Nghi thức tụng Kinh Dược Sư tại nhà giải trừ bệnh tật

05/12/2023 11:52:35 2371 lượt xem

Kinh Dược Sư được biết đến với tên gọi là Dược Sư Như Lai Bổn Nguyện Công Đức được nhiều Phật tử trì tụng hàng ngày để cầu bình an, giải trừ bệnh tật, tiêu tai nghiệp chướng. Dưới đây là nghi thức tụng Kinh Dược Sư tại nhà đầy đủ và chi tiết, mời Quý vị tham khảo.

Kinh Dược Sư có tên gọi đầy đủ là Dược Sư Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh được dịch từ bản chữ Hán của ngài Huyền Trang. Bản dịch này được sử dụng phổ biến. 

Kết cấu Kinh Dược Sư gồm 17 phần, mỗi phần mang một tiêu đề liên hệ đến các phương diện khác nhau của pháp trị liệu khổ đau vật chất và khổ đau tinh thần. Bởi vậy, khi thức hành theo lời Đức Phật dạy trong Kinh Dược Sư chính là phương pháp giúp chúng ta tiêu bớt phiền não, khổ đau, giảm ác nghiệp, tăng trưởng thiện nghiệp. 

Nghi thức tụng Kinh Dược Sư

Đọc các Chú ban đầu

(Thắp đèn đốt hương, đứng ngay ngắn, chắp tay ngang ngực, chủ lễ mật niệm)

CHÚ TỊNH PHÁP GIỚI

Án lam xóa ha  (3 lần)

CHÚ TỊNH TAM NGHIỆP

Án ta phạ bà phạ,

truật đà ta phạ,

đạt mạ ta phạ,

bà phạ truật độ hám. (3 lần)

(Quỳ ngay thẳng, cầm 3 cây hương dâng ngang trán, chủ lễ niệm)

CÚNG HƯƠNG

Giới hương, Định Hương, dữ Huệ hương

Giải thoát, Giải thoát tri kiến hương

Sáng ngời, chiếu khắp mười phương.

Hiện tiền Tam Bảo, năm Hương cúng dường.

Nam Mô Hương Cúng Dường Bồ Tát Ma Ha Tát.  (3 lần, 1 tiếng chuông xá 1 xá)

CẦU NGUYỆN

Hôm nay, đệ tử chúng con,phụng trì di giáo Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật,trì tụng Dược Sư Kinh Chú, xưng tán Hồng Danh,tu hành công đức, ngưỡng nguyện mười phương Tam Bảo,từ bi gia hộ tên họ……………….đương đời phiền não dứt sạch, nghiệp chướng tiêu trừ,thường được an lành, xa lìa khổ ách,cùng hết thảy chúng sanh,một thời đồng chứng Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.(1 tiếng chuông, xá 1 xá)

KHEN NGỢI PHẬT

Đấng Pháp Vương vô thượng

Ba cõi chẳng ai bằng

Thầy dạy khắp trời, người

Cha lành chung bốn loài

Quy y tròn một niệm

Dứt sạch nghiệp ba kỳ

Xưng dương cùng tán thán

Ức kiếp không cùng tận.  (1 tiếng chuông, xá 1 xá)

QUÁN TƯỞNG PHẬT

Phật, chúng sanh tánh thường rỗng lặng

Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn

Lưới đế châu ví đạo tràng

Mười phương Phật bảo hào quang sáng ngời

Trước bảo tọa thân con ảnh hiện

Cúi đầu xin thệ nguyện quy y.  (1 tiếng chuông, xá 1 xá)

ĐẢNH LỄ

Chí tâm đảnh lễ:

Nam Mô tận hư không biến pháp giới quá, hiện, vị lai thập phương chư Phật,

Tôn Pháp Hiền Thánh Tăng thường trụ Tam Bảo. (1 tiếng chuông, lạy 1 lạy)

Chí tâm đảnh lễ:

Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát,

Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát,Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát.

 (1 tiếng chuông, lạy 1 lạy)

Chí tâm đảnh lễ:

Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật,

Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát,Đại Thế Chí Bồ Tát ,Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát,Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát.

 (1 tiếng chuông, lạy 1 lạy)

TÁN DƯƠNG CHI

Cành dương nước tịnh nhiệm mầu

Rưới tắt muôn vàn cảnh khổ đau

Chư Thiên mát mẻ, tâm thanh tịnh

Nhân thế vui tươi, cảnh an nhàn

Cam lồ rưới khắp trần gian

Lửa sân dứt sạch, sen vàng nở hoa.

Nam Mô Thanh Lương Địa Bồ Tát. (3 lần, 1 tiếng chuông)

CHÚ ĐẠI BI

NAM MÔ ĐẠI BI HỘI THƯỢNG PHẬT BỒ TÁT (3 lần, 1 tiếng chuông)

Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại  Đại Bi Tâm Đà La Ni.

Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da.

Nam mô a rị da, bà lô kiết đế thước bát ra da,bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da.

Án, tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa.

Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da,

bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà.

Nam mô na ra cẩn trì, hê rị ma ha bàn đa sa mế,

tát bà a tha đậu thâu bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa,

na ma bà dà, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha.

Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị,

ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà,

ma ra ma ra, ma hê ma hê rị đà dựng,

cu lô cu lô kiết mông, độ lô độ lô phạt xà da đế,

ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra,địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra.

Mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê,

thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi,

phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da,

hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị,

ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô,

bồ đề dạ bồ đề dạ, bồ đà dạ bồ đà dạ,

di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắc ni na,

ba dạ ma na, ta bà ha.Tất đà dạ, ta bà ha.

Ma ha tất đà dạ, ta bà ha.Tất đà du nghệ, thất bàn ra dạ, ta bà ha.

Na ra cẩn trì, ta bà ha.

Ma ra na ra, ta bà ha.

Tất ra tăng a mục khê da, ta bà ha.

Ta bà ma ha a tất đà dạ, ta bà ha.

Giả kiết ra a tất đà dạ, ta bà ha.

Ba đà ma kiết tất đà dạ, ta bà ha.

Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ, ta bà ha.

Ma bà lị thắng yết ra dạ, ta bà ha.

Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da.

Nam mô a rị da, bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ, ta bà ha.

Án tất điện đô, mạn đa ra, bạt đà dạ, ta bà ha. (1 tiếng chuông)

KỆ KHAI KINH

Thăm thẳm cao siêu

Pháp nhiệm mầu

Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu,

Con nay nghe thấy chuyện trì niệm,

Nguyện tỏ Như Lai nghĩa nhiệm mầu.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.  (3 lần, 1 tiếng chuông)

=> vào Chính Kinh, đọc xong Chính Kinh đọc tiếp đoạn dưới đây:

DƯỢC SƯ QUÁN ĐẢNH CHƠN NGÔN

Nam mô bạt già phạt đế bệ sát xả, lủ rô thích lưu ly bác lặt bà hắc ra xà giả. Đát tha yết đa gia a ra ha đế tam miệu tam bột đà gia đát điệt tha. Án bệ sát thệ, bệ sát thệ, bệ sát xả, tam một yết đế tóa ha. (3 lần)

Giải kiết, giải kiết, giải oan kiết

Nghiệp chướng bao đời đều giải hết

Rửa sạch lòng trần phát tâm thành kính

Đối trước Phật đài, cầu xin giải kiết

Dược Sư Phật, Dược Sư Phật

Tiêu tai diên thọ Dược Sư Phật

Tùy tâm mãn nguyện Dược Sư Phật.

DƯỢC SƯ TÁN

Hải hội Dược Sư, sáng rực thần quang, tám vị Bồ-tát giáng cát tường, bảy vị Phật tuyên dương, nhật nguyệt hồi quang, ban phúc thọ an khang.

Dược Sư Phật, Dược Sư Phật.

Tiêu tai diên thọ Dược Sư Phật.

Mười Hai Đại Tướng Dược Xoa

Giúp Phật tuyên dương

Chỉ ngũ sắc kết thành tên

Cầu nguyện được chu viên

Rửa sạch oan khiên

Phúc thọ khang vẹn tuyền:

Mười hai nguyện lớn

Giáo chủ Đông Phương

Bốn chín đèn soi sáng đàn tràng

Bảy bảy đức chơn thường

Lễ bái tán dương

Hết tai nạn được thọ trường.

Nam mô Dược Sư Hải Hội Phật Bồ Tát.

Nam Mô Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật

Nam Mô Nhật Quang Biến Chiếu Bồ Tát

Nam Mô Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát

Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát.

KINH BÁT NHÃ BA LA MẬT

Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhứt thiết khổ ách.

Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởng hành thức diệc phục như thị.

Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm.

Thị cố không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức.

Vô nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, vô sắc thanh hương vị xúc pháp, vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới.

Vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận.

Vô khổ, tập, diệt, đạo.

Vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố.

Bồ đề tát đỏa y Bát nhã Ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết bàn.

Tam thế chư Phật, y Bát nhã Ba la mật đa cố, đắc A nậu đa la Tam miệu Tam bồ đề.

Cố tri Bát nhã Ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư.

Cố thuyết Bát nhã Ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết:

Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.

Thần Chú Vãng Sanh

Nam-mô a di đa bà dạ

Đa tha dà đa dạ

Đa địa dạ tha.

A di rị đô bà tỳ

A di rị đa tất đam bà tỳ

A di rị đa tì ca lan đế

A di rị đa, tì ca lan đa

Dà di nị dà dà na

Chỉ đa ca lệ ta bà ha.

Tán Phật

A-Di-Đà Phật thân kim sắc

Tướng hảo quang-minh vô đẳng-luân

Bạch hào uyển-chuyển ngũ tu-di

Cám mục trừng thanh tứ đại hải.

Quang trung hóa Phật vô số ức,

Hóa Bồ-tát chúng diệc vô-biên

Tứ thập bát nguyện độ chúng-sanh

Cửu phẩm hàm linh đăng bỉ ngạn.

Nam-mô Tây-phương Cực-lạc thế-giới đại-từ đại-bi A-Di-Đà Phật.

Nam-mô A-Di-Đà Phật. (Niệm nhiều ít tùy ý)

Nam-mô Đại-bi Quán-thế-âm Bồ-tát. (3 lần)

Nam-mô Đại-Thế-Chí Bồ-tát. (3 lần)

Nam-mô Địa-Tạng Vương Bồ-tát. (3 lần)

Nam-mô Thanh-tịnh Đại-Hải chúng Bồ-tát. (3 lần)

SÁM DƯỢC SƯ

Cúi đầu sám lễ Dược Sư,

Nguyện cho bá tánh tiêu trừ nạn tai.

Lại cầu Quan Âm Như Lai,

Tầm thinh cứu khổ hàng ngày chúng sanh.

Cõi đời tật bịnh tử sanh,

Mỗi ngày nguy hiểm đấu tranh đủ điều.

Sáng ra từ sớm đến chiều,

Biết bao tai nạn rất nhiều tử sanh.

Thấy đời liệt liệt oanh oanh,

Miếng mồi phú quí công danh tạo thành.

Nguyện Ngài đức cả tầm thanh,

Cầu xin cứu khổ ban lành nhân dân.

Chúng con lễ bái Quan Âm,

Xót thương cứu độ từ tâm biển trần.

Tay cầm dương liễu ân cần,

Cùng bình tịnh thủy rưới dân cam lồ.

Cúi đầu sanh tử mơ hồ,

Phù du cõi tạm cơ đồ lửa thiêu.

Hằng ngày tai nạn rất nhiều,

Cầu Ngài cứu khổ mơi chiều hóa thân.

Độ đời bá tánh vạn dân,

Khắp cùng pháp giới trọn phần an vui.

Cha sanh con thảo dưỡng nuôi,

Mẹ hiền đức độ khiến xui làm lành.

Nhà nhà an lạc tịnh thanh,

Bốn mùa tám huyết hóa sanh thuận hòa.

Nhân dân lạc nghiệp âu ca,

Hòa bình thế giới quốc gia an lành.

Tránh điều quả báo sát sanh,

Tìm đường Đạo đức cha lành Thích Ca.

Tụng kinh niệm Phật Di Đà,

Cầu cho bá tánh toàn gia an lành.

Hiện tiền phước quả viên thành,

Khắp cả nam nữ tâm sanh hiền từ.

Mỗi người tật bịnh tiêu trừ,

Noi theo chánh pháp Bổn sư tu hành.

Chúng con lễ bái chí thành,

Nguyện mau ra khỏi tử sanh luân hồi.

Cõi đời khổ não lắm thôi,

Quyết lòng theo Phật về ngôi sen vàng…!

Nam Mô Tịnh Độ Lạc Bang

Dắt dìu đệ tử Tây Phang mau về.

HỒI HƯỚNG

Phúng Kinh công đức thù thắng hạnh.

Vô biên thắng phước giai hồi hướng

Phổ nguyện pháp giới chư chúng-sanh.

Tốc vãng Vô Lượng Quang Phật sát

Nguyện tiêu tam chướng trừ phiền não.

Nguyện đắc trí huệ chơn minh liễu

Phổ nguyện tội chướng tất tiêu trừ.

Thế thế thường hành Bồ-tát đạo

Nguyện sanh Tây-phương Tịnh độ trung.

Cửu phẩm liên hoa vi phụ mẫu

Hoa khai kiến Phật ngộ Vô sanh.

Bất thối Bồ-tát vi bạn lữ

Nguyện dĩ thử công đức.

Phổ cập ư nhất thiết

Ngã đẳng dữ chúng-sanh.

Giai cộng thành Phật đạo.

PHỤC NGUYỆN

Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật tác đại chứng minh.  (1 tiếng chuông)

Hôm nay, chúng con một dạ chí thành,trì tụng Dược Sư Kinh, Chú, niệm Phật công đức,cầu nguyện cho Phật tửTên:………………………Pháp danh:…………………..đương đời phiền não dứt sạch, nghiệp chướng tiêu tan,tật bịnh bình an, thân tâm thường lạc,gia đình thịnh đạt, hưởng cảnh an nhàn,thiên thượng nhân gian, đều trọn thành Phật quả.  (1 tiếng chuông)

(Đồng niệm)Nam Mô A Di Đà Phật.

TAM QUY

Con nương theo Phật, cầu cho chúng sanh. Tin chắc Đạo cả, phát lòng vô thượng.  (1 tiếng chuông, lạy 1 lạy)

Con nương theo Pháp, cầu cho chúng sanh. Thấu rõ kinh tạng, trí huệ như biển.  (1 tiếng chuông, lạy 1 lạy)

Con nương theo Tăng, cầu cho chúng sanh. Kính tín hòa hợp, tất cả không ngại.  (1 tiếng chuông, lạy 1 lạy).

Cách tụng Kinh Dược Sư tại nhà

Tụng kinh tại nhà cũng là một trong những phương pháp tu tập đem lại công đức vô lượng, vô biên. Tuy nhiên cần phải có sự hiểu biết để thực hiện tại nhà đúng cách đạt được trọn vẹn ý nghĩa. Trước khi phát nguyện tụng Kinh Dược Sư tại nhà, bạn cần phải tắm rửa sạch sẽ, súc miệng thơm tho, y phục trang nghiêm, nên chọn đồ lam hoặc áo tràng dài để mặc trong quá trình tụng niệm. Tư thế ngồi hoặc đứng phải ngay thẳng, khi quỳ phải đoan nghiêm. Khi tụng niệm tròn vành, rõ chữ, không nên đọc to qua mà đọc với âm thanh vừa đủ nghe, điều quan trọng chính là dùng tâm để cảm nhận. Khi lời tụng và tâm tư hợp nhất thì bài kinh mới có tác dụng.

Tụng Kinh Dược Sư là một nghi thức tâm linh quan trọng trong Phật giáo, giúp cầu bình an, sức khỏe, giải trừ bệnh tật cho bản thân và gia đình. Dưới đây là hướng dẫn cách tụng Kinh Dược Sư:

Tụng Kinh Dược Sư không chỉ giúp tích lũy công đức, hóa giải nghiệp chướng mà còn mang lại sự bình an cho bản thân và gia đình. Để việc đọc kinh đạt hiệu quả, cần thực hiện đúng theo các hướng dẫn sau:

Chuẩn Bị Trước Khi Tụng Kinh

Trước khi tụng kinh, cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ, mặc y phục trang nghiêm, thể hiện sự tôn kính đối với Phật pháp.

Chuẩn Bị Không Gian Và Đồ Dùng Cần Thiết

  • Nến: Tượng trưng cho ánh sáng trí tuệ, giúp xua tan vô minh.
  • Nhang: Kết nối tâm linh giữa Phật tử và chư Phật, Bồ-tát, đồng thời giúp tâm lắng đọng, tập trung hơn.
  • Nước sạch: Biểu trưng cho tâm thanh tịnh, trong sáng, thể hiện lòng chân thành.
  • Kệ hoặc bàn đọc kinh: Giúp tạo không gian trang nghiêm, hỗ trợ sự tập trung.
  • Bàn thờ Phật: Là nơi tôn kính để tri ân và hướng tâm tu tập theo giáo lý nhà Phật.

Lưu ý: Nếu hoàn cảnh không cho phép, Phật tử có thể tụng kinh mà không cần đầy đủ các vật phẩm trên. Quan trọng nhất vẫn là tâm thành kính và giữ gìn giới luật.

Tiến Hành Nghi Lễ Tụng Kinh

  • Dọn dẹp không gian sạch sẽ, thắp nhang, nến, dâng nước sạch với lòng thành.
  • Ngồi ngay ngắn, giữ tâm thanh tịnh, đọc lời phát nguyện trước khi tụng kinh.
  • Giữ thân đoan nghiêm, đọc kinh với âm thanh vừa đủ, chú tâm vào từng lời kinh để lĩnh hội trọn vẹn ý nghĩa.

Kết Thúc Và Hồi Hướng Công Đức

Sau khi tụng kinh, nên hồi hướng công đức cho chúng sinh, cầu nguyện bình an và trí tuệ. Cuối cùng, dọn dẹp không gian và tiếp tục giữ tâm thanh tịnh sau nghi lễ.

Lưu ý: Trong Kinh Dược Sư, Đức Phật thường nhắc đến “Thiện nam – Thiện nữ”, đây là những người đã giữ trọn Ngũ giới và hành Thập Thiện Nghiệp. Do đó, nếu muốn đạt được lợi ích tối đa từ việc tụng kinh, chúng ta nên thực hành các hạnh lành trong đời sống hằng ngày.

Tụng Kinh Dược Sư không chỉ mang lại sự hòa thuận, bình an cho gia đình mà còn giúp chuyển hóa nghiệp chướng, tạo duyên lành để hướng dẫn người thân nương tựa Phật pháp. Điều quan trọng nhất vẫn là sự chân thành, tinh tấn và ứng dụng lời dạy của kinh vào cuộc sống.

Quy trình tụng kinh

  • Bước 1: Đảnh lễ Tam Bảo.
  • Bước 2: Châm nến, nhang.
  • Bước 3: Cung thỉnh chư Phật, Bồ Tát, chư Hiền Thánh.
  • Bước 4: Tụng bài kệ sám hối.
  • Bước 5: Tụng Kinh Dược Sư theo thứ tự.
  • Bước 6: Tụng bài kệ hồi hướng.
  • Bước 7: Cảm ơn Tam Bảo đã gia hộ.

Lưu ý

  • Nên tụng kinh với tâm thanh tịnh, thành tâm.
  • Có thể tụng kinh một mình hoặc tham gia tụng kinh tập thể tại các chùa chiền.
  • Nếu không hiểu rõ nghĩa kinh, có thể tham khảo thêm các tài liệu giải thích.
  • Sau khi tụng kinh, nên dành thời gian để quán niệm về những lời kinh đã tụng.

Dù bạn là nam hay nữ, già hay trẻ đều có thể phát nguyện tụng trì Kinh Dược Sư tại nhà. Nhưng cần lưu ý, trì tụng thôi chưa đủ cần phải thực hành ngay trong đời sống của mình bằng những hành động nhỏ nhất. Nếu trì tụng cho qua thì không khác nào “cưỡi ngựa, xem hoa” không những chẳng thu được lợi lạc mà còn mất thời gian. 

tụng kinh dược sư tại nhà

Không gian tụng trì cũng phải là nơi trang nghiêm trong gia đình, ban thờ Phật và gia tiên là nơi tụng trì phù hợp nhất trong gia đình. Trước khi lên khoá tụng trì cần phải dọn dẹp sạch sẽ ban thờ, hương hoa và mâm quả tươi mới. 

Ánh sáng của Phật Dược Sư được ví như “Trong ngoài sáng suốt, tinh sạch hoàn toàn không có chút nhơ bẩn, ánh quang minh chói lọi khắp nơi”. Chính vì thế khi tụng trì Kinh Dược Sư sẽ phá tan những tăm tối vô minh, dứt mọi đường mê, dẫn đường cho chúng ta tìm đến bến bờ giải thoát và giác ngộ.

Để sở nguyện tùy tâm, cát tường như ý khi chúng ta khơi dậy các dược chất tinh thần và tâm linh trong tâm của chúng ta, khơi dậy được Phật tính vốn có thì đây chính là phương pháp trị liệu tâm bệnh hữu hiệu và thiết thực. 

Phương pháp này sẽ giúp tâm bình an, sức khoẻ, sống thọ khi bản thân biết trang nghiêm, thực hành giới luật và lòng từ bi thông qua việc bố thí, phóng sinh cho những người nghèo khổ. Biết cúng dường tứ sự đến chư Tăng,…đây là những tiền đề cơ sở từ kinh điển. Những kết quả này sẽ giúp ta gieo những hạt mầm thiện lành và gặt lại những quả ngọt. 

Xem thêm: Cách chép Kinh Dược Sư Lưu Ly chuẩn

Tụng Kinh Dược Sư thế nào cho đúng?

Hình thức đọc Kinh Dược Sư

Khi tụng Kinh Dược Sư, cần đọc một cách rõ ràng, tập trung vào từng lời kinh. Người tụng nên đọc với lòng tôn kính và ý thức học hỏi, hiểu rõ ý nghĩa của kinh để áp dụng vào cuộc sống. Nếu có thời gian, hãy tụng toàn bộ kinh, còn không đủ thời gian thì có thể tụng từng phẩm theo khả năng.

Phối hợp tu hành cùng đọc Kinh

Kinh điển là lời Phật dạy, giúp hành giả có được trí tuệ và phương pháp sống đúng đắn. Tuy nhiên, việc chỉ tụng kinh mà không thực hành những đức hạnh căn bản như Ngũ Giới, và Thập Thiện Nghiệp, Tịnh Nghiệp Tam Phước sẽ thiếu đi nền tảng đạo đức, khiến công đức tụng kinh không được trọn vẹn. Phối hợp các yếu tố này là cách để biến lời kinh thành hành động, giúp sự tu tập đi vào thực tế.

Vai trò của việc đọc kinh song song với thực hành

  • Tụng kinh là phương tiện: Giúp hành giả hiểu rõ hơn về giáo lý Phật dạy, tăng trưởng trí tuệ, và tạo nên môi trường tâm linh tốt lành.
  • Ngũ Giới, Thập Thiện Nghiệp, Tịnh Nghiệp Tam Phước là nền tảng: Đây là cơ sở để chuyển hóa, giúp hành giả có đủ đức hạnh để thấm nhuần và thực hiện lời kinh trong đời sống.
  • Kết hợp lý tưởng: Tụng kinh mà không thực hành thì chỉ là đọc suông, không tạo được công đức bền vững. Ngược lại, thực hành mà không hiểu rõ giáo lý từ kinh điển sẽ dễ rơi vào sai lầm hoặc lệch hướng.

Phối hợp trong thực hành

Ngũ Giới

  • Ngũ Giới là năm nguyên tắc đạo đức căn bản (không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không rượu).
  • Trước khi tụng kinh, hãy kiểm soát thân, khẩu, ý theo Ngũ Giới để chuẩn bị một tâm hồn thanh tịnh.
  • Khi tụng kinh, giữ gìn giới luật để lời kinh trở nên hiệu quả và sâu sắc hơn.
  • Sau khi tụng kinh, chiêm nghiệm lại những lời dạy trong kinh để tăng cường ý chí thực hành Ngũ Giới trong cuộc sống hằng ngày.

Thập Thiện Nghiệp

  • Thập Thiện Nghiệp là con đường tu tập mười điều lành (tránh sát sinh, trộm cắp, tà hạnh; không nói dối, nói lời ác, nói thêu dệt, nói chia rẽ; và giữ tâm không tham, sân, si).
  • Trước khi tụng kinh, hãy phát nguyện giữ mười điều lành, loại bỏ các hành vi bất thiện.
  • Khi tụng kinh, quán chiếu lời kinh để thấy rõ hơn những lỗi lầm của mình và phương pháp chuyển hóa chúng.
  • Sau khi tụng kinh, ứng dụng Thập Thiện Nghiệp trong từng hành động, lời nói, và suy nghĩ, biến lời kinh thành sự thực hành cụ thể.

Tịnh Nghiệp Tam Phước

  • Trước khi tụng kinh, hãy thực hành Phước thứ nhất: Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng, từ tâm, và tu Thập Thiện Nghiệp. Đây là nền tảng của đời sống đạo đức quan trọng..
  • Trong quá trình tụng kinh, thực hành Phước thứ hai: Quy y Tam Bảo, giữ giới, và không phạm oai nghi. Điều này giúp việc tụng kinh được trang nghiêm và đúng pháp.
  • Sau khi tụng kinh, phát tâm Bồ Đề, hồi hướng công đức đến tất cả chúng sinh. Đây là Phước thứ ba, giúp tăng trưởng phước báu và lòng từ bi.

Lưu ý: Nếu chưa giữ giới được ngay thì tuỳ theo mức độ – hoàn cảnh mà giữ giới, tăng tiến dần dần – trong quá trình đó nên đọc tụng Kinh hằng ngày.

Tụng Kinh Dược Sư tại nhà tác dụng gì?

Đức Phật Dược Sư được biết đến với tên gọi khác là Dược Sư Như Lai hay Dược Sư Lưu Ly Quang. Dược Sư trong nghĩa đen là nhà thuốc chữa bệnh, Lưu Ly là một loại đá quý xanh trong suốt. Quang nghĩa là ánh sáng. Do đó, danh hiệu Dược Sư Lưu Ly Quang mang ý nghĩa là nhà thuốc chữa bệnh, ánh sáng như đá quý lưu ly. 

tụng kinh dược sư tại nhà (2)

Dược Sư Như Lai có khả năng chữa bệnh do tâm lý gây ra, giúp cho người bệnh thoát khỏi khổ đau, sự sinh tử. Khi trì tụng Kinh Dược Sư tại nhà con người ta sẽ cảm nhận được ánh sáng dẫn đường cho chúng ta thoát ra khỏi sự khổ đau bởi trí tuệ trong suốt như đá quý Lưu Ly điều này giúp cho tâm hồn trở nên rộng mở, sống từ bi, yêu thương mọi người xung quanh. 

Xem thêm: Chú Dược Sư là gì? Ý nghĩa, lợi ích và các bước trì tụng

Ý nghĩa tụng kinh Dược Sư tại nhà

Ý nghĩa Bổn nguyện của Dược Sư Như Lai chính là trị các bệnh phiền não về thân, tâm của chúng sinh. Cứu độ chúng sinh thoát ra khổ đau. Vì Dược Sư có bổn nguyện thanh tịnh như ánh sáng trong suốt, thanh tịnh như đá quý lưu ly.

Phật Dược Sư thấu hiểu và thông suốt tất cả y dược của thế gian và xuất thế gian, ngài có khả năng chữa bệnh khổ cho chúng sinh, những điên đảo vọng tưởng do “Tham – Sân – Si – Phiền não” gây ra giúp ta tìm ra con đường giác ngộ và giải thoát cho chính mình khỏi những khổ đau ấy.

tụng kinh dược sư tại nhà (3)

Nhờ vào ánh sáng của Lưu ly mà ta thoát khỏi con đường tăm tối, đem tới lợi lạc và diệt tất cả những bệnh khổ trong tâm mà an nhiên, thanh thản rời bỏ cuộc sống tìm về với Tây Phương Cực Lạc nơi không tồn tại phiền não và khổ đau. 

Bên cạnh đó, nhờ trì tụng Kinh Dược Sư mà tấm lòng mở rộng, không còn tham lam, ích kỷ mà biết chia sẻ, sống hoà đồng, thực hành hạnh lành. Đối với những chúng sinh gây ra bao lầm lỗi nhờ trì tụng mà chuyển hóa được nghiệp xấu phát nguyện sống lương thiện, đạo đức, diệt trừ khổ não, thành tựu giải thoát. 

Để hiểu rõ thêm nhiều hơn về ý nghĩa của việc tụng Kinh Dược Sư dưới góc nhìn Phật giáo, kính mời Quý vị theo dõi câu trả lời của Thượng tọa Thích Thanh Phương trong chương trình Đâu Khó Có An Viên:

Thông qua bài viết “Nghi thức tụng Kinh Dược Sư tại nhà cầu bình an và giải trừ bệnh tật”, Bchannel hy vọng sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích và giúp bạn hiểu rõ hơn về kinh Phật Dược Sư cũng như cách thực hiện trì tụng hàng ngày. Đừng quên cập nhật thêm nhiều bài viết ý nghĩa tại bchannel.vn.

78 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Chánh niệm khi bận rộn

Ứng dụng 24/02/2025 09:49:59

Chánh niệm khi bận rộn

Ứng dụng 24-02-2025 09:49:59

Chánh niệm khi bận rộn, nói rõ là giữ chánh niệm trong tất cả mọi sinh hoạt xã hội, chủ yếu nhắm vào việc làm của các Bồ-tát. Vì Đức Phật muốn dạy các Bồ-tát, nên Ngài bảo rằng Phật hiện thân trên cuộc đời, vì hạnh phúc cho số đông, vì an lạc cho chư Thiên và loài người. Để làm an lạc cho số đông, đương nhiên phải gần gũi mọi người.
606 lượt xem 0 Bình luận

Cách tụng Chú Đại Bi tại nhà: Nghi thức, phát nguyện, hồi hướng

Ứng dụng 10/02/2025 10:02:52

Cách tụng Chú Đại Bi tại nhà: Nghi thức, phát nguyện, hồi hướng

Ứng dụng 10-02-2025 10:02:52

Nghi thức tụng Chú Đại Bi mang đến nhiều lợi ích cho chúng sanh nên được nhiều người thực hiện. Tuy nhiên, cách trì Chú Đại Bi tại nhà như thế nào hiệu quả thì không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho mọi người biết cách đọc Chú Đại Bi chính xác nhất. 
7409 lượt xem 0 Bình luận

Đức Phật dành trọn 7 ngày tri ân cây Bồ Đề và bài học về lòng biết ơn

Ứng dụng 15/01/2025 10:54:23

Đức Phật cảm hóa Angulimāla từ kẻ sát nhân thành người tu đạo

Ứng dụng 16/11/2024 10:43:06

Bài văn khấn cúng rằm tháng 10 Giáp Thìn 2024

Phật pháp ứng dụng 14/11/2024 14:42:19