Người đời thật khó hiểu cứ điều xui rủi đến lại đổ tại ông trời

10/11/2023 17:26:49 98 lượt xem

Bạn Đại (Hà Nội): Sinh ra trên cuộc đời ai rồi cũng sẽ có những lúc nhận nhiều may mắn những cũng có lúc nhận nhiều điều xui xẻo mà bản thân mong muốn. Đây cũng là lẽ đời thường ai cũng sẽ trải qua nhưng nhiều người luôn tha hương, trách phận rằng những điều xấu xảy ra đều đổ thừa cho ông trời. Vậy thưa thầy, may mắn hay xui xẻo là do đâu?

Trả lời: 

Theo đạo Phật, không có sự may mắn nào là ngẫu nhiên. Bởi nếu có thì làm sao giải thích tại sao may mắn lại đến được với người này những không đến với người bên cạnh. Cũng không thể chắc là may mắn là do “phước đức ông bà để lại” vì nếu nhìn lại cuộc đời của ông bà, tổ tiên nhiều khi cuộc đời còn bất hạnh, khốn khổ, phước của họ cũng không đủ đem lại cho họ thì lấy gì để lại cho con cháu hưởng phúc về sau.

Chỉ có duy nhất phước đức chính bản thân mình tích tụ từ bao đời trước giúp mình thoát khỏi những kiếp nạn trong cuộc đời.

Những xui xẻo, hoạn nạn bên ngoài tới là do nghiệp ác tạo ra từ đời trước đời này phải trả. Cách duy nhất để giảm bớt chính là hứng chịu. Đức Phật dạy rằng: Phước phải do mình tạo nên chứ không thể cầu mà có. Làm phước thì được phước, cầu phước thì không có phước.

Thượng tọa Thích Thanh Ân – Nguyên Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội khách mời trong chương trình Đâu Khó Có An Viên.

Trong chương trình Đâu Khó Có An Viên phát sóng trên kênh Truyền hình Bchannel – BTV9, chúng ta có cơ duyên được gặp gỡ và trò chuyện với Thượng tọa Thích Thanh Ân – Nguyên Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội để tìm hiểu về vấn đề này. 

Mời Quý vị và các bạn đón xem toàn bộ chương trình Đâu Khó Có An Viên số 46 trên kênh YouTube An Vien TV.

 “Đâu Khó Có An Viên” là nơi khởi nguồn tuệ giác, cung cấp kiến thức Phật giáo, giải đáp mọi thắc mắc về văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh, phong tục tập quán… Chương trình phát sóng lúc 20h35 thứ 6 hằng tuần trên Truyền hình Bchannel – BTV9 An Viên. Quý vị cũng có thể đón xem các tập của chương trình trên kênh YouTube.

5 lượt thích 0 bình luận

Trả lời

Tin liên quan

Làm gì để sửa phước?

Làm gì để sửa phước?

01-12-2023 11:16:39

Bạn Dũng (Hà Nội): Thưa Thầy, đối với những Phật tử mà người ta đã quyết tâm là “Phước Huệ, Song Tu” thì người ta có cần phải phân biệt là nghiêm tu phước hay là tu huệ trước không? Bởi vì là cũng có quan điểm là khi mà chúng ta có phúc phần rồi thì chúng ta sẽ có trí tuệ. Cho nên là nếu như muốn thành công thì cứ tu Phước trước rồi sau đó đến tu huệ, điều này có phải không?

Bệnh tật có phải do nghiệp kiếp trước?

Bệnh tật có phải do nghiệp kiếp trước?

27-11-2023 17:46:15

Bạn Quỳnh (Hà Nội): Người ta thường nói tới bệnh thì hay ghép với tật. Thông thường theo như con hiểu bệnh là do hoàn cảnh sống tác động vào cơ thể. Còn tật là do bản thân con người có thể kể đến như rối loạn ngay trong cơ thể khi còn nhỏ, khuyết tật bẩm sinh. Vậy bệnh trong Phật giáo có bao gồm tật trong cách hiểu này không? Xin thầy chia sẻ cho con hiểu rõ hơn về thắc mắc này.

Người thông minh liệu có cần tinh tấn?

Người thông minh liệu có cần tinh tấn?

24-11-2023 18:02:45

Bạn Sơn (Hà Nội): Thưa Thầy, con hồi còn đi học thường thấy những bạn học giỏi luôn chăm chỉ học ngày, học đêm nhưng khi đi thi kết quả lại không bằng những bạn lười học. Vậy có phải là những người thông minh không cần phải tinh tấn. Xin thầy giải đáp rõ hơn.

'Tôn sư trọng đạo’ đang bị mai một trong xã hội ngày nay?

‘Tôn sư trọng đạo’ đang bị mai một trong xã hội ngày nay?

20-11-2023 14:27:40

Bạn Linh (Hà Nội): Thưa thầy, con cảm thấy làm nghề giáo thời nay là việc vô cùng khó khăn, bởi dường như tinh thần “tôn sư trọng đạo” thời nay bị mai một đi, nghề giáo không còn được coi trọng như trước nữa. Con không biết đạo Phật nhìn nhận thế nào về tình trạng này, mong được Quý thầy giải đáp!

Tụng kinh, niệm Phật khác nhau ở điểm gì? 

Tụng kinh, niệm Phật khác nhau ở điểm gì? 

17-11-2023 16:47:31

Bạn Đào (Hà Nội): Dạo gần đây con hay được bạn rủ đi tụng kinh buổi tối ở chùa. Con cũng mới đi chùa nên con chưa hiểu rõ được tụng kinh, niệm Phật thì có gì khác nhau? Và việc chúng ta bỏ ra 45 phút đến 1 tiếng tụng kinh như vậy có ý nghĩa gì? Con mong thầy giải đáp giúp con.