Bản tin Bchannel – An Viên 24H 29.06.2024

01/07/2024 09:14:15 4684 lượt xem

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 29.06.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Ban Hoằng pháp và Ban KTTC TƯGH thăm trường hạ tại Sóc Trăng và Hậu Giang; Trợ duyên sách mùa An cư – Tấm lòng người con Phật; Bố thí nội tài theo lời Phật dạy.

Ban Hoằng pháp và Ban KTTC TƯGH thăm trường hạ tại Sóc Trăng và Hậu Giang

Tại Thiền viện Trúc Lâm Sóc Trăng, thay mặt chư hành giả an cư, chư tôn đức BTS GHPGVN tỉnh bày tỏ niềm hoan hỷ khi đón tiếp phái đoàn thăm hỏi và sách tấn các hạ trường. Đại diện phái đoàn tặng quà lưu niệm và gửi phần tịnh tài cúng dường đến gần 300 hành giả an cư tập trung tại 2 trường hạ: Thiền viện Trúc Lâm Sóc Trăng dành cho chư tăng và chùa Đại giác dành cho chư ni.

Trong khi đó, tại tỉnh Hậu Giang, Phái đoàn đến thăm toàn thể chư hành giả an cư tại chùa Vĩnh Hiệp, thăm hỏi, gửi tịnh tài cúng dường và cầu chúc chư Tăng Ni nhiều thăng tiến trong tu tập. Dịp này, đoàn có thời pháp ngắn, mong chư hành giả nỗ lực thúc liễm thân tâm, tăng trưởng nội lực trong 3 tháng an cư.

Cũng trong sáng nay, phái đoàn Phân ban Ni giới T.Ư do NT.Thích Nữ Nhật Khương – Ủy viên Thường trực HĐTS, Trưởng Phân ban làm trưởng đoàn đã thăm, cúng dường trường hạ tổ đình Bình Quang Ni tự, tỉnh Bình Thuận. Tại đây, đoàn mong chư Ni sẽ trung thành với lý tưởng xuất gia, sống chánh niệm tỉnh giác, phòng hộ sáu căn để xứng đáng là hậu duệ của Thánh Tổ Đàm Di. 

Trợ duyên sách mùa An cư – Tấm lòng người con Phật

Mùa an cư, khi hành giả phải nghiêm trì giới luật, tu học tại trường hạ, hạn chế tối đa việc đi lại thì cũng là lúc người dân và Phật tử thể hiện sự tín kính Tam Bảo, trợ duyên chư tôn đức tăng ni tu học nhiều nhất. Trong đó, việc ấn tống kinh sách được coi là đem lại nhiều giá trị.

Trung tâm Biên phiên dịch Tư liệu Phật giáo Quốc tế – Nhà sách Phật giáo Vĩnh Nghiêm được thành lập với mục đích hoằng dương Phật pháp thông qua việc sưu tầm, biên phiên dịch Kinh điển và các tác phẩm nghiên cứu Phật pháp chuyên sâu, Phật pháp ứng dụng để Pháp Bảo luôn trường tồn và lan tỏa tới muôn phương. Vì vậy, mỗi ấn bản đều đảm bảo chính xác về nội dung, chuẩn chỉnh về câu từ và đúng về bản quyền. Tác phẩm được ấn tống đều đặn đến các Chùa, trường học, bệnh viện, trại giam, và đặc biệt là các trường Phật học trên cả nước.

Trong 3 tháng qua, mỗi tháng nhà sách Vĩnh Nghiêm đã gửi sách tới 800 tăng ni sinh tại 11 trường Trung cấp Phật học. Và hôm nay, 160 Tăng ni sinh trường TCPH Hà Nội đã nhận sách gồm 160 cuốn Phật giáo và tư tưởng xã hội Trung hoa- theo chương trình sách cúng hàng tháng , 160 cuốn Lời cầu nguyện Phật quang do học viên lớp Con đường thành Phật phát tâm hỗ trợ việc học tập và nghiên cứu của quý tăng ni sinh.

Các tác phẩm được chau chuốt từ nội dung đến hình thức đã nhận được sự hoan hỉ đón nhận từ chư tăng ni sinh. Và việc hành giả ghi nhận những điểm mới, thú vị, bổ ích từ sách, chính là động lực để những người con Phật tiếp tục ấn tống vì sự tu học của tăng ni sinh, vì sự phát triển của Phật giáo nước nhà.

Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam chuẩn bị kỷ niệm 35 năm thành lập

Ngày 28/06, tại Thiền viện Vạn Hạnh (TP.HCM), Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tổ chức Hội nghị sơ kết công tác Phật sự 06 tháng đầu năm 2024 và triển khai nhiều Phật sự quan trọng dưới sự chủ toạ của HT. Thích Giác Toàn – Phó Chủ tịch HĐTS, Viện trưởng.

Sau khi báo sơ kết các Phật sự 6 tháng qua, chư tôn đức đã thảo luận và thống nhất tháng 10/2024, Viện sẽ tổ chức Hội thảo “Trưởng lão Hoà thượng Thích Minh Châu: Sứ mệnh và tầm nhìn” vào Hội thảo “Khám phá những liên kết lịch sử, tâm linh và văn hoá của Phật giáo giữa Ấn Độ và Việt Nam”. Cũng trong thời gian này, Viện trang trọng tổ chức lễ kỷ niệm 35 năm thành lập (1989 – 2024).

Liên quan đến tiến độ phiên dịch Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam, thời gian qua, Ban Biên tập đã hoàn thành 18 tập của các bộ kinh: Kinh Trường bộ, Trung bộ, Tương ưng, Tăng chi, Tiểu bộ. Thời gian tới, sẽ tập hợp các bản lẻ của hệ thống Kinh Bản Duyên và tiến hành ấn bản, đồng thời ấn hành bộ Niết Bàn.

Ấm áp những ngôi nhà nghĩa tình

Cùng với những phần quà, những bữa cơm ấm lòng, thì Phật giáo các địa phương còn chung tay xây dựng những cây cầu nhân ái, những ngôi nhà nghĩa tình để giúp người khó khăn an cư lạc nghiệp, sớm thoát nghèo, tự chủ trong cuộc sống. Và Phật giáo huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị là BTS hoàn thành tốt mục tiêu đó.

Theo báo cáo của BTS GHPGVN huyện Triệu Phong, tính từ năm 2016 đến nay, 17 căn nhà nghĩa tình đã được triển khai xây dựng. Bình quân mỗi căn nhà khoảng 60 triệu đồng. Tổng kinh phí ước hơn 1 tỷ đồng. Đây là con số vô cùng lớn đối với mảnh đất còn nhiều khó khăn này, thể hiện sự quyết tâm của những người đệ tử Phật trong việc kết nối các tấm lòng nhân ái vì mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, ASXH.

Mỗi căn nhà được xây dựng, chư tăng ni đều phải đến tận nơi, phối hợp với chính quyền địa phương khảo sát, nắm bắt thông tin. Nhờ vậy mà sự tin tưởng, góp sức của các nhà hảo tâm đều đến đúng người, đúng hoàn cảnh. Như tại huyện Triệu Ái, những ngôi nhà Từ Bi tại đây đã được chính quyền ghi nhận góp phần quan trọng, giúp địa phương thực hiện mục tiêu xóa nhà xuống cấp, tạm bợ.

Với hiệu quả đạt được trong thời gian qua, BTS GHPGVN huyện Triệu Phong sẽ còn tiếp tục nối dài những căn nhà nghĩa tình thời gian tới. Bởi đây cũng là cách khơi dậy tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái trong cộng đồng, giúp người nghèo được phát triển tốt hơn trong ánh sáng từ bi của Đức Phật.

Bố thí nội tài theo lời Phật dạy

Hiến mô tạng cứu người là nghĩa cử cao đẹp, thể hiện tinh thần từ bi, hỷ xả của Đạo Phật, đem lại quả lành vô lượng. Tuy nhiên, công tác vận động hiến mô tạng vẫn còn gặp nhiều khó khăn vì quan niệm chưa đúng, khiến cho nguồn tạng ngày càng khan hiếm.

Hiến mô tạng cứu người là nghĩa cử nhân văn, là một sự kết hợp giữa truyền thống văn hóa, đạo đức và tinh thần từ bi của Phật giáo, mang lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng. Theo triết lý Phật giáo, Bố thí là pháp tu nhằm nuôi dưỡng và phát triển tâm bồ đề, trở thành nền tảng căn bản của Bồ-tát đạo bao gồm: Tài thì, Pháp thí và Vô úy thí. Trong đó, tài thí gồm 2 loại: ngoại tài và nội tài. Nếu như bố thí ngoại tài muốn nói đến việc cho đi tài sản ngoài thân như tiền bạc, thực phẩm, áo quần, thuốc thang… thì bố thí nội tài lại mang một ý nghĩa cao cả tối thượng, khi cho đi một phần của cơ thể mình.

Trong kinh tạng, việc bố thí cứu người luôn được đề cao, đặt lên hàng đầu. Như trong Kinh Vô Lượng Thọ, Đức Phật dạy:

Nếu là phật tử, nên cúng dường những người tật bệnh như cúng dường Chư Phật không khác. Trong 8 món phước điền, phước thăm bệnh là đứng đầu.

Hay trong Kinh Luật Tứ Phần nêu rõ:

Cất 100 ngôi chùa, chẳng bằng cứu sống 1 người.

Và rõ ràng nhất, trong Tam tạng Thánh giáo, Bồ Tát Diệu Thiện và Thái tử Tu-xà-đề là những tấm gương dâng hiến một phần cơ thể của mình cho cha mẹ, cho chúng sinh.

Ngày nay, có thể khẳng định rằng tinh thần Từ Bi – Vô Ngã của đạo Phật đã trở thành nền tảng đạo đức quan trọng của dân tộc. Phật giáo không xa rời cuộc sống mà luôn phát huy tính nhập thế, đồng hành cùng dân tộc, nâng đỡ những hoàn cảnh và mảnh đời bất hạnh. Và việc hy sinh một phần thân thể của mình vì người khác là minh chứng rõ nét nhất của tinh thần vị tha, bác ái.

Cùng với đó, giáo lý nhân quả là một trong các nguyên lý cơ bản và quen thuộc của Phật giáo. Bất cứ ai gieo nhân tốt sẽ gặp quả ngọt, gieo nhân cao quý hiện tại thì sẽ hưởng được quả thiện lành mai sau. Người hiến mô, tạng mang lại sự sống và hạnh phúc cho người hữu duyên nên sẽ gặt hái quả phước tướng và có hạnh phúc về sau.

Đạo Phật không chú trọng về thể xác mà chú trọng về tâm. Tâm tốt, làm việc tốt thì con người sẽ đạt được sự giải thoát, từ bỏ sự chấp thủ vào thân xác. Khi đó, mỗi người sẽ hiểu được triết lý vô thường của mọi sự vật, nhìn nhận sự việc nhẹ nhàng, thanh thản; sẵn sàng hiến tạng để mạng lại hạnh lành vô lượng.

Có quan niệm cho rằng việc xâm phạm vào thể xác của người quá cố là  cấm kỵ. Tuy nhiên, đó là những quan niệm sai lầm. Bởi lẽ, không có cái chết nào với các hình thức thổ táng, hỏa táng, hoặc điểu táng mà thi thể có thể toàn thây đúng nghĩa. Sự toàn thây sau khi chết chỉ là tạm thời. Thân thể đều trở về cát bụi, không thể vĩnh viễn được.

Thời gian qua, nhận thức của người dân, Phật tử về việc hiến mô tạng ngày càng được nâng cao, thông qua nhiều hoạt động ý nghĩa của Phật giáo các địa phương. Chư tôn giáo phẩm TƯGH đã tiên phong, đăng ký hiến mô tạng, cơ thể người cho y học, lan tỏa nghĩa cử nhân văn trong cộng đồng.

Hưởng ứng lễ phát động đăng ký hiến mô, tạng cứu người của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính với thông điệp “cho đi là còn mãi”, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức ký kết phối hợp công tác với Hội vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam. Nội dung ký kết này là cơ sở để Ban Trị sự GHPGVN 63 tỉnh, thành phố vận động tăng ni, phật tử đăng ký hiến mô, tạng cứu người. Từ đó phát huy vai trò, uy tín, kêu gọi toàn thể tăng ni, phật tử và đồng bào hãy chung tay góp sức vào phong trào đăng ký hiến mô, tạng, bộ phận người đầy ý nghĩa và cao cả.

Hiến tặng mô, tạng là hành động cao cả, thể hiện tinh thần nhân ái, lòng vị tha và trách nhiệm đối với cộng đồng. Mỗi một mô, tạng được hiến tặng là một cuộc sống được hồi sinh, một gia đình được bảo v là một niềm hy vọng được nhen nhóm. Hiểu đúng về giáo lý đạo Phật về hạnh bố thí nội tài, giúp mỗi người hành theo lời dạy của Người, cho đi một phần cơ thể của mình để nhận được vô lượng phước báu, xây dựng cộng đồng từ bi, nhân ái.

Độc đáo mộc bản làng Thanh Liễu

Từng là trung tâm khắc in bản mộc của cả nước, kéo dài từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19, nghề in khắc gỗ mộc bản làng Thanh Liễu đã lưu giữ, in hàng nghìn bộ kinh sách, con dấu. Qua bao thăng trầm, hiện tuy chỉ còn vài hộ lưu giữ nghề truyền thống nhưng nỗ lực hồi sinh, phát triển nghề cổ truyền luôn được thế hệ con cháu nơi đây đau đáu thực hiện.

Nghề khắc in mộc bản xuất hiện ở làng Thanh Liễu từ thế kỷ thứ 15 sau khi được Thám hoa Lương Như Hộc vốn là người ở làng đi sứ Trung Quốc về truyền dạy. Đến bây giờ, sau hơn nửa thế kỷ, ông tổ làng nghề vẫn được nhân dân, con cháu tưởng nhớ thờ tại miếu Thanh Liễu. Làng nghề không chỉ nổi tiếng với kỹ thuật khắc mộc bản tinh xảo mà còn là nơi tạo ra nhiều ván in kinh mộc bản quý giá.

Nghề khắc mộc bản đòi hỏi sự công phu, tỉ mỉ, người thợ phải cẩn thận từng khâu, từ chọn gỗ đến khắc chữ, hòa và lăn mực đến in trên giấy để được bản in đẹp, sinh động nhất. Đây là nghề thủ công tập hợp nhiều nét tinh hoa, nhất là khắc chữ Hán Nôm. Nghệ nhân không chỉ cần khéo nghề mà còn phải thành thạo chữ Hán, hiểu luật viết, nhận dạng các chữ in ngược.

Nghề khắc in mộc bản với lịch sử hơn 500 năm đã để lại những di sản quý giá cho hậu thế, góp phần bảo lưu những giá trị văn hoá, nghệ thuật truyền thống cho nhân loại. Trải qua thăng trầm, người con của làng Thanh Liễu hôm nay vẫn trân trọng, giữ gìn và phát huy nghề tiền nhân để lại, tiếp tục tạo nên những tác phẩm độc đáo co mai sau.

Mời quý vị theo dõi chi tiết bản tin Bchannel – An Viên 24H ngày 29.06.2024:

 

Đón xem các thông tin, chương trình hấp dẫn khác của Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên trên kênh YouTube.

15 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024

Bản tin 24h 05/09/2024 10:47:37

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024

Bản tin 24h 05-09-2024 10:47:37

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Tầm quan trọng của giới luật với Tăng Ni trẻ; Nét đẹp ẩm thực chay nơi tự viện; Huy động nguồn lực nhân dân trong trùng tu di tích.
2635 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024

Bản tin 24h 04/09/2024 09:03:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024

Bản tin 24h 04-09-2024 09:03:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Lan tỏa pháp phục Phật giáo Việt Nam; Đẩy mạnh lưu trữ và nghiên cứu Phật giáo; Chắp cánh ước mơ.
1672 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024

Bản tin 24h 03/09/2024 09:00:30

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024

Bản tin 24h 03-09-2024 09:00:30

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Rực rỡ sắc màu Quốc khánh; Câu chuyện về tình yêu đất nước; CH Séc: TƯGH thăm hỏi Phật tử Việt Nam tại Teplice và Chomutov.
3744 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024

Bản tin 24h 02/09/2024 09:23:16

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024

Bản tin 24h 02-09-2024 09:23:16

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: TT-Huế: Trang nghiêm tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông; Thăm mái già lam “Che chở hồn dân tộc”; Gieo duyên Phật pháp đến bà con vùng cao.
2712 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024

Bản tin 24h 31/08/2024 11:01:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024

Bản tin 24h 31-08-2024 11:01:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày:  TT- Huế: Khai kinh cầu siêu nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông 2024; BTS GHPGVN Tỉnh Đồng Nai khánh tuế Đức Pháp chủ GHPGVN; Phật giáo chung tay hỗ trợ người dân sau lũ.
4649 lượt xem 0 Bình luận