Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.05.2024

31/05/2024 09:19:40 488 lượt xem

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.05.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Trường hạ tùng lâm Quán Sứ khai pháp An cư; Nét đẹp An cư các hạ trường miền Bắc;Phật giáo đóng góp xây dựng dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).

Hà Nội: Trường hạ Tùng lâm Quán Sứ khai pháp An cư

Sáng ngày 30/5 (nhằm 23/4 AL), tại Tùng lâm Quán Sứ, TP. Hà Nội đã trang nghiêm cử hành lễ khai pháp khóa An cư kiết hạ Phật lịch 2568.

Năm nay trường hạ Tùng Lâm Quán sứ có 25 vị Tăng và 8 vị Ni nhập hạ; cùng an cư trong ba tháng. Tại buổi lễ, chư Tăng, Ni lễ Phật, lễ Tổ, tác bạch cầu pháp của hiện tiền Tăng chúng, nhất tâm cung thỉnh Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu – UVTT HDCM, Phó Chủ tịch thường trực HĐTS làm ngôi Đường chủ hạ trường.

Trong không khí trang nghiêm, Hòa thượng Thích Gia Quang – Phó CT HDTS, Trưởng Ban TT-TT TƯGH có thời pháp đầu tiên, giảng bộ kinh Trường A hàm; sau đó, chư hành giả đọc bình văn và giảng giải ý nghĩa của kinh – theo truyền thống An cư miền Bắc.

Hà Nội: 18 trường hạ khai pháp khóa An cư 2024

Thực hiện kế hoạch An cư của BTS GHPGVN TP Hà Nội, cũng trong sáng ngày 30/5 (nhằm ngày 23/4 ÂL), 18 trường hạ đã đồng loạt khai pháp An cư kiết hạ PL.2568

Sáng nay ngày 30/5, 68 hành giả Tăng Ni các chùa trên địa bàn huyện Chương Mỹ về dự lễ khai pháp tại Hạ trường chùa Trăm Gian, nghe thuyết giảng nội dung bộ kinh Sám nguyện, tụng kinh A Di Đà. Tại buổi lễ, Thượng tọa Thích Đạo Phong, UV HĐTS, Phó ban – Chánh Thư ký BTS, Chánh Duy na hạ trường đã sách tấn chư Tăng Ni nỗ lực tu tập trong mùa an cư kiết hạ và ân cần hướng dẫn cho gần 600 hàng Phật tử tại gia. Cuối buổi lễ, Chư tôn đức tặng bằng tuyên dương công đức đến đại diện nhóm phật tử đã có nhiều đóng góp cho hạ trường những ngày đầu.

Cũng trong buổi sáng nay, tại Tổ đình Trung Hậu, TP. Hà Nội đã diễn ra lễ khai giảng khóa An cư kiết hạ 2024 cho 93 chư Tăng Ni thuộc hai huyện Mê Linh và huyện Đông Anh. Tại đây, chư Tôn đức trong Ban giảng sư đã đọc bình văn và Giảng giải về lời nói đầu hay còn gọi là bài tựa của bộ Sám Nguyện Yếu Giải.

Trong khi đó tại huyện Sóc Sơn – Hà Nội, chư tôn đức đã vân tập tại trường hạ chùa Vạn Phúc, bắt đầu 3 tháng an cư kiết hạ. Tại đây, chư Tôn đức Ban giảng sư động viên chư hành giả dành thời gian chiêm nghiệm lời Phật dạy mà tu học tinh tấn. Đồng thời sách tấn các Phật tử trở về trường hạ lễ Phật, nghe Pháp, hộ trì chư Tăng, giữ Tâm bồ đề kiên cố.

Nét đẹp An cư các hạ trường miền Bắc

Theo truyền thống an cư kiết hạ, trong điều kiện ở nước ta, với 3 miền Bắc -Trung – Nam, mỗi vùng miền đều có những nét đặc trưng riêng. Đối với truyền thống an cư tại miền Bắc có nhiều điểm nổi bật như: hậu an cư, an cư nhị bộ, bình văn, ăn mày công đức chư Tăng và hành đạo. Các sinh hoạt này vẫn được duy trì đến ngày nay.

Đây là một trong những thời khóa tu học truyền thống và cũng là nét đặc thù của Phật giáo miền bắc trong mùa an cư, hay còn là của nho gia cổ truyền Việt Nam. Trong Trường hạ, thường chư tôn đức Ban Duy na hoặc những vị có khả năng diễn thuyết là người đọc bình văn, với giọng điệu ngân nga, luyến láy, lưu loát, rõ ràng, từng câu từng chữ, câu cú dứt khoát mạch lạc, hiểu mạch văn… có như vậy người diễn nghĩa mới dịch thoát nghĩa. Sau đó được vị Đường Chủ hoặc vị Giảng sư dịch, diễn giải thoát nghĩa cũng như giảng giải tư tưởng, cùng đại chúng bàn luận trên tinh thần “kiến hòa đồng giải”.

Tại Phật giáo miền Bắc, chư Tổ giữ được truyền thống phát triển kinh tạng từ ngữ hệ Hán văn với mong muốn những người học Phật, những đệ tử xuất gia tiếp cận nội dung, tư tưởng của kinh Phật bằng Hán tự nhằm hiểu rõ, hiểu sâu sắc hơn. Các câu văn, câu kinh được đọc lên bằng các nghĩa ngữ giúp cho hành giả an cư nhớ lâu, nhớ kỹ lời phật dạy. Do đó, Phật giáo miền Bắc luôn duy trì hình thức giảng bằng Bình văn, giảng nghĩa từ xưa đến nay.

Nhắc đến an cư miền bắc không thể không nhắc đến Hậu an cư. Với quan điểm tăng, ni thời xưa là “dĩ nông vi thiền” tức là lấy việc cày cấy làm thiền. Làm ruộng không chỉ giúp người xuất gia tự túc về lương thực mà còn là sự tu hành trong khi làm. Thời gian giữa tháng tư vào mùa lúa nên thời an cư lùi lại chính là hậu an cư miền Bắc. Đây cũng là sự khác biệt thuận theo tự nhiên, hoàn cảnh cùng lối sống của các cụ từ thời xưa nay vẫn được duy trì.

Trước kia theo truyền thống an cư, chư Tăng Ni miền Bắc tập trung tại mỗi trú xứ riêng để tác pháp an cư, theo giới luật Đức Phật đã chế định. Nhưng đến khi đất nước Việt Nam được thống nhất sau năm 1945, chư Tăng Ni miền Bắc còn rất ít nên đã tập trung thành nhị bộ để an cư. Nét riêng đó vẫn được duy trì đến ngày nay. Khi an cư tập trung tại một hạ trường, chư hành giả Tăng Ni cùng tu học, duy trì quy củ thiền môn, các thời khóa tụng niệm hằng ngày và thực hiện nhau các công việc chấp tác theo phân công của trường hạ.

Một trong những nét đặc trưng của truyền thống an cư miền Bắc còn là hành đạo. Sau 3 tháng an cư kiết hạ, thúc liễm thân tâm, trau dồi tam vô lậu học, trước ngày Tự tứ, chư hành giả có 3 ngày hành đạo, tụng kinh, bái sám. Trong 3 ngày này, hành giả phải giữ cho thân, miệng, ý thanh tịnh, tha thiết phát lộ sám hối.

Trong trường hạ, giới luật rất nghiêm. Việc cấm túc an cư học kinh – luật – luận tại 1 chỗ trong 3 tháng đã giúp chư hành giả tăng trưởng công đức. Lễ hành đạo chính là dịp để hồi hướng phước lành cho khắp pháp giới chúng sinh được thêm phần lợi lạc, quốc thái dân an.

Thời gian, phong tục, tập quán cũng như thời tiết khác với 2 miền Trung – Nam; nhưng an cư kiết hạ miền Bắc vẫn không nằm ngoài giới luật Phật dạy. 3 tháng an cư là khoảng thời gian quý báu để chư hành giả chuyên tâm tu học, tô bồi nội lực cho tự thân, thúc liễm thân tâm, trau dồi Tam vô lậu học. Đây cũng là dịp để Tăng đoàn củng cố sau những tháng ngày hoạt động không mệt mỏi, từ đó hướng đến duy trì và củng cố mạng mạch của Phật pháp.

Lan tỏa di sản hát xoan Phú Thọ trên không gian mạng

Số hóa dữ liệu di sản văn hóa, đó là hướng đi của nhiều tỉnh thành nhằm gìn giữ, bảo tồn các giá trị ngàn đời của địa phương. Trong hành trình đó, dự án “Giới thiệu di sản âm nhạc hát Xoan” đã được các nghệ nhân tỉnh Phú Thọ thực hiện, phát hành trên nền tảng số. Chương trình góp phần gìn giữ và lan tỏa giá trị của di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO ghi danh này.

Đối dãy cách – thuộc trạng hát quả cách, đây là 1 trong những bài Xoan được các nghệ nhân phường Xoan Thét, xã Kim Đức, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ thực hiện, nằm trong Dự án “Giới thiệu di sản âm nhạc Hát xoan”. Nhân ngày Giỗ Tổ Hùng vương, dự án đã ra mắt trên kênh Youtube, đem đến cho công chúng các bài xoan chuẩn mực theo đúng lề lối xưa.

Ấp ủ ý tưởng từ lâu, nhưng đến đầu năm nay, dự án mới được nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long và các cộng sự bắt tay thực hiện. Các nghệ nhân được mời tham gia thuộc phường Xoan Thét, một trong 4 phường xoan gốc của Phú Thọ đang hoạt động. Đồng thời, dự án lựa chọn 13 bài chặng Quả cách để thu âm và ghi hình trong hàng trăm làn điệu Xoan cổ được lưu giữ.

Hát Xoan là di sản văn hóa phi vật thể quý báu của dân tộc. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên, trên không gian của công nghệ số như youtube, công chúng được biết đến trọn bộ 13 bài xoan chuẩn mực, theo đúng lề lối xưa, để thưởng thức hoặc khai thác làm tư liệu phục vụ công tác nghiên cứu hay các mục đích khác.

Nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long lâu nay được biết tới là người nặng lòng với di sản âm nhạc truyền thống. Anh đã góp phần lan tỏa hát Xẩm với công chúng yêu nhạc dân tộc. Và dự án về hát Xoan lần này trên kênh YouTube, được kỳ vọng lưu giữ nhiều bài Xoan chuẩn mực của các nghệ nhân uy tín.

Mời quý vị theo dõi chi tiết bản tin Bchannel – An Viên 24H ngày 30.05.2024:

Đón xem các thông tin, chương trình hấp dẫn khác của Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên trên kênh YouTube.

9 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024

Bản tin 24h 05/09/2024 10:47:37

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024

Bản tin 24h 05-09-2024 10:47:37

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Tầm quan trọng của giới luật với Tăng Ni trẻ; Nét đẹp ẩm thực chay nơi tự viện; Huy động nguồn lực nhân dân trong trùng tu di tích.
2620 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024

Bản tin 24h 04/09/2024 09:03:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024

Bản tin 24h 04-09-2024 09:03:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Lan tỏa pháp phục Phật giáo Việt Nam; Đẩy mạnh lưu trữ và nghiên cứu Phật giáo; Chắp cánh ước mơ.
1638 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024

Bản tin 24h 03/09/2024 09:00:30

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024

Bản tin 24h 03-09-2024 09:00:30

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Rực rỡ sắc màu Quốc khánh; Câu chuyện về tình yêu đất nước; CH Séc: TƯGH thăm hỏi Phật tử Việt Nam tại Teplice và Chomutov.
3729 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024

Bản tin 24h 02/09/2024 09:23:16

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024

Bản tin 24h 02-09-2024 09:23:16

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: TT-Huế: Trang nghiêm tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông; Thăm mái già lam “Che chở hồn dân tộc”; Gieo duyên Phật pháp đến bà con vùng cao.
2695 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024

Bản tin 24h 31/08/2024 11:01:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024

Bản tin 24h 31-08-2024 11:01:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày:  TT- Huế: Khai kinh cầu siêu nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông 2024; BTS GHPGVN Tỉnh Đồng Nai khánh tuế Đức Pháp chủ GHPGVN; Phật giáo chung tay hỗ trợ người dân sau lũ.
4634 lượt xem 0 Bình luận