Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024

31/08/2024 11:01:46 4592 lượt xem

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 30.08.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày:  TT- Huế: Khai kinh cầu siêu nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông 2024; BTS GHPGVN Tỉnh Đồng Nai khánh tuế Đức Pháp chủ GHPGVN; Phật giáo chung tay hỗ trợ người dân sau lũ.

 TT- Huế: Khai kinh cầu siêu nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông 2024

Sáng 30/8, TƯGH phối hợp cùng UB ATGT quốc gia, BTS GHPGVN tỉnh TT-Huế trang nghiêm khai kinh cầu siêu nạn nhân tử vong do Tai nạn giao thông 2024 cùng nhiều nghi thức tâm linh theo truyền thống Phật giáo.

Trước nghi thức khai kinh bạch Phật, Lễ Hưng tác thượng phan, Nghinh phan sơn – thủy đã được trang nghiêm diễn ra. Chư tôn Trưởng lão Hòa thượng chứng minh, Sám chủ, Sám chủ Bạt độ tiến hành lễ bạch Phật khai kinh – thỉnh Tiêu diện Đại sĩ – Đề vị – thỉnh chư hương linh an vị, tụng kinh thủy sám.

Đông đảo nhân dân Phật tử cũng đã có mặt để hiệp lực cùng Chư tôn đức, cung tiến chư hương linh, hồi hướng cho các nạn nhân tai nạn giao thông được vãng sinh. Trong khuôn khổ đại lễ, BTS GHPGVN tỉnh TT-Huế và các huyện thị đã dâng lễ cầu nguyện, tụng kinh Địa Tạng, đăng đàn chẩn tế cô hồn…               

BTS GHPGVN Tỉnh Đồng Nai khánh tuế Đức Pháp chủ GHPGVN

Ngày 29/8, đoàn Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Đồng Nai đã tới chùa Huê Nghiêm, Tp.Hồ Chí Minh, trang nghiêm đảnh lễ khánh tuế Đại lão Hoà thượng Thích Trí Quảng, Đức Pháp chủ GHPGVN.

Thay mặt đoàn, Thượng tọa Thích Huệ Khai – Ủy viên Thường trực HĐTS, Trưởng BTS dâng lời tác bạch, kính nguyện Đức Đại lão Hòa thượng pháp thể khinh an. Báo cáo về công tác Phật sự trong tỉnh, đoàn mong Đức Pháp chủ ban lời đạo từ, định hướng các kế hoạch trong tương lai.

Tri ân tình cảm của đoàn, Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng tin tưởng chư Tăng, Ni tỉnh Đồng Nai cố gắng nhiều hơn nữa đề hoàn thành tốt những công tác Phật sự, góp phần đưa đạo pháp luôn trường tồn cùng dân tộc.

Quảng Ninh: Đoàn ĐBQH tỉnh khảo sát việc bảo tồn Di sản Phật Giáo

Ngày 29/8, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh đã đến TP. Uông Bí, giám sát chuyên đề về thực hiện chính sách, pháp luật về bảo tồn di sản trên địa bàn. Cùng đi có Hòa thượng Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh.

TP. Uông Bí hiện có 31 di tích, trong đó Khu di tích và danh thắng Yên Tử, được đặc biệt quan tâm, liên tục tiến hành tôn tạo, chống xuống cấp. Tạo cơ sở để địa điểm trên được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

Sau buổi khảo sát, Đoàn đánh giá cao nỗ lực của thành phố, đề nghị ngành văn hóa tiếp tục nghiên cứu, triển khai các giải pháp mang tính tổng thể nhằm phát huy hơn nữa giá trị của di sản.

Ninh Bình: Triển khai Phật sự trọng tâm thời gian tới

Tại chùa Phúc Chỉnh, tỉnh Ninh Bình, chiều nay ngày 30/8, BTS GHPGVN tỉnh đã họp thường kỳ, triển khai Phật sự trọng tâm thời gian tới.

Tại phiên họp, chư tôn đức báo cáo các kết quả Phật sự thời gian qua. Nổi bật là tham dự Đại hội đại biểu MTTQVN tỉnh NK 2024-2029, nhiều chư tôn đức Phật giáo được hiệp thương vào trong khóa mới; lần đầu tổ chức Hội nghị sinh hoạt Giáo hội cho chư Tăng Ni toàn tỉnh. Thời gian tới, BTS tập trung chuẩn bị tổ chức Giới đàn năm 2024, tạ pháp khoá ACKH, làm việc BTS GHPGVN TP.Ninh Bình và huyện Hoa Lư sau khi hợp nhất.    

Đẩy mạnh việc thành lập Ban Quản Trị cơ sở tự viện

Gần 1 năm sau khi HĐTS ban hành Thông tư và Quy chế thành lập Ban Quản trị cơ sở tự viện, Phật giáo các tỉnh thành đang tích cực kiện toàn cấp hành chính thứ 4 của GHPGVN. Tại đây, nhiều địa phương triển khai thí điểm, làm mô hình học tập trên toàn địa bàn.

Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc thành lập Ban quản trị tự viện, thời gian qua, Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc đã kiện toàn 5 cơ sở gồm: chùa Thiên Ân, chùa Phù Nghì, Đại bảo tháp Mandala Tây Thiên, chùa Tây Thiên Thiền Tự và chùa Pháp Long Uyển Tự. Qua đó, giúp các tự viện thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc, tạo thuận lợi cho các hoạt động Phật sự trong tương lai.

Tín hiệu tích cực từ Vĩnh Phúc cũng là câu chuyện chung của nhiều địa phương, với sự đồng lòng, nhất trí của chư tôn đức Tăng, Ni. Điều này giúp các chùa có quyền hạn, trách nhiệm của tổ chức tôn giáo trực thuộc,  -có con dấu riêng, có thể được cấp pháp nhân phi thương mại, hoạt động phù hợp với Luật Tín ngưỡng Tôn giáo năm 2016 cùng các văn bản pháp quy có liên quan.

Hoạt động với tư cách của Tổ chức Tôn giáo trực thuộc, việc thành lập Ban Quản trị cơ sở tự viện từng bước cho thấy sự phù hợp với các văn bản pháp quy hiện hành như Luật Tín ngưỡng Tôn giáo, Luật Đất đai, Luật Dân sự. Qua đó tạo thuận lợi cho hoạt động Phật sự, giúp Giáo hội ngày càng phát triển, đồng hành cùng dân tộc.

San sẻ khó khăn với bà con vùng thiên tai

Sự biến đổi khí hậu, chuyển pha thời tiết đang khiến nhiều địa phương của nước ta hứng chịu những đợt mưa lớn, gây lũ quét, sạt lở đất, gây thiệt hại đáng kể về người và của. Cũng bởi thế, sự chung tay giúp đỡ bà con vùng thiên tai là điều mà toàn xã hội đang tích cực triển khai.

Những cơn mưa lớn, những trận lũ lụt… Đó là tình cảnh mà nhiều tỉnh, thành phía Bắc đang phải hứng chịu 3 tháng qua. Điều này đã khiến 1 số khu vực bị ngập lụt, sạt lở đất nghiêm trọng, gây thiệt hại về tính mạng và tài sản của người dân. Tính đến nay, thiên tai đã khiến hơn 100 người chết và mất tích, thiệt hại kinh tế hàng nghìn tỷ đồng.

Trước diễn biến của mưa lũ, các cơ quan ban ngành đã cử cán bộ, chiến sĩ phối hợp với chính quyền địa phương và các lực lượng khác khẩn trương hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả.

Không chỉ giúp đỡ, hỗ trợ khắc phục hậu quả mưa lũ tại các tuyến đường, các cơ quan ban ngành cũng đã đến thăm hỏi, động viên và gửi những phần quà nhỏ đến bà con.

Sự chung tay vào cuộc của toàn xã hội cùng chính quyền các cấp đã kịp thời san sẻ, giúp người dân vùng thiên tai vơi bớt khó khăn. Qua đó, tiếp sức bà con sớm vượt qua những mất mát để ổn định cuộc sống.

Phật giáo chung tay hỗ trợ người dân sau lũ

Chung tay cùng chính quyền khắc phục những khó khăn do mưa lũ gây ra, Phật giáo đã có nhiều hoạt động thiết thực, đồng hành hỗ trợ người dân vượt qua thiên tai. Nghĩa cử từ những người con Phật phần nào giúp bà con vơi đi nhọc nhằn, sớm ổn định và quay lại cuộc sống thường nhật.

Vượt chặng đường dài, qua nhiều đoạn sạt lở, đoàn chư tôn đức ban TTXH TƯGH đã có mặt tại xã Mường Chanh, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Đây là địa phương chịu thiệt hại nặng nề về nhà cửa, tài sản và  hoa màu từ trận mưa lũ xảy ra hồi cuối tháng 7.

Đến tận nơi thăm hỏi, động viên các gia đình bị cuốn trôi nhà cửa, đang sống tạm tại nhà văn hoá bản Ten Hịa, mới thực sự cảm nhận được sự khó khăn, thiếu thốn của người dân.

Thời tiết khắc nghiệt, vừa nắng gắt đã chuyển cơn giông. Mưa lũ đi qua để lại cho bà con tại các huyện Mai Sơn, Sông Mã, Thuận Châu và Bắc Yên sự hoang tàn, đổ nát. Nơi này chủ yếu là người đồng bào, cuộc sống đã khó khăn nay lại càng vất vả. Trước những mất mát, đoàn ban TTXH TƯGH đã kịp thời đến thăm và trao tận tay những món quà, hỗ trợ trước mắt để bà con vượt qua cái đói, cái lạnh sau lũ.

Trận mưa lũ vừa qua không chỉ ảnh hưởng đến người dân Sơn La mà còn gây thiệt hại to lớn về người và của tại tỉnh Điện Biên. Kể từ khi cơn lũ quét tràn về Mường Pồn vào rạng sáng 25/7 đến nay, người dân các bản Mường Pồn 1, bản Lĩnh, Tin Tốc, Huổi Ké vẫn chưa hết bàng hoàng, ám ảnh.

Đến tận nơi xảy ra trận lũ quét chứng kiến những gì còn sót lại, những người con Phật cảm thấy thật xót xa. Con đường gập ghềnh này dẫn vào nhà ông bà Lò Thị Tinh, bản Lĩnh, xã Mường Pồn. Trận lũ quét vừa qua đã cuốn trôi đi hết tài sản, hoa màu của gia đình. Ở độ tuổi gần đất xa trời, để bắt đầu gây dựng lại cuộc sống thật quá khó khăn với ông bà. Đến tận nơi thăm, chư tôn đức mong muốn có thể chia sẻ một chút khó khăn với gia đình.

Giờ đây, ở nơi đó, sau lũ lụt là bao nhọc nhằn vất vả để ổn định cuộc sống, là bao nhiêu nỗi lo canh cánh bên lòng nào là sách vở, quần áo cho con đến trường, lúa giống cho vụ mùa tới, thuốc men để phòng dịch bệnh, sửa chữa nhà, mua sắm vật dụng sinh hoạt hàng ngày. 20 căn nhà tình thương, 1000 phần quà với gạo, mì, nhu yếu phẩm và một chút tịnh tài là món quà ban TTXH TƯGH gửi tặng, động viên tinh thần để bà con bớt khó khăn hơn.

Có thể nói, giúp đỡ người dân lúc nguy khó mà Giáo hội các cấp đã thực hiện là hành động thiết thực, góp sức chung tay vì đồng bào vùng lũ, để vượt qua khó khăn, mang lại hình ảnh đẹp đậm nét “nhân văn” và tình người ấm áp.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo

Tư tưởng và di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là kim chỉ nam soi đường cho dân tộc trong hơn nửa thế kỷ qua. Ở đó, việc kết tập, đoàn kết các tôn giáo là nội dung quan trọng, tạo tiền đề cho sự phát triển của đất nước. Nhưng ít ai biết, ngay từ những ngày đầu đi theo lý tưởng cộng sản, Người đã hình thành tư duy luận cho quan điểm này.

Ngay sau khi xác định chủ nghĩa cộng sản là con đường duy nhất để giải phóng dân tộc, Nguyễn Ái Quốc đã tìm hiểu về các tôn giáo. Vào thời điểm đó tại châu Âu, dù có những tranh luận về mối quan hệ giữa chủ nghĩa cộng sản và tôn giáo nhưng Người đã xác định rõ quan điểm kết tập, củng cố khối đoàn kết các tôn giáo chính là con đường để giải phóng dân tộc.

Sau khi trở về nước lãnh đạo cuộc kháng chiến kiến quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thành lập Mặt trận Việt Minh để đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân, khuyến khích đóng góp quan trọng của chư tôn đức Tăng, Ni cùng quý chức sắc, chức việc các tôn giáo cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Tại đây, Bác luôn dành sự quan tâm và tình cảm đặc biệt với Phật giáo.

Trong cuốn sách về cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ghi rõ quan điểm cùng sự quan tâm của Người với các tôn giáo. Bác luôn tôn trọng nền tảng văn hóa, đạo đức tốt đẹp, nhân văn trong từng tôn giáo, để quý chức sắc, chức việc cùng đồng bào có đạo phát huy giá trị ấy trong thực tiễn. Đó là tiền đề để các tôn giáo xây dựng và phát triển đất nước.

Hình tượng Rồng trên bia Tiến sĩ

Nhắc đến Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu-Quốc Tử Giám, là nhắc đến 82 bia đá ghi danh 1.304 vị tiến sĩ của Việt Nam. Và để giúp công chúng hiểu hơn về giá trị di sản này, Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám tổ chức Trưng bày chuyên đề “Hình tượng rồng trên bia tiến sĩ”. Cũng từ đây, nhiều điều thú vị và ý nghĩa đã được mở ra.

Nhờ kỹ thuật rập thác bản, các nhà nghiên cứu tìm lại được các bài văn bia tiến sĩ chứa đựng nhiều thông tin hữu ích, phát hiện hàng loạt hoa văn, họa tiết tinh xảo. Trong đó, trên trán và diềm bia, hình tượng rồng luôn được dành vị trí hết sức trang trọng. Với tạo hình một đôi rồng chầu vào mặt trời có mây lửa bao quanh được cho là hình tượng tiêu biểu của nguồn sáng tri thức bất tận và nhiệt huyết mỗi nho sinh trên con đường phấn đấu thành tài.

Ở mỗi đợt dựng bia, hình tượng rồng được thể hiện theo phong cách khác nhau. Nếu như các đợt dựng bia năm 1653 thể hiện hình rồng theo hướng tả thực thì từ năm 1717 trở đi, hầu hết hình tượng rồng đều được tạo tác đa dạng, thoát ly khỏi khuôn mẫu thông thường, thậm chí có cả những phiên bản rồng hóa mây, rồng hóa lửa hay hóa cây lá.

 “Hình tượng rồng trên bia tiến sĩ” không chỉ giải mã hình tượng rồng, mà còn là dịp vinh danh nghệ nhân xưa với sự tài hoa và điêu luyện đã góp phần làm giàu thêm kho di sản văn hoá của dân tộc Việt.

Mời quý vị theo dõi chi tiết bản tin Bchannel – An Viên 24H ngày 30.08.2024:

Đón xem các thông tin, chương trình hấp dẫn khác của Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên trên kênh YouTube.

3 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024

Bản tin 24h 05/09/2024 10:47:37

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024

Bản tin 24h 05-09-2024 10:47:37

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 04.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Tầm quan trọng của giới luật với Tăng Ni trẻ; Nét đẹp ẩm thực chay nơi tự viện; Huy động nguồn lực nhân dân trong trùng tu di tích.
2545 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024

Bản tin 24h 04/09/2024 09:03:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024

Bản tin 24h 04-09-2024 09:03:46

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 03.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Lan tỏa pháp phục Phật giáo Việt Nam; Đẩy mạnh lưu trữ và nghiên cứu Phật giáo; Chắp cánh ước mơ.
1499 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024

Bản tin 24h 03/09/2024 09:00:30

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024

Bản tin 24h 03-09-2024 09:00:30

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 02.09.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Rực rỡ sắc màu Quốc khánh; Câu chuyện về tình yêu đất nước; CH Séc: TƯGH thăm hỏi Phật tử Việt Nam tại Teplice và Chomutov.
3674 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024

Bản tin 24h 02/09/2024 09:23:16

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024

Bản tin 24h 02-09-2024 09:23:16

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 31.08.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: TT-Huế: Trang nghiêm tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông; Thăm mái già lam “Che chở hồn dân tộc”; Gieo duyên Phật pháp đến bà con vùng cao.
2617 lượt xem 0 Bình luận

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 27.08.2024

Bản tin 24h 28/08/2024 08:37:31

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 27.08.2024

Bản tin 24h 28-08-2024 08:37:31

Bản tin Bchannel – An Viên 24H 27.08.2024 cùng một số nội dung chính đáng chú ý trong ngày: Điện Biên: Ban TTXH TƯGH làm việc với UB MTTQVN tỉnh; Nét đẹp xuất gia báo hiếu của đồng bào Khmer; Lễ Vu Lan nơi xa xứ.
24153 lượt xem 0 Bình luận