Tụng Kinh là gì? Lợi ích và lưu ý khi tụng Kinh

22/09/2023 11:03:59 1078 lượt xem

Tụng Kinh được biết tới một trong những việc làm được các hành giả thực hiện khi tu hành. Vậy tụng Kinh là gì? Lợi ích của tụng Kinh như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thêm những kiến thức về cách tụng Kinh.

Tụng Kinh là gì?

Tụng Kinh là việc đọc thành tiếng hay đọc thầm những bài kinh Phật thuyết giảng bằng tiếng Phạn hay tiếng Việt.

Tụng Kinh giúp người trì tụng hiểu rõ nghĩa lý kinh sách, tiêu trừ nghiệp chướng. Tụng đọc kinh điển Đại Thừa là pháp môn tịnh nghiệp để vãng sinh Cực Lạc. Ngoài ra, Kinh Dược Sư còn mang tính hộ quốc, bảo vệ đất nước khỏi nội loạn, dịch bệnh. Hay Kinh Kim Quang Minh giúp đem lại hòa bình, đất nước tránh khỏi sự xâm lược. Đây là tất cả kệ ngôn hoặc kệ thơ được trích từ bài kinh ngắn. Kinh ở đây cũng có thể là bài kệ khuyến tu do người học Phật sáng tác để nhắc nhở mình và đại chúng trên con đường giác ngộ, giải thoát.

tụng kinh là gì

Lợi ích khi tụng Kinh 

 Tụng Kinh đem đến nhiều lợi ích cho người thực hiện như sau:  

Hiểu được lý Kinh

Chúng ta tụng Kinh sẽ giúp bản thân hiểu được ý nghĩa rất sâu xa ở bên trong của lý Kinh. Đôi khi ta lãnh hội được pháp ngữ, pháp nghĩa ẩn bên trong của Kinh.

tụng kinh là gì (2)

Tâm được huân tập những ý nghĩ lành

Khi tụng Kinh hàng ngày giúp cho tâm thức của mỗi người huân tập những ý nghĩ thiện lành. Khi câu Kinh đã khắc sâu vào vô thức thì vô thức ấy sẽ tác động ý thức,  ảnh hưởng ý thức để chuyển hóa ý thức. Đến một lúc nào đó, lời kinh tiếng kệ sẽ thay tâm đổi tánh con người, giúp người xấu ác thành người hiền lành, từ bi bác ái.   

Đối trị được dần tạp niệm, phiền não 

Tâm ý chúng sanh luôn lăng xăng, phóng dật, buông lung giống như con ngựa bất kham. Việc tụng Kinh sẽ giúp các tạp niệm, phiền não bị đè phục và bị yếu đi hay làm tiêu trì nghiệp chướng.  

tụng kinh là gì (3)

Nếu chúng ta tụng Kinh mỗi ngày thì mọi phiền não và nghiệp chướng sẽ ít có cơ hội phát khởi. Nghiệp chướng sẽ giảm đi rất nhiều và nghiệp thiện sẽ phát triển lên. Nếu chúng ta có tâm an chú thì tạp niệm sẽ không có cơ hội xen vào và nhận về các lợi ích như:

  • Ba nghiệp thân khẩu ý trọn lành như thân không sát sanh, trộm cắp, không khẩu nghiệp, không tham sân si
  • Tạo năng lực hỗ trợ cho thường nghiệp quan trọng quyết định tâm thức tái sinh. Tụng Kinh lâu ngày thành thói quen tốt hỗ trợ cho kiết sanh thức tìm kiếm cảnh giới nhân thiên an lành.
  • Nhờ câu Kinh hàng ngày mà trong gia đình và mọi người giảm đi các câu chuyện phù phiếm, giảm sự bất hòa và phiền não.  
  • Được hưởng được những quả báu tốt đẹp nhu phiền não lắng dịu, miệng thơm tho, có uy tín, tâm hồn thư thái, nhân sanh nhàn cảnh…

Nên tụng Kinh như thế nào? 

Mỗi người nên thực hiện tụng Kinh niệm Phật đều đặn ở chùa hay tại nhà đều được. Lưu ý, trước khi tụng cần tắm gội sạch sẽ, giữ tâm thanh tịnh, không tạp niệm. Bạn có thể ngồi hoặc quỳ tùy theo sức khỏe của mình.

Đặc biệt, người nào ăn chay giữ giới, nguyện vì pháp giới chúng sanh để tụng Kinh thì thân phát ra lớp kim quang mỏng, lúc lạy Phật có Phật quang chiếu nên sẽ có nhiều chúng sinh bái lạy cùng.  

tụng kinh là gì (4)

Nghi thức tụng Kinh bao gồm 3 phần:

  • Niệm hương lễ bái với các bài Kinh theo thứ tự như Tinh pháp chân ngôn, Tịnh tam nghiệm chân ngôn, Nguyện hương, Cầu nguyện, Kệ tán Phật, Quán tưởng, Đảnh lễ.
  • Tụng Kinh: Thực hiện vào chuông, mõ và tụng Bài tán, Chú Đại Bi, Kê khai kinh, tụng Kinh, Bát Nhã Tâm Kinh, Chú Vãng Sanh, Tán Phật, Niệm danh hiệu Phật Nam Mô Tây Phương, Bài Sám.
  • Cầu nguyện và hồi hướng do các vị chủ lễ sẽ làm. Khi vị chủ lễ đã chấm dứt lời nguyện thì mọi người sẽ cùng nhau tụng Nam Mô A Di Đà Phật.

tụng kinh là gì (5)

Lưu ý khi tụng Kinh 

Tụng Kinh Phật cần tuân thủ đúng quy tắc và bạn cần phải lưu ý những điều sau:

  • Địa điểm, vị trí cần được dọn dẹp sạch sẽ, gọn gàng. Trang hoàn bàn Phật trang nghiêm nhất.
  • Lúc tụng Kinh Phật thì tâm phải tịnh, tập trung lời kinh Phật để hiểu hết ý nghĩa từng câu chữ Phật, Bồ tát đã dạy.
  • Không nói chuyện, để tâm vào chuyện xung quanh để tập trung.
  • Đối với người bình thường nên quỳ hay ngồi đều được, ngoài trừ khi là người cao tuổi, người bị bệnh.
  • Cần giữ cho bản thân sự nghiêm chỉnh, khoan thai, trang trọng.
  • Tránh lật sang trang này rồi quay lại trang kia trong lúc tụng Kinh để không làm ngắt quãng buổi tụng niệm
  • Phân chia ban tả Nam, nữ Hữu so với tượng Phật khi thực hiện.

Xem thêm: Hướng dẫn tụng Kinh cho người mới bắt đầu

tụng kinh là gì (6)

Video tụng Kinh như nào cho đúng?

Bài viết chia sẻ những giải đáp về tụng Kinh là gì và lợi ích. Tụng Kinh niệm Phật giúp chúng ta hiểu được lý Kinh, đối trị các tạp niệm, tâm hướng thiện lành, từ đó nhận được nhiều phước đức trong cuộc sống. 

33 lượt thích 0 bình luận

Để lại một bình luận

Tin liên quan

Bồ Tát cõi địa ngục là ai? Lời thề không thành Phật nếu địa ngục chưa trống không

Kiến thức 21/11/2024 09:53:01

Niệm Phật: 30 Lợi ích thay đổi quá khứ, hiện tại và tương lai

Kiến thức 19/11/2024 08:55:45

Hoàng Thần Tài là ai?

Kiến thức 16/11/2024 09:21:17

Hoàng Thần Tài là ai?

Kiến thức 16-11-2024 09:21:17

Hoàng Thần Tài hay còn gọi là Dzambhala (Jambhala trong tiếng Tây Tạng), được biết đến là một hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát, vị Phật của lòng từ bi, thị hiện dưới dạng vị Phật đem tới sự thịnh vượng.
6326 lượt xem 0 Bình luận

37 phẩm trợ đạo trong Phật giáo bao gồm những gì?

Kiến thức 15/11/2024 09:09:57

Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo

Kiến thức 12/11/2024 08:47:49

Chí tâm đảnh lễ và 6 bước đảnh lễ Phật – Tam Bảo

Kiến thức 12-11-2024 08:47:49

Chí tâm đảnh lễ là lối sống tôn kính và tận hiến, đặt sự chân thành lên hàng đầu. Khi sống với chí tâm đảnh lễ, ta tôn trọng mọi người, trân quý môi trường, và làm việc với cả tấm lòng. Hãy cùng khám phá ý nghĩa và cách áp dụng lối sống này vào cuộc sống hằng ngày.
1144 lượt xem 0 Bình luận