Phật đản Vesak 2025 diễn ra ở đâu? Thời gian nào?

04/04/2024 15:31:27 4881 lượt xem

Lễ Phật Đản là một trong ba lễ cấu thành Lễ Tam hợp mà Liên Hiệp Quốc gọi là Vesak (lễ Phật Đản sinh, lễ Phật thành đạo và lễ Phật nhập Niết bàn).

Nguồn gốc Đại lễ Vesak

Vesak là tên gọi tháng thứ 4 trong năm theo lịch cổ của Ấn Độ.

Đại lễ Vesak, còn gọi là lễ Tam hợp Đức Phật, là Đại lễ gắn liền với thân thế và sự nghiệp của Đức Phật Thích Ca (ba sự kiện: Phật đản sinh, Phật thành đạo và Phật Niết bàn đều diễn ra trong tháng Vesak).

Từ xa xưa, Đại lễ Vesak được tổ chức tại các quốc gia Phật giáo theo truyền thống Nam truyền, bắt đầu từ Sri Lanka sau đó truyền sang Miến Điện, Thái Lan, Lào và Campuchia… Trong khi đó, do sử dụng hệ thống lịch riêng một số quốc gia theo truyền thống Bắc truyền như: Trung Hoa, Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản, thường cử hành Đại lễ kỷ niệm ba ngày trọng đại trên vào ba ngày khác nhau trong năm. Tuy nhiên, từ kỳ Đại hội Phật giáo Thế giới lần thứ VI vào năm 1961, ngày Rằm tháng Tư âm lịch được xem là ngày Đại lễ Phật đản sinh (Đại lễ Vesak) và được các quốc gia theo truyền thống Phật giáo Bắc tông chấp nhận.

Phật đản Vesak 2025 diễn ra ở đâu_ Thời gian nào

Lịch sử Đại lễ Phật đản Vesak Liên Hợp Quốc

Trước sự phát triển và ảnh hưởng của tôn giáo trên thế giới, nhiều sáng kiến đã được đưa ra để lựa chọn một tôn giáo điển hình phù hợp với xu hướng phát triển của nhân loại tiến bộ. Sau nhiều năm xem xét, vào ngày 15 tháng 12 năm 1999 Đại hội đồng Liên hợp quốc tại phiên họp thứ 54, mục 174 của chương trình nghị sự đã chính thức chấp nhận đề nghị của 34 quốc gia thành viên Liên hợp quốc chọn Phật giáo là tôn giáo điển hình vì giá trị đạo đức, văn hóa và tư tưởng hòa bình bất bạo động của Đức Phật Thích Ca. Từ đó, Đại lễ Vesak trở thành một lễ hội văn hóa, tôn giáo quốc tế được Liên hợp quốc công nhận.

Năm 2001, Đại lễ Vesak được kỷ niệm lần đầu tiên tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Hoa Kỳ).

Trước đó, Việt Nam đã hai lần đăng cai tổ chức thành công Đại lễ Vesak Liên hợp quốc vào các năm 2008 (tại Hà Nội) và 2014 (tại Ninh Bình).

Phật đản Vesak 2025 diễn ra ở đâu_ Thời gian nào (2)

Vesak 2025 diễn ra ở đâu?

Năm 2008, Việt Nam lần đầu tiên đăng cai tổ chức Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc. Đây là sự kiện Phật giáo quốc tế lớn nhất trong hơn 2.000 năm lịch sử Phật giáo Việt Nam, diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình. Sau đó 6 năm, Việt Nam tiếp tục được chọn là nước chủ nhà của Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc 2014. Tại lần đăng cai thứ hai này, Vesak được tổ chức tại chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình. Việc thành công của cả 2 kỳ đại lễ đã giúp nâng cao vai trò của Phật giáo Việt Nam trong hội nhập quốc tế, khẳng định vị thế và trách nhiệm đối với Liên Hợp Quốc, đồng thời củng cố chính sách tự do tín ngưỡng của Đảng và Nhà nước.

Phật đản Vesak 2025 diễn ra ở đâu_ Thời gian nào (3)

Ngoài việc tôn vinh giá trị và giáo lý nhân bản của Phật giáo, việc tổ chức Đại lễ Vesak còn mở ra cơ hội để thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Giáo hội Phật giáo Việt Nam với cộng đồng quốc tế. Đồng thời, đây cũng là dịp để Việt Nam phát triển tiềm năng du lịch tâm linh, khi thu hút gần 4.000 đại biểu quốc tế từ hàng trăm quốc gia và vùng lãnh thổ. Hình ảnh một Việt Nam thân thiện, hòa bình, và đẹp mắt đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn bè quốc tế.

Trước đó, nhiều quốc gia khác đã nộp đơn xin đăng cai tổ chức Vesak 2019 nhưng cuối cùng Việt Nam đã được chọn. Đại lễ Vesak 2019 hứa hẹn sẽ góp phần vào sự phát triển và hợp tác toàn diện của Việt Nam với các quốc gia trên thế giới, đóng góp vào mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc, xây dựng một xã hội bền vững và hòa bình cho nhân loại.

Phật đản Vesak 2025 diễn ra ở đâu_ Thời gian nào (4)

Đặc biệt, trong năm 2025 Việt Nam tiếp tục đăng cai tổ chức Đại lễ Phật đản Liên hợp Quốc. Đây là lần thứ tư Việt Nam chính thức được chọn là nơi diễn ra Đại lễ Vesak Liên hợp Quốc tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Thời gian tổ chức?

Đại lễ Vesak 2025 diễn ra vào ngày 07-09/5/2025 tại TP. Hồ Chí Minh với chủ đề dự kiến “Đoàn kết, thống nhất và hợp tác: Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững”.

1 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Đại lễ Phật đản 2024: Tham gia minigame “Giải mã thông điệp Phật đản” – Nhận quà bình an

Sự kiện 13/05/2024 10:27:26

Bài Sám Phật Đản cho Phật Tử

Sự kiện 06/04/2024 09:21:25

Bài Sám Phật Đản cho Phật Tử

Sự kiện 06-04-2024 09:21:25

Lễ Phật Đản là dịp đặc biệt và thiêng liêng đối với mỗi Phật tử. Qua việc tụng bài Sám Khánh Đản và suy ngẫm, chúng ta cảm nhận rõ hơn ý nghĩa của lời dạy của Đức Phật và nhìn lại quãng đường tu tập của mình.
3180 lượt xem 0 Bình luận

Cách tắm tượng Phật đản sinh dành cho Phật Tử

Sự kiện 06/04/2024 09:01:46

Cách tắm tượng Phật đản sinh dành cho Phật Tử

Sự kiện 06-04-2024 09:01:46

Trong lễ Phật đản, nghi lễ tắm Phật luôn là phần kéo dài nhất và là điểm thu hút nhiều người tham dự. Với những người Phật tử, không ai muốn bỏ lỡ cơ hội thiện duyên được dâng nước tắm Phật.
2441 lượt xem 0 Bình luận

Phật nói gì khi chào đời? Ý nghĩa câu nói này

Sự kiện 06/04/2024 08:47:03

Phật nói gì khi chào đời? Ý nghĩa câu nói này

Sự kiện 06-04-2024 08:47:03

Có rất nhiều truyền thuyết xoay quanh sự kiện Đức Phật chào đời. Sự kiện này đặc biệt kỳ diệu và đã trở thành đề tài của nhiều câu chuyện và truyền thuyết từ xa xưa đến ngày nay.
12367 lượt xem 0 Bình luận

Ý nghĩa 7 bước chân hoa sen khi Phật Đản Sinh

Sự kiện 04/04/2024 15:23:59

Ý nghĩa 7 bước chân hoa sen khi Phật Đản Sinh

Sự kiện 04-04-2024 15:23:59

Đức Phật đản sinh là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử Phật giáo. Khi Ngài chào đời, Đức Phật đã đi 7 bước chân hoa sen, mỗi bước mang theo những ý nghĩa lớn lao và cao thượng.
2367 lượt xem 0 Bình luận