinh xã hội …

Điện Biên: Trang nghiêm Lễ Cầu siêu anh linh các AHLS

Ngày 24/8, tại Nghĩa trang liệt sĩ Tông Khao (tỉnh Điện Biên), BTS GHPGVN tỉnh Điện Biên và tỉnh Quảng Ninh trang nghiêm tổ chức lễ cầu siêu anh linh các AHLS.

Trong không gian linh thiêng, chư tôn đức cùng quý Phật tử dâng hương, dâng hoa tưởng niệm anh linh các AHLS nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, 77 năm ngày TBLS và 79 năm ngày Quốc khánh 2/9. Sau các nghi lễ, chư tôn đức cùng đại biểu thắp hương tưởng niệm, nhiễu quanh Tượng đài để tưởng nhớ công ơn tiên nhân.

Nhân dịp này, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Điện Biên và tỉnh Quảng Ninh tặng quà cho 99 hộ bị ảnh hưởng bởi thiên tai tại xã Mường Pồn, huyện Điện Biên, với tổng trị giá hơn 130 triệu đồng.

Tuệ Tĩnh đường Liên Hoa đồng hành cùng bệnh nhân nghèo

Nhiều năm qua, Tuệ Tĩnh đường Liên Hoa nằm trong khuôn viên chùa Pháp Luân (tỉnh TT- Huế) đã trở thành địa chỉ khám chữa bệnh đông y quen thuộc của nhiều người dân khó khăn trong và ngoài tỉnh. Chư tôn đức cùng các lương y luôn nỗ lực không ngừng, hết lòng vì sức khỏe người bệnh.

Hơn 40 năm qua, Hòa thượng Thích Tuệ Tâm, UV BTS GHPGVN tỉnh TT-Huế, Trụ trì chùa Pháp Luân, TP. Huế, vẫn đều đặn bắt mạch, chẩn đoán bệnh cho hơn trăm lượt bệnh nhân mỗi ngày. Với tâm huyết của Chư tôn đức và các lương y, Tuệ tĩnh đường Liên Hoa mở cửa từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần, hỗ trợ điều trị các loại bệnh: cơ xương khớp, đau lưng, đau thần kinh tọa, vai gáy, viêm gan, dạ dày, hô hấp… Các bác sĩ rất hoan hỷ khi trợ duyên cùng chùa, cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân nghèo.

Tuệ tĩnh đường có trang thiết bị hiện đại, được chia làm nhiều phòng như khám lâm sàng, vật lý trị liệu, châm cứu… Đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao, tận tình cứu giúp người bệnh. Nhiều bà con khó khăn được khám và phát thuốc miễn phí. Từng bị liệt nửa người do tai biến, thế nhưng sau nhiều tháng điều trị tại chùa, bà Kim Chi nay đã có thể đi lại bình thường và hồi phục đáng kể.

Thời gian tới, tuệ tĩnh đường Liên Hoa có kế hoạch khám bệnh lưu động tại các khu vực vùng sâu vùng xa, nơi còn nhiều khó khăn thiếu thốn về y tế, để nối dài hành trình yêu thương, mang lại niềm an vui cho bệnh nhân nghèo.

Từ Xứ Đài hướng về quê mẹ

Chăm lo đời sống tâm linh cho những người con xa quê – đó là trách nhiệm và cũng là nỗ lực của những ngôi chùa Việt ở khắp nơi trên thế giới. Trong không khí mùa tri ân, chùa Kim Cang ở Đài Loan (Trung Quốc) đã tổ chức Đại lễ Vu lan để bà con xa xứ có cơ hội được về chùa, cầu nguyện bình an cho gia đình – từ một nơi cách xa Việt Nam hàng nghìn cây số.

Để chuẩn bị cho Đại lễ Vu lan tại chùa Kim Cang – 1 ngôi chùa Việt ở Đài Bắc, Đài Loan (Trung Quốc), từ nhiều ngày trước đó, rất đông Phật tử đã trở về chùa chấp tác. Ở nơi xa xứ, chẳng ai bảo ai, hễ chùa có Phật sự là mọi người đều sắp xếp việc riêng để đến hỗ trợ. Từ dọn dẹp vệ sinh, đến chuẩn bị thực phẩm; có cực chút nhưng ai cũng vui, vì ở đây họ được gặp đồng hương, được nghe thấy tiếng mẹ đẻ thân quen.

Giai điệu về tình mẹ cha vang lên da diết, khắc khoải. Đó là những tiết mục cây nhà lá vườn do các Phật tử  chùa Kim Cang trình bày. Trong không gian ấm cúng, lễ Vu lan diễn ra theo nghi thức Phật giáo truyền thống, nhỏ gọn, giản dị và ý nghĩa. Có những người còn đưa cả con nhỏ đến dự, hướng tấm lòng thành, tụng kinh Vu lan cầu nguyện cho cửu huyền thất tổ.

Mỗi bông hồng cài lên ngực áo, dù màu gì đi chăng nữa, đều chứa đựng sự nhung nhớ, lời cảm ơn từ tận sâu thẳm trái tim đến 2 đấng sinh thành. Bôn ba xa quê, có 1 mái nhà tâm linh để trở về, để giãi bày cảm xúc thầm kín – là niềm hạnh phúc của mỗi người con Việt.

Phật giáo thủ đô chung tay bảo vệ môi trường

Phủ xanh đô thị, làm sạch thành phố là các phong trào đang được triển khai ở nhiều thành phố lớn. Đóng góp vào phong trào này có sự tham gia tích cực của nhiều tổ chức tôn giáo, trong đó Phật giáo với vai trò nòng cốt. Tại thủ đô Hà Nội, thời gian vừa qua, Phật giáo TP có nhiều hoạt động lan tỏa nếp sống văn minh, xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp đến với đông đảo người dân và Phật tử địa phương.

Cách trung tâm TP.Hà Nội 25km về phía bắc, chùa Vạn Phúc, huyện Sóc Sơn, không chỉ đáp ứng nhu cầu tu học của chư tăng, phật tử mà còn lan tỏa Phật pháp trong đời sống xã hội. Nhận thấy khu vực này phải đối diện với thách thức về môi trường khi tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh chóng, chùa đã kêu gọi người dân xây dựng môi trường sạch sẽ, trồng nhiều cây xanh. Chùa Vạn Phúc duy trì thói quen phân loại rác thải, xin rơm rạ, vỏ dừa từ các hộ dân ủ vào các gốc cây làm phân hữu cơ… Mô hình này cũng được Thượng toạ trụ trì hướng dẫn bà con phật tử cùng thực hiện tại hộ gia đình để giảm việc xả rác ra môi trường.

Ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, thời gian vừa qua, chùa Pháp Vân, quận Hoàng Mai đã thành lập Câu lạc bộ Môi trường xanh với lực lượng nòng cốt là đoàn viên thanh niên, sinh viên đến đến từ các trường Đại học trên địa bàn Hà Nội với thông điệp “Cùng tử tế với môi trường”. Chùa Pháp Vân cũng được chọn là một trong 3 mô hình điểm của Phật giáo cả nước tham gia công tác bảo vệ môi trường.

Chùa Vạn Phúc và chùa Pháp Vân chỉ là 2 trong số rất nhiều ngôi chùa trên địa bàn thủ đô đã và đang làm tốt công tác tuyên truyền, vận động bảo vệ môi trường bằng nhiều cách làm hay, sáng tạo. Nhờ có sự chung tay của tăng ni, Phật tử trong bảo vệ môi trường, đã có sự chuyển biến tích cực tới đông đảo người dân. Tại các hộ gia đình đã có nhiều việc làm cụ thể như: phân loại rác, tiết kiệm nước, không đốt rơm rạ, không xả rác ra ngoài môi trường. Các mô hình khu dân cư tự quản được phát huy, cảnh quan môi trường được duy trì sạch sẽ.

Trên địa bàn thủ đô Hà Nội, trong những năm qua Phật giáo luôn tích cực, gương mẫu trong các phong trào xây dựng đời sống xã hội, góp phần xây dựng thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại, hài hoà với thiên nhiên, hướng tới tương lai xanh bền vững. Thông qua những mô hình Phật giáo bảo vệ môi trường, có thể thấy rằng, Phật giáo thủ đô đang luôn đồng hành cùng xã hội chung tay bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người. 

Phật giáo Bình Dương tham gia phủ xanh đô thị

Là một trong những địa phương có chỉ số GDP tăng trưởng vượt bậc trong nhiều năm qua, Bình Dương cũng tổ chức rất nhiều hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu để cân bằng giữa mục tiêu kinh tế và chất lượng sống người dân. Mới nhất là cuộc vận động phủ xanh đô thị Thủ Dầu Một với sự tham gia, hưởng ứng của đông đảo chư Tăng Ni, Phật tử.

Đây là khung cảnh rợp bóng mát tại Tổ đình Hội Khánh (tỉnh Bình Dương). Những hàng cây cao vút, xanh mát, tạo nên cảm giác thư thái, dễ chịu cho những ai có dịp đến thăm ngôi tự viện danh tiếng này. Bên cạnh những loại cây được trồng và chăm sóc lâu năm, chư Tăng vừa bổ sung những loại cây mới. Hoạt động này nhằm hưởng ứng cuộc vận động phủ xanh đô thị do BTS GHPGVN tỉnh Bình Dương phối hợp thực hiện cùng chính quyền TP Thủ Dầu Một.

Ngoài ra, BTS GHPGVN tỉnh Bình Dương còn trao tặng gần 3000 cây giống cho Ban trị sự 9 thành phố và huyện thị. Những cây xanh này nhanh chóng được trồng tại các tự viện cũng như nhiều địa điểm khác. Và để cuộc vận động được lan tỏa mạnh mẽ, BTS GHPGVN tỉnh thường xuyên tuyên truyền về ý nghĩa, sự cần thiết của việc trồng và chăm sóc cây xanh, đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu như hiện nay.

Trong các Phật tử của đạo tràng chùa Long Minh, có lẽ Phật tử Diệu Nhẫn là người hưởng ứng cuộc vận động phủ xanh đô thị nhiệt tình nhất. Năm nay đã 78 tuổi thế nhưng đều đặn mỗi ngày, vị Phật tử này dành rất nhiều thời gian chăm sóc cho những cây con. Khi thì nhổ cỏ, bón phân, khi thì tưới nước, cắt tỉa. Mọi việc đều được Phật tử Diệu Nhẫn thực hiện bất kể nắng mưa với mong muốn góp thêm mảng xanh cho chùa, tạo không khí trong lành cho thế hệ tương lai.

Thời gian tới, BTS GHPGVN tỉnh Bình Dương sẽ phối hợp cùng chính quyền TP Thủ Dầu Một tổ chức các lớp bồi dưỡng phương pháp chăm sóc, bảo vệ cây xanh.

Như vậy có thể thấy, sự chung tay của Phật giáo các cấp đã góp phần không nhỏ trong việc kiến tạo không gian xanh bền vững, xây dựng ý thức bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu.

Tháo gỡ vướng mắc trong Bảo tồn Di tích tôn giáo

Từ lâu, vấn đề di tích xuống cấp nhưng chậm trễ trong việc trùng tu, tôn tạo đã là câu chuyện không mới. Lý do thì có nhiều, bao gồm cả những vướng mắc trong quy trình bảo tồn theo Luật Di sản hiện hành. Bởi thế, ngành văn hóa đang nỗ lực đề ra các giải pháp để tháo gỡ, để di sản thực sự là nguồn lực cho sự phát triển đất nước.

Những con rối phủ bụi…

Và ngôi Thủy đình thay vì là nơi trình diễn nghệ thuật múa rối nước lại đang chăng biển nguy hiểm, tránh lại gần.

Đây đang là câu chuyện của của quần thể di tích quốc gia đặc biệt Chùa Thầy, huyện Quốc Oai, TP.Hà Nội. Như Bản tin An Viên 24h đã đề cập trong chương trình ngày 20/8, công trình này đang xuống cấp trầm trọng dù chính quyền địa phương đã làm tờ trình báo cáo, xin trùng tu tôn tạo từ năm 2019. Sự chậm trễ không chỉ tổn hại đến quần thể di tích mà còn ảnh hưởng tới việc bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể múa rối nước khi chùa Thầy là nơi khai sinh ra môn nghệ thuật này.

Muốn trùng tu phải được sự cho phép của chính quyền cấp tỉnh, thành, cao hơn là Bộ VH-TT&DL. Cùng với đó, để thực hiện 1 dự án tu bổ phải trải qua 7 bước với thời gian thực hiện tính bằng năm, thậm chí là nhiều năm. Vì vậy, sự chậm trễ là điều dễ hiểu. Cũng bởi thế, ngành văn hóa đang xây dựng nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn trên. Tại đây, song song với việc đẩy mạnh phân cấp, phân quyền xuống địa phương, Bộ VH-TT&DL cũng đề xuất huy động nguồn xã hội hoá trong việc trùng tu di tích.

Hướng đi đã có, nhưng việc thực hiện ra sao vẫn cần thời gian để trả lời. Dẫu vậy, việc có những chính sách để huy động nguồn lực xã hội trong bảo tồn, trùng tu di tích là điều đáng mừng, tạo cơ chế để tháo gỡ khó khăn hiện nay. Qua đó, đưa di sản trở thành nguồn lực cho sự phát triển của đất nước.

Mời quý vị theo dõi chi tiết bản tin Bchannel – An Viên 24H ngày 24.08.2024:

Đón xem các thông tin, chương trình hấp dẫn khác của Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên trên kênh YouTube.

6 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024

Bản tin 24h 05/09/2024 10:47:37

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024

Bản tin 24h 05-09-2024 10:47:37

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Tầm quan trọng của giới luật với Tăng Ni trẻ; Nét đẹp ẩm thực chay nơi tự viện; Huy động nguồn lực nhân dân trong trùng tu di tích.
2573 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024

Bản tin 24h 04/09/2024 09:03:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024

Bản tin 24h 04-09-2024 09:03:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Lan tỏa pháp phục Phật giáo Việt Nam; Đẩy mạnh lưu trữ và nghiên cứu Phật giáo; Chắp cánh ước mơ.
1542 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024

Bản tin 24h 03/09/2024 09:00:30

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024

Bản tin 24h 03-09-2024 09:00:30

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Rực rỡ sắc màu Quốc khánh; Câu chuyện về tình yêu đất nước; CH Séc: TƯGH thăm hỏi Phật tử Việt Nam tại Teplice và Chomutov.
3691 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024

Bản tin 24h 02/09/2024 09:23:16

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024

Bản tin 24h 02-09-2024 09:23:16

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: TT-Huế: Trang nghiêm tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông; Thăm mái già lam “Che chở hồn dân tộc”; Gieo duyên Phật pháp đến bà con vùng cao.
2642 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024

Bản tin 24h 31/08/2024 11:01:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024

Bản tin 24h 31-08-2024 11:01:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày:  TT- Huế: Khai kinh cầu siêu nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông 2024; BTS GHPGVN Tỉnh Đồng Nai khánh tuế Đức Pháp chủ GHPGVN; Phật giáo chung tay hỗ trợ người dân sau lũ.
4603 lượt xem 0 Bình luận